Bạn có bị ngứa mỗi khi đeo hoa tai? Mẩn đỏ, phát ban quanh vùng cổ mỗi lần dùng trang sức? Nếu đúng như vậy thì rất có thể bạn đã bị dị ứng kim loại - một trong những loại dị ứng da phổ biến hiện nay. Không chỉ trang sức mà còn rất nhiều đồ vật khác làm bằng kim loại cũng có thể gây dị ứng. Vậy dị ứng kim loại là gì, biểu hiện ra sao và cách điều trị như thế nào?

Dị ứng kim loại là gì?

Dị ứng kim loại là một dạng viêm da dị ứng do tiếp xúc với các yếu tố hóa học có trong nó.

Kim loại được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, dùng để chế tạo ra các sản phẩm, vật dụng sinh hoạt hàng ngày, gần gũi nhất là trang sức, phụ kiện. Trong y tế, đặc biệt là lĩnh vực cấy ghép (nha khoa, khớp học…) cũng được làm từ kim loại. Về mặt nhu cầu, các sản phẩm làm từ kim loại như: Bạch kim, vàng, bạc, niken… đáp ứng rất tốt cả về tính năng lẫn thẩm mỹ.

Về cơ bản, chúng ta có thể bị dị ứng với bất kỳ kim loại nào nhưng niken, coban và cromat là những tác nhân phổ biến, trong đó niken chiếm tỷ lệ hàng đầu. Theo thống kê, tỷ lệ dị ứng với niken ở phụ nữ chiếm khoảng 15% - 17% và đàn ông là khoảng 3%. Các kim loại như: Bạch kim, vàng, bạc nguyên chất, palladium, titan ít gây dị ứng hơn.

Dị ứng kim loại thường ở những vị trí đeo trang sức như ngón tay, cổ

Dị ứng kim loại thường ở những vị trí đeo trang sức như ngón tay, cổ

>>> Xem thêm: Nổi mề đay dị ứng và những điều bạn cần biết

Triệu chứng dị ứng kim loại như thế nào?

Thực tế, triệu chứng dị ứng kim loại thường xuất hiện trong khoảng 12 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc. Các biểu hiện có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Phản ứng có xu hướng chỉ xuất hiện tại vùng da tiếp xúc với kim loại, hiếm khi biểu hiện ở những nơi khác trên cơ thể. Những biểu hiện có thể gặp là:

    • Nổi mẩn hoặc phát ban trên da.
    • Ngứa, đỏ quanh vị trí tiếp xúc.
    • Sạm da, da dày, khô, tróc vảy.
    • Phồng rộp và chảy dịch trong một số trường hợp nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây dị ứng kim loại là gì?

Cơ chế gây ra dị ứng kim loại là do phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch nhưng xảy ra muộn, thông qua trung gian tế bào (type IV - theo phân loại cơ chế dị ứng học của Gell và Coombs). Khi kim loại thâm nhập vào da, nó sẽ khởi phát phản ứng dị ứng và dẫn đến các triệu chứng khác nhau, bao gồm phát ban, ngứa, đỏ.

Phản ứng dị ứng kim loại có thể xuất hiện ở lần tiếp xúc đầu tiên hoặc những lần sau đó. Nguyên nhân chính xác của dị ứng kim loại chưa được biết rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, di truyền đóng một vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị dị ứng kim loại

Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố dẫn đến dị ứng kim loại, bao gồm:

    • Đeo trang sức trên người: Niken là kim loại phổ biến trong hầu hết các loại trang sức, ví dụ: Khuyên tai, vòng cổ. Vì vậy, không lạ khi rất nhiều trường hợp bị dị ứng với kim loại do trang sức kém chất lượng và được tạo nên từ niken.
    • Làm việc với kim loại: Nếu công việc của bạn phải tiếp xúc liên tục với kim loại, nguy cơ phát triển dị ứng sẽ cao hơn bình thường. Điều này đặc biệt đúng ở những người làm công việc tay chân, đổ mồ hôi nhiều hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước có chứa kim loại. Những đối tượng dễ bị dị ứng kim loại là: Người pha chế rượu, công nhân, thợ cơ khí, thợ cắt tóc, nhuộm vải…

 Thợ cơ khí sẽ có nguy cơ bị dị ứng kim loại cao hơn bình thường

Thợ cơ khí sẽ có nguy cơ bị dị ứng kim loại cao hơn bình thường

Hotline-động-060.gif

    • Nữ giới: Phụ nữ bị dị ứng kim loại hơn nhiều hơn đàn ông. Điều này có thể đến từ thói quen đeo trang sức hàng ngày của chị em.
    • Di truyền: Di truyền ảnh hưởng rất lớn đến dị ứng, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm. Nếu một người trong gia đình bị dị ứng kim loại thì khả năng cao là những thành viên còn lại cũng sẽ có các biểu hiện tương tự.

>>> Xem thêm: Bị dị ứng nên làm gì? Mẹo hay cho bạn

Cách chữa dị ứng kim loại

Tương tự như các bệnh lý khác, nguyên tắc đầu tiên khi bị dị ứng kim loại là phải xác định nguyên nhân, loại bỏ và tránh tiếp xúc lại. Ngoài ra, để khắc phục các triệu chứng của dị ứng, bạn nên thực hiện một số phương pháp sau:

Dùng thuốc điều trị dị ứng kim loại

Trong một số trường hợp, dị ứng kim loại có thể tự khỏi sau vài ngày đến một tuần mà không cần can thiệp quá nhiều. Tuy nhiên, nếu tình trạng dị ứng diễn biến nặng hơn, người bệnh buộc phải dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng viêm, ngứa ngáy khó chịu. Kem hydrocortisone không kê đơn hoặc một số chế phẩm dưỡng ẩm có thể giúp bạn làm được điều này.

Đeo trang sức bằng gỗ, da

Nếu bị dị ứng với kim loại nhưng vẫn thích đeo trang sức thì những món đồ làm từ gỗ, da… là một gợi ý dành cho bạn. Hiện nay, có khá nhiều người ưa thích và lựa chọn những phụ kiện này bởi mẫu mã của chúng cũng không kém các sản phẩm bằng kim loại, độ an toàn cao, cũng như thân thiện với môi trường.

Lựa chọn trang sức bằng gỗ nếu bạn có làn da quá nhạy cảm

Lựa chọn trang sức bằng gỗ nếu bạn có làn da quá nhạy cảm

Tạo thông thoáng cho làn da

Đeo trang sức đúng cách sẽ giúp da được thông thoáng, làm giảm nguy cơ dị ứng giữa da và trang sức. Để làm được điều này, bạn nên điều chỉnh hoặc nới lỏng trang sức vì nếu đeo quá chặt, làn da sẽ bị bí, đổ mồ hôi và dễ kích ứng với kim loại hơn.

Hạn chế đeo những kim loại kém chất lượng

Nếu thích đeo trang sức kim loại, hãy chọn loại chất lượng tốt. Ví dụ: Nếu bạn bị dị ứng khi đeo vàng 10 karat, hãy chuyển sang loại chứa 14 hoặc 18 karat. Nguyên nhân là do vàng ít karat có một lượng lớn các kim loại gây dị ứng như niken hoặc đồng. Ngược lại, vàng nhiều karat thường có ít kim loại tạp, hạn chế được tình trạng dị ứng.

Đọc kỹ nhãn mác trước khi mua trang sức

Trước khi mua trang sức, hãy đọc kỹ nhãn mác và thành phần của chúng. Các loại trang sức làm từ thép không gỉ hoặc titanium là lựa chọn lý tưởng cho những người có cơ địa da nhạy cảm và dễ bị dị ứng.

Giữ gìn, vệ sinh trang sức sạch sẽ

Bụi bẩn, vi khuẩn hoặc chất nhờn tích tụ lâu ngày trên trang sức có thể làm tăng nguy cơ dị ứng. Chính vì vậy, bạn hãy vệ sinh trang sức thường xuyên bằng cách rửa với nước ấm, xà phòng loại nhẹ và chà sạch bằng bàn chải đánh răng, sau đó lau khô rồi mới tiếp tục sử dụng.

Dị ứng kim loại như nhẫn

Vệ sinh trang sức để hạn chế nguy cơ dị ứng

Hotline-động-060.gif

>>> Xem thêm: Bị dị ứng kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Phụ Bì Khang – Giải pháp từ thảo dược giúp cải thiện mề đay dị ứng kim loại hiệu quả

Nhìn chung, có khá nhiều cách để cải thiện các triệu chứng của dị ứng kim loại, tùy vào mức độ và biểu hiện cụ thể. Với những trường hợp dị ứng nhẹ, loại bỏ kim loại đã có thể giảm được ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da. Ngược lại, nếu bị nổi mề đay, phát ban kéo dài do tiếp xúc lâu ngày với kim loại, can thiệp bằng thuốc và các biện pháp y tế khác là rất cần thiết.

Hiện nay, ngoài kem bôi hydrocortisone, một số thuốc khác như: Kháng histamin, kháng viêm hay chống bội nhiễm cũng được bác sĩ chỉ định để điều trị cho người bị dị ứng kim loại. Tuy nhiên, phần lớn những thuốc này chỉ giúp điều trị triệu chứng, làm giảm ngứa, mẩn đỏ, mề đay mà chưa thể tác động đến nguyên nhân gây bệnh. Đó cũng là lý do giải thích cho việc thời gian tác dụng của thuốc khá ngắn và nếu tiếp tục tiếp xúc với kim loại thì dị ứng sẽ quay trở lại. Vậy đâu là giải pháp cho người bị nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng kim loại?

Theo các chuyên gia, việc loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng kim loại, từ đó có hướng điều trị là cần thiết. Bên cạnh đó, quá trình điều trị mề đay dị ứng cũng cần đảm bảo các mục tiêu sau:

    • Trước mắt: Kiểm soát triệu chứng viêm, ngứa, mẩn đỏ để giảm bớt sự khó chịu.
    • Lâu dài: Tăng cường chức năng gan (giải độc), thận (thải độc) và tăng cường năng lượng tế bào, giúp bảo vệ tế bào, nâng cao hệ miễn dịch. Trong cơ thể, gan và thận giữ vai trò lọc, chuyển hóa và đào thải các chất độc ra ngoài. Nếu chức năng gan yếu, thận kém thì các chất có hại sẽ bị tích tụ, dẫn đến ứ đọng và đi vào máu, hình thành mề đay, mẩn ngứa ngoài da.

Hiểu được những khó khăn trong việc điều trị dị ứng mề đay bằng thuốc tây, các nhà học đã nghiên cứu, tìm tòi những vị thuốc quý trong dân gian kết hợp với công nghệ bào chế hiện đại để cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang giúp hỗ trợ cho người bệnh. Sản phẩm này chứa các thành phần từ thảo dược giúp:

    • Cải thiện triệu chứng viêm, ngứa, mẩn đỏ nhờ cao nhàu: Thành phần này có tác dụng chống viêm, giảm đau, giúp nuôi dưỡng và phục hồi các tế bào bị tổn thương, thúc đẩy vết thương mau lành, chóng lên da non.
    • Tăng cường chức năng giải độc (cao gan), thải độc (cao nhàu): Cao gan giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu. Trong cao gan còn chứa nhiều sắt, vitamin, protein đặc biệt phù hợp với những người đã dùng thuốc tây trong thời gian dài. Đồng thời, cao nhàu giúp tăng cường chức năng thận, tăng khả năng thải độc, hỗ trợ quá trình chuyển hóa.
    • Tăng cường năng lượng tế bào, nâng cao hệ miễn dịch: Ngoài ra, Phụ Bì Khang còn có L-carnitine fumarate – 1 acid amin giúp cung cấp năng lượng cho tế bào, bảo vệ tế bào, tăng miễn dịch và sức đề kháng, phòng chống mề đay dị ứng tái phát.

Như vậy, với sự kết hợp độc đáo giữa các thành phần, Phụ Bì Khang đáp ứng đầy đủ cả 2 mục tiêu trong điều trị dị ứng mề đay, giúp giảm ngứa từ trong ra ngoài và ngăn ngừa tái phát.

XĐT-0107-12.jpg

Phụ Bì Khang - Giải pháp từ thảo dược hỗ trợ điều trị dị ứng, mề đay hiệu quả

hang-động.gif

Kinh nghiệm cải thiện dị ứng mề đay của nhiều người

Gần 10 năm ra mắt, Phụ Bì Khang đã nhận được sự tín nhiệm từ đông đảo người dùng qua rất nhiều những phản hồi tích cực. Dưới đây là những trường hợp điển hình:

>>> Chị Vũ Thị Tuyết Lan (ở Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội)

Nhớ lại những ngày mới bị mề đay, chị Lan không hiểu mình mắc bệnh gì mà chỉ thấy trên da có từng mảng đỏ nổi rải rác khắp người và rất ngứa. Nhưng không phải ngứa thông thường mà nó hành hạ chị đến nỗi thời gian gãi ngứa còn nhiều hơn thời gian làm các công việc khác. Tuy nhiên, nhờ tìm được giải pháp thảo dược và kiên trì sử dụng trong 3 tháng, bệnh mề đay của chị đã cải thiện một cách rõ rệt, không bị ngứa nhiều như trước.

Mời bạn xem thêm chia sẻ của chị Lan TẠI ĐÂY.

>>> Trần Thị Lan (trú tổ 3, Thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam)

Chị Lan có con trai 14 tuổi bị nổi mề đay dày như cơm cháy cả ngày lẫn đêm. Ngứa ngáy, khó chịu khiến con chị mất ngủ, sút cân, học hành không tập trung. May mắn khi biết đến sản phẩm Phụ Bì Khang, chị liền mua về cho con uống trong 2 tháng thì bệnh mề đay dần biến mất, da dẻ hồng hào trở lại.

Mời bạn xem thêm chia sẻ của mẹ con chị Lan TẠI ĐÂY.

Đánh giá của chuyên gia về sản phẩm Phụ Bì Khang

Phụ Bì Khang có tác dụng như thế nào trong việc hỗ trợ điều trị mề đay mẩn ngứa? Cùng nghe những phân tích của PGS TS Trần Lan Anh về vấn đề này qua video sau:

Dị ứng kim loại không phải là tình trạng khó điều trị. Tuy nhiên, vì kim loại có ở khắp mọi nơi nên rất dễ tái phát, làm suy giảm sức khỏe và ảnh hưởng đến cuộc sống. Vậy nên, tránh tiếp xúc tối đa với kim loại, tập luyện thể thao giúp tăng sức đề kháng và sử dụng Phụ Bì Khang mỗi ngày để dị ứng không còn cơ hội làm phiền, bạn nhé!

Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh mề đay, mẩn ngứa, dị ứng và sản phẩm Phụ Bì Khang, bạn hãy liên hệ, Hotline (Zalo/Viber):  0916755060 - 0916757545 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Thu Hương

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh