Bệnh nổi mề đay rất thường gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Mề đay có thể xuất hiện ở một phần hoặc toàn bộ cơ thể và rất ngứa. Điểm đặc biệt của mề đay là rất hay tái phát do cơ chế gây bệnh khá phức tạp và việc điều trị chưa thể tác động nhiều.

Tìm hiểu bệnh nổi mề đay là gì?

Bệnh nổi mề đay (mày đay) là biểu hiện của các phản ứng quá mẫn khi hệ miễn dịch bị kích thích do chịu tác động của yếu tố nào đó gây phù ở mao mạch. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt tế bào mast giải phóng histamin - chất trung gian hóa học tham gia vào phản ứng viêm. 

Histamin kết hợp với một số hóa chất khác ở dưới bề mặt da, làm vỡ các liên kết mạch máu, dẫn đến tích tụ và rò rỉ chất lỏng dưới da, gây sưng viêm, nổi mẩn. Đồng thời, histamin còn gây kích thích dây thần kinh cảm giác, làm xuất hiện cảm giác ngứa ngáy. Căn cứ vào thời gian khởi phát bệnh và các biểu hiện lâm sàng, nổi mề đay được chia làm 2 dạng gồm: Mề đay cấp tính và mề đay mạn tính.

Mề đay cấp tính

Mề đay cấp tính sẽ xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên, thường kéo dài hàng giờ cho đến vài ngày và không quá 6 tuần. Đa số trường hợp nổi mề đay cấp tính có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc nếu xác định được đúng tác nhân gây bệnh và tránh xa.

benh-noi-me-day-voi-nhung-not-san-phu-mau-do-gay-ngua.webp

Bệnh nổi mề đay với những nốt sẩn phù màu đỏ gây ngứa

Mề đay mạn tính

Nếu tình trạng mề đay kéo dài trên 6 tuần thì bệnh được chẩn đoán là bước vào giai đoạn mạn tính. Phần lớn những đối tượng bị mề đay mạn tính là tự phát hay mắc các bệnh tự miễn, gặp nhiều ở phụ nữ và phải điều trị lâu dài.

Triệu chứng bệnh nổi mề đay

Bệnh nổi mề đay có biểu hiện điển hình là nổi mẩn ngứa dữ dội. Tuy nhiên, mề đay thường rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác như viêm da dị ứng hay viêm da cơ địa. Để phân biệt chính xác có phải bệnh mề đay, bạn nên chú ý đến một số đặc điểm như sau:

Sẩn phù

Dấu hiệu xuất hiện sớm nhất của bệnh nổi mề đay là những nốt sẩn phù màu trắng hoặc đỏ, có đường kính từ vài mm đến vài cm và gây ngứa. Nốt sẩn có thể nổi ở một bộ phận hoặc toàn thân và thay đổi hình dạng như hình tròn, hình nhẫn hay hình bản đồ. 

Mặt khác, sẩn có thể gây phù rộng thành mảng hoặc từng đám lớn, thường sau một thời gian ngắn thì biến mất và hay tái phát nhiều lần.

Phù mạch

Phù mạch (phù Quincke) là hiện tượng làm sưng to cả một vùng, thường gặp ở môi, mí mắt, niêm mạc hay bộ phận sinh dục, gây cảm giác căng ngứa. Nếu xuất hiện phù ở lưỡi hay thanh quản, người bệnh rất dễ gặp tình trạng suy hô hấp, nặng hơn có thể tử vong do hệ hô hấp bị chèn ép.

phu-mach-thuong-xuat-hien-o-nhung-vung-da-mong-nhu-mi-mat.webp

Phù mạch thường xuất hiện ở những vùng da mỏng như mi mắt

Da vẽ nổi

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), da vẽ nổi là một dạng của mề đay do ma sát. Nó xuất hiện khi dùng một vật cứng cọ xát lên da. Chỉ sau thời gian vài phút, các nốt sẩn sẽ nổi lên theo đúng hình dạng đã cọ lên da. Chứng da vẽ nổi thường kèm theo cảm giác ngứa và rất khó chịu.

Ngoài ra, bệnh nổi mề đay còn có nhiều triệu chứng kèm theo như: Sốt, sẩn nhỏ, sẩn mụn nước, xuất huyết…

Nguyên nhân nổi mề đay

Mề đay xảy ra là do các phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch. Phần lớn trường hợp nổi mề đay đều liên quan đến một số yếu tố như dị ứng, tác động vật lý, các bệnh tự miễn…

Dị ứng nổi mề đay

Thông thường, nguyên nhân chính gây nổi mề đay là do phản ứng dị ứng. Đây là tình trạng hệ thống miễn dịch phản ứng bất thường với một chất vô hại và giải phóng histamin - chất hóa học gây viêm. 

Việc giải phóng histamin làm kích hoạt các phản ứng ở đường hô hấp, dạ dày và khiến các mao mạch dưới da bị sưng lên, đồng thời tiết dịch kẽ vào mô xung quanh. Khi điều này xảy ra, lớp hạ bì sẽ sưng cục bộ với biểu hiện là những nốt sẩn phù.

Thực tế cho thấy, bất kỳ điều gì cũng có thể gây dị ứng. Tuy vậy, những chất gây dị ứng phổ biến mà nhiều người gặp phải là thực phẩm, thuốc, phấn hoa…

di-ung-thuc-an-do-uong-la-nguyen-nhan-gay-noi-me-day-hang-dau.webp

Dị ứng thức ăn, đồ uống là nguyên nhân gây nổi mề đay hàng đầu

Tác động vật lý

Mề đay vật lý là tập hợp của một số dạng mề đay, dưới sự tác động của những yếu tố kích thích vật lý hoặc môi trường, cụ thể như lạnh, nóng, áp lực, rung, ma sát, ánh sáng mặt trời. Nguyên nhân của hiện tượng này chưa được giải thích, song các nhà khoa học cho rằng, mề đay vật lý là hệ quả của phản ứng tự miễn dịch (không do tác nhân bên ngoài). Mề đay cholinergic là một dạng của mề đay vật lý.

Các bệnh tự miễn

Trong một vài trường hợp, bệnh tự miễn chính là nguyên nhân gây nổi mề đay, dị ứng. Ngoài ra, những căn bệnh liên quan đến nhiễm trùng hoặc ác tính cũng có thể kích hoạt mề đay, mẩn ngứa phát triển và xuất hiện.
Bên cạnh những nguyên trực tiếp dẫn đến tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa, một số yếu tố nguy cơ tăng khả năng xuất hiện mề đay gồm có: Độ tuổi, phụ nữ mang thai, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch kém, chức năng gan thận suy yếu, cơ địa dị ứng hoặc nhạy cảm,...

>>>Xem thêm: 6 Nguyên nhân nổi mề đay thường gặp nhất – Chớ nên bỏ qua

Phương pháp xét nghiệm – chẩn đoán bệnh mề đay

Nổi mề đay sẽ được chẩn đoán ở những người có tiền sử phát ban kéo dài ít hơn 24 giờ. Một số phương pháp được sử dụng để chẩn đoán căn bệnh này là:

  • RAST: Phương pháp định lượng IgE đặc hiệu với dị nguyên bị nghi ngờ.
  • Prick-test: Được tiến hành khi các triệu chứng mề đay cấp tính đã ổn định. Phương pháp này được thực hiện bằng cách cho một lượng nhỏ dị nguyên trên da, kết quả thường có nhanh sau khoảng 15 phút.
  • Test áp (patch – test): Liệu pháp này được tiến hành bằng cách cho 0,1ml chất nghi ngờ gây dị ứng lên một vùng da dưới cánh tay. Sau 15 - 20 phút, nếu phản ứng dương tính xảy ra sẽ thấy hiện tượng da nổi mẩn đỏ hoặc bọng nước.

Vậy địa chỉ nào có thể làm các xét nghiệm trên hay bị mề đay khám ở đâu?

Hiện nay, nhiều các bệnh viện da liễu hoặc phòng khám chuyên khoa có thể điều trị mề đay. Tùy vào điều kiện, khu vực sinh sống, bạn có thể lựa chọn các địa chỉ khám phù hợp. Dưới đây là một số bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị các trường hợp dị ứng, mẩn ngứa ngoài da:

  • Miền Bắc: Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Da liễu Hà Nội, Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai)
  • Miền Nam: Bệnh viện Đại học Y dược và Bệnh viện Da liễu TP. HCM.

Cùng các bệnh viện tỉnh có chuyên khoa da liễu trên cả nước.

Cách trị nổi mề đay ngứa

Trên thực tế, quá trình hình thành và phát triển bệnh ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, phát hiện sớm và có các phương pháp can thiệp cụ thể sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả căn bệnh này. 

Vài trường hợp mề đay có thể tự khỏi sau một khoảng thời gian và sẽ không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, thực tế, đa số các trường hợp mề đay cần sử dụng thuốc hoặc/và kết hợp mẹo trong dân gian để điều trị.

Giảm ngứa thông thường

Thông thường, các trường hợp bị nổi mề đay có liên quan đến cơ địa và dị ứng. Vì vậy, khi loại bỏ tác nhân gây bệnh thì các nốt mề đay sẽ biến mất mà không cần can thiệp. Nếu tình trạng ngứa quá dữ dội, người bệnh cần chú ý hạn chế gãi và sử dụng một miếng gạc lạnh hoặc khăn lạnh sẽ có hiệu quả. 

Tiến hành đắp gạc lạnh hoặc khăn lạnh lên vùng da bị nổi mề đay sẽ giúp làm dịu cơn ngứa và giảm sưng viêm. Bên cạnh đó, để giảm bớt sự khó chịu, người bệnh cần chú ý mặc quần áo rộng rãi bằng chất liệu dễ thấm hút mồ hôi như cotton. Khi tắm hay tiếp xúc nên tránh nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.

chuom-lanh-se-giup-giam-ngua-do-noi-me-day.webp

Chườm lạnh sẽ giúp giảm ngứa do nổi mề đay

Hotline.gif

Mẹo chữa nổi mề đay

Từ xưa, cha ông ta đã có rất nhiều bài thuốc trị những căn bệnh ngoài da và vẫn được lưu truyền đến ngày nay, bao gồm cả nổi mề đay mẩn ngứa. Mỗi mẹo là một cách chữa mề đay riêng biệt nên sẽ phù hợp với từng đối tượng và mức độ bệnh. Với nguyên liệu chính là thảo dược và những cây cỏ trong tự nhiên, những mẹo dân gian đều khá an toàn khi áp dụng trong một thời gian dài.

Mẹo chữa mề đay theo dân gian bao gồm: Tắm nước lá trầu không, uống nước gừng hoặc đắp lá tía tô lên những vùng da bị bệnh.

Những mẹo ở trên chỉ phù hợp với các trường hợp mới mắc bệnh và nhẹ. Trong trường hợp nổi mề đay kéo dài hoặc ngày càng trầm trọng hơn, bắt buộc bạn phải đến cơ sở khám chữa bệnh để tìm ra nguyên nhân cũng như được hướng dẫn điều trị phù hợp.

Chữa mề đay bằng thuốc chống dị ứng

Bệnh nổi mề đay khiến người mắc ngứa ngáy, khó chịu. Vì thế, làm thế nào để cắt nhanh cơn ngứa là suy nghĩ của rất nhiều người. Thuốc chống dị ứng là lựa chọn đầu tay được sử dụng phổ biến nhất. Vậy nổi mề đay uống thuốc gì? Câu trả lời là thuốc kháng histamin (antihistamine). Thuốc có tác dụng ngăn cản hoạt động của histamin, giúp giảm ngứa và các triệu chứng dị ứng hiệu quả.

Một số thuốc kháng histamin được dùng nhiều trong điều trị mề đay là Loratadin, Diphenhydramine, Fexofenadin,… Tuy nhiên, thuốc kháng histamin hay thuốc chống dị ứng khác chỉ có thể làm giảm các triệu chứng mề đay bên ngoài, không có tác dụng vào nguyên nhân gây bệnh. 

Nói cách khác, những thuốc này giúp giảm ngứa tạm thời, nếu ngừng thuốc có khả năng tái phát rất cao. Ngoài ra, thuốc kháng histamin có nhiều tác dụng phụ như gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón… Nên khi sử dụng cần lưu ý tuân thủ đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ.

thuoc-khang-histamin-chi-giup-dieu-tri-trieu-chung-me-day-ben-ngoai.webp

Thuốc kháng histamin chỉ giúp điều trị triệu chứng mề đay bên ngoài

Đông tây y kết hợp điều trị bệnh nổi mề đay

Để chữa trị mề đay, tránh tái phát, nhất là những trường hợp mạn tính lâu năm thì sử dụng thuốc hay mẹo dân gian chưa thực sự có hiệu quả. Trăn trở với việc làm thế nào để điều trị dứt điểm bệnh nổi mề đay tái phát, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Phụ Bì Khang. 

Phụ Bì Khang là sản phẩm từ thiên nhiên, được phát triển theo kinh nghiệm trị ngứa của y học cổ truyền, kết hợp với nguyên lý “kiềng 3 chân”. Sản phẩm là giải pháp hiệu quả với trường hợp mề đay, mẩn ngứa, dị ứng nhờ nuôi dưỡng và phục hồi các tế bào bị tổn thương sâu trong cơ thể, tác động đồng thời vào 3 mục tiêu: Giảm ngứa bên ngoài, ức chế thương tổn mới, ngăn ngừa tái phát.

Tương ứng với 3 thành phần, Phụ Bì Khang giúp 3 “tăng”:

  • Cao gan – Tăng cường chức năng gan, “nuôi” máu đến tế bào gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu, loại bỏ những chất độc hại, giảm bớt nguy cơ ứ đọng và tích tụ chất có hại cho cơ thể.
  • Cao nhàu – Tăng cường chức năng thận, hỗ trợ quá trình lọc máu, giúp thận đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
  • L – Carnitine fumarate – Tăng cường năng lượng tế bào, giúp bảo vệ tế bào, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Mỗi thành phần của Phụ Bì Khang có nhiệm vụ và chức năng riêng, nhưng đều hỗ trợ qua lại lẫn nhau, tạo nên hiệu quả vượt trội trong việc đẩy lùi mề đay, mẩn ngứa.

phu-bi-khang-ho-tro-cai-thien-benh-noi-me-day.webp

Phụ Bì Khang - Hỗ trợ cải thiện bệnh nổi mề đay

 datmua.png      

Những bằng chứng chứng minh chất lượng và hiệu quả của Phụ Bì Khang

Sản phẩm Phụ Bì Khang đã được nghiên cứu tại 3 bệnh viện da liễu đầu ngành là: Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Da liễu TP.HCM và Đại học Y Hà Nội cho hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ điều trị mề đay cấp và mạn tính.

Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định:

  • Sản phẩm nguồn gốc thảo dược, có tác dụng điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị căn nguyên bệnh mề đay.
  • Làm giảm các triệu chứng mề đay và giảm tái phát.
  • Theo dõi bệnh nhân điều trị phối hợp Phụ Bì Khang + kháng histamin sau 4 tuần không thấy có tác dụng phụ.
  • Hiệu quả rõ rệt sau 4 tuần sử dụng.

Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành do Bộ Y tế xuất bản số 708 tháng 3/2010, số 733 tháng 7/2011 và số 4/2014.

nghien-cuu-lam-sang-hcm.webp

>>> Chi tiết kết quả nghiên cứu của Phụ Bì Khang bạn có thể xem TẠI ĐÂY.

Chia sẻ của người dùng

Rất nhiều người gặp tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa sử dụng sản phẩm Phụ Bì Khang thấy hiệu quả rõ rệt. Như trường hợp của anh Phạm Quốc Tuấn (sống tại Hà Nội). Anh Tuấn thường xuyên gặp tình trạng nóng trong người, nổi mề đay ngứa ngáy. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, công việc của anh. Anh đã sống chung với bệnh hơn 3 năm và tưởng như đã hết cách cho đến khi được đồng nghiệp giới thiệu sản phẩm Phụ Bì Khang. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Chương trình tri ân khách hàng

Để tri ân khách hàng đã tin tưởng và sử dụng Phụ Bì Khang trong suốt thời gian qua, nhãn hàng triển khai chương trình mua 6 tặng 1. Cụ thể, khi mua 6 hộp Phụ Bì Khang và tích điểm thành công, Quý khách sẽ được tặng 1 hộp sản phẩm cùng loại. Đồng thời, nhãn hàng cam kết hoàn lại 100% tiền nếu Quý khách sử dụng sản phẩm Phụ Bì Khang không hiệu quả.

Các giải thưởng uy tín của Phụ Bì Khang

Nhờ những đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ điều trị hiệu quả mề đay, mẩn ngứa tái phát, Phụ Bì Khang đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng cao quý trong lĩnh vực y học:

top-100-san-pham-dich-vu-tot-cho-gia-dinh-va-tre-em.webp

Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em

thuong-hieu-noi-tieng-trong-hoi-nhap-kinh-te-chau-a-thai-binh-duong.webp

Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế châu Á Thái Bình Dương

huy-chuong-vang-vi-suc-khoe-cong-dong.webp

Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng

Bệnh nổi mề đay là bệnh da liễu rất phổ biến và có nguy cơ cao tái phát nhiều lần. Do vậy việc nắm bắt những thông tin liên quan rất quan trọng. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có cho mình đủ kiến thức để kiểm soát bệnh nổi mề đay hiệu quả hơn. Cuối cùng để được giải đáp mọi thông tin liên quan đến bệnh mề đay, mẩn ngứa tái phát và sản phẩm Phụ Bì Khang,  bạn có thể truy cập website: https://benhnoimeday.co/ hoặc liên hệ tới Hotline Zalo/Viber 0916751651/0916767653 để được chuyên gia da liễu hỗ trợ kịp thời.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Tài liệu tham khảo

https://www.nhs.uk/conditions/hives/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK531496/

https://www.healthline.com/health/dermatographia