Tôm hay hải sản nói chung là món ăn yêu thích của nhiều người nhờ giá trị dinh dưỡng cao và sự tươi ngon mà chúng mang lại. Tuy nhiên, nếu bị dị ứng tôm, việc tiêu thụ nó có thể dẫn đến các phản ứng như nổi mề đay, mẩn đỏ ngứa hoặc đau bụng, tiêu chảy, nguy hiểm nhất là sốc phản vệ. Vậy nhận biết dị ứng tôm bằng cách nào và bạn cần làm gì khi gặp phải tình huống này?

Dấu hiệu dị ứng tôm

Hiện tượng dị ứng tôm, cua hoặc các loại hải sản khác đều do phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch gây ra. Khi ăn tôm, hệ miễn dịch nhầm lẫn protein có trong nó là có hại và kích hoạt sản xuất các kháng thể, đồng thời giải phóng histamin cùng một số chất trung gian hóa học khác để chống lại sự xâm nhập đó. Histamin tập trung nhiều ở da, niêm mạc, dạ dày, tương ứng với từng biểu hiện cụ thể.

Nhìn chung, những biểu hiện dị ứng tôm thường gặp là:

  • Hệ hô hấp: Hắt hơi, ho, chảy nước mắt, sổ mũi, ngứa rát cổ họng, sưng môi, khó thở...
  • Ở da: Nổi mề đay, phát ban, mẩn đỏ ngứa, viêm da dị ứng...
  • Đường tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy... 
  • Sốc phản vệ: Huyết áp giảm, tim đập nhanh, nổi mề đay khắp người, da tái lạnh nhợt nhạt, chóng mặt, mất ý thức...

>>> Xem thêm: Dị ứng thức ăn và không dung nạp thực phẩm - Đâu là sự khác biệt?

Làm gì khi bị dị ứng tôm?

Khi bị dị ứng với một thực phẩm bất kỳ, nguyên tắc đầu tiên người bệnh cần nhớ là ngừng dung nạp chúng. Tiếp theo, tùy vào các triệu chứng nặng hay nhẹ mà áp dụng cách xử lý phù hợp. Nếu dị ứng tôm thể hiện ở đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy... cần cho người bệnh uống dung dịch oresol để bù nước và điện giải cho cơ thể. Tránh sử dụng thuốc cầm tiêu chảy ngay vì lúc này cơ thể đang cần loại bỏ nốt phần chất độc còn sót lại trong dạ dày ra ngoài.

Thực tế cho thấy, dị ứng với tôm thường xuất hiện ở da nhiều hơn, gây ra những cơn ngứa ngáy, nổi mề đay khó chịu. Với trường hợp này, bạn hãy áp dụng các cách xử lý dưới đây:

Chăm sóc ban đầu

Để kiểm soát cơn ngứa và các triệu chứng dị ứng khác, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Đắp khăn mát hoặc gạc lạnh lên vùng da bị ngứa, lưu ý chỉ để yên trong 5-10 phút rồi ngưng, sau đó chườm tiếp. Hơi lạnh sẽ làm dịu da, ức chế thương tổn mới xuất hiện và khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

dị ứng tôm nên chườm mát

Đắp gạc lạnh giúp giảm ngứa ngoài da do dị ứng

  • Uống nước chanh và mật ong: Với đặc tính kháng khuẩn, khử trùng và dồi dào các vitamin, khoáng chất, mật ong sẽ giúp giảm bớt ngứa ngáy. Khi kết hợp với chanh, loại nước uống này vừa thanh nhiệt, vừa hỗ trợ ngăn chặn dị ứng tiếp tục xuất hiện.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Tăng hàm lượng rau củ, hoa quả tươi để làm mát cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Sử dụng thảo dược: Tắm lá, xông hơi, đắp lá, chườm nóng... từ các loại thảo dược có tính mát như: Sài đất, lá khế, trầu không... cũng có hiệu quả khi bị dị ứng với tôm.

Dùng thuốc tây điều trị

Bình thường, các biểu hiện ngoài da do dị ứng tôm chỉ kéo dài trong vài giờ cho đến vài ngày. Tuy nhiên, ở một số người, tình trạng này không thuyên giảm mà thậm chí ngày càng nặng nề và khó chịu hơn. Lúc này, chúng ta thường có xu hướng sử dụng các loại thuốc tây để điều trị và cắt nhanh cơn ngứa.

Những thuốc được dùng để điều trị triệu chứng dị ứng tôm gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Đây là một loại thuốc phổ biến, được dùng nhiều trong các bệnh dị ứng như nổi mề đay, mẩn ngứa. Bạn có thể tìm mua thuốc này tại các nhà thuốc dưới dạng không kê đơn như: Cetirizine, loratadin, clorpheniramin...
  • Thuốc chống viêm corticosteroid: Thuốc được dùng dưới dạng kem hoặc mỡ bôi lên vùng da bị dị ứng. Những chế phẩm người bệnh có thể sử dụng như: Prednisolone, betamethasone...
  • Thuốc tiêm epinephrine: Đây là thuốc chỉ định đầu tiên cho các trường hợp sốc phản vệ với những nguyên nhân khác nhau. Thuốc được dùng bằng cách tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh để cải thiện tim, ổn định huyết áp, giảm sưng môi, giúp bệnh nhân dễ thở hơn.

cấp cứu khi bị dị ứng tôm

Epinephrine được dùng trong các trường hợp sốc phản vệ

>>> Xem thêm: Top 5 loại dị ứng và lưu ý khi sử dụng

Đẩy lùi nổi mề đay dị ứng tôm với giải pháp từ thiên nhiên

Dị ứng tôm có thể xảy ra ngay lần đầu, nhưng cũng không ít trường hợp tiếp xúc vài lần sau đó mới xuất hiện. Nhìn chung, các thuốc chống dị ứng hiện nay có thể kiểm soát tốt những triệu chứng dị ứng tôm cấp tính. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng tạm thời, không chữa nguyên nhân gây bệnh và đôi khi còn khiến tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng hơn.

Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc, nhiều người có xu hướng tìm đến các giải pháp hỗ trợ có nguồn gốc từ thiên nhiên để cải thiện bệnh mề đay, dị ứng. Trong đó, có lẽ không thể không nhắc đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang.

Sản phẩm đem đến tác dụng giảm ngứa và các triệu chứng dị ứng, mề đay, phòng tránh tái phát theo nguyên lý:

  • Cải thiện triệu chứng viêm, ngứa, mẩn đỏ (cao nhàu): Theo các tài liệu, nhàu có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, giảm đau nên giúp giảm ngứa và kiểm soát triệu chứng dị ứng tôm rất tốt. Điều này đã đáp ứng được mục tiêu trước mắt trong điều trị dị ứng, giảm bớt sự khó chịu ban đầu cho người bệnh.
  • Tăng cường chức năng giải độc (cao gan), thải độc (cao nhàu): Cao gan giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu. Đồng thời, cao nhàu giúp tăng cường chức năng thận, tăng khả năng thải độc, hỗ trợ quá trình chuyển hóa nhằm đào thải các chất dư thừa ra khỏi cơ thể.
  • Tăng cường năng lượng tế bào (L-carnitine fumarate): Đây là một acid amin giúp cung cấp năng lượng cho tế bào, bảo vệ tế bào, từ đó nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Phụ Bì Khang - Giúp đẩy lùi tình trạng mề đay dị ứng, ngăn ngừa tái phát

dat-mua.gif

Chính nhờ sự phối hợp độc đáo đó, Phụ Bì Khang là một giải pháp hoàn hảo cho những người bị dị ứng, nổi mề đay. Sản phẩm giúp giảm ngứa từ trong ra ngoài, ức chế thương tổn mới và ngăn chặn mề đay tái phát một cách hiệu quả.

Kinh nghiệm cải thiện dị ứng mề đay của nhiều người

Từ khi ra mắt, Phụ Bì Khang đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người dùng cả nước. Điển hình là trường hợp của chị Trần Thị Minh Mỹ Ẩn (18/9 đường Bạch Mã, phường 15, quận 10, TP. HCM) bị mề đay tái phát liên tục trong 4 năm vì dị ứng hải sản. Ngứa ngáy khiến chị Mỹ Ẩn không thể tập trung học tập, xấu hổ không dám gặp bạn bè. Mặc dù đã đi khám nhiều nơi, uống không biết bao nhiêu loại thuốc nhưng bệnh tình không thuyên giảm khiến chị rất mệt mỏi, chán nản. Tuy nhiên, nhờ tìm thấy Phụ Bì Khang trong một lần đọc báo, chị Mỹ Ẩn đã tìm thấy giải pháp cho căn bệnh của mình. Chỉ sau 3 tháng sử dụng sản phẩm, tình trạng mề đay dị ứng của chị đã biến mất, không bị tái phát nữa.

Cùng xem câu chuyện của chị Mỹ Ẩn TẠI ĐÂY.

>>> Xem thêm: Bí quyết chặn đứng mề đay mẩn ngứa, không lo tái phát

Đánh giá của chuyên gia

“Người bị dị ứng khi ăn hải sản dùng telfast có được không?” Lắng nghe PGS Trần Lan Anh tư vấn về chủ đề này qua video sau:

>>> Xem thêm: Dùng thuốc chống dị ứng kéo dài có vấn đề gì không?

Tóm lại, dị ứng khi ăn tôm không quá nguy hiểm nếu chúng ta hiểu và biết cách xử lý đúng. Nếu ngứa ngáy, nổi mề đay do dị ứng tôm đang làm phiền bạn, hãy lựa chọn Phụ Bì Khang để chấm dứt sự khó chịu đó nhé!

Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh mề đay dị ứng và muốn mua sản phẩm Phụ Bì Khang, xin vui lòng liên hệ đến Hotline Zalo/Viber 0916755060 - 0916757545 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh