Nổi mề đay là tình trạng phát ban ngoài da và có thể gặp ở mọi đối tượng. Bên cạnh phù mạch hay sốt thì mề đay vật lý cũng là dạng mà khá nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, mề đay vật lý lại ít được biết đến và còn khá mới mẻ với nhiều người, ngay cả những đối tượng mắc bệnh. Cùng tìm hiểu dấu hiệu và cách điều trị căn bệnh có cái tên khá lạ này qua bài viết sau.

Mề đay vật lý là gì?

Mề đay vật lý là một nhóm mề đay riêng biệt, chịu sự kích hoạt của các yếu tố vật lý như: Ma sát, nóng, áp lực, lạnh, mồ hôi, ánh sáng mặt trời… tác động lên da. Mề đay vật lý thường là cấp tính và phổ biến ở người trẻ. Vì phụ thuộc vào ngoại cảnh nên nếu điều trị không dứt điểm sẽ dễ chuyển sang giai đoạn mạn tính và tái phát liên tục.

Dấu hiệu nổi mề đay vật lý

Nhìn chung, nổi mề đay vật lý không quá khác biệt so với thông thường. Dạng mề đay này đặc trưng bởi các nốt sẩn phù, ban đỏ với kích thước nhỏ, bao gồm: Da vẽ nổi, mề đay nhiệt (cholinergic), mề đay lạnh, mề đay áp lực…

Da vẽ nổi

Chứng da vẽ nổi (còn gọi là viết trên da) là một triệu chứng phổ biến ở người bị nổi mề đay. Ở người bình thường, hành động chà xát nhẹ lên da chỉ gây ra những vệt màu đỏ, sau vài phút sẽ lặn dần. Ngược lại, khi bị mề đay vật lý, thao tác này sẽ kích hoạt các đợt phát ban, làm xuất hiện sẩn phù hay những nốt mẩn đỏ gây ngứa.

Mề đay vẽ nổi có thể xuất hiện khi bị áp lực, căng thẳng, mặc quần áo chật, nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh, hay bất cứ thứ gì đè nén như viết, vẽ lên da… Chứng da vẽ nổi thường xảy ra ở thanh thiếu niên, có khi kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Mề đay nhiệt (cholinergic)

Hiện nay, cơ chế gây bệnh mề đay nhiệt vẫn chưa được tìm ra, nhưng nhiệt độ cao ở bên trong và ngoài cơ thể, mồ hôi… chính là những tác nhân hàng đầu gây ra hiện tượng này. Biểu hiện của mề đay nhiệt là các nốt phát ban rất nhỏ màu đỏ, kích thước từ 2 - 3mm tập trung thành từng mảng hoặc đám lớn gây ngứa. Tình trạng mề đay này thường kéo dài từ vài phút đến vài giờ, sau đó biến mất mà không để lại dấu vết. Bên cạnh các biểu hiện thường gặp thì mề đay nhiệt còn đi kèm với một số triệu chứng khác như: Gây khó thở, phù mạch, co thắt phế quản, hạ huyết áp…

Biểu hiện mề đay vật lý

Phát ban nhiệt là một loại mề đay vật lý

Mề đay lạnh

Nổi mề đay xuất hiện sau khi tiếp xúc với lạnh như: Gió lạnh, mưa lạnh hoặc nước lạnh… được gọi chung là chứng mề đay lạnh. Thương tổn của mề đay lạnh là các sẩn phù, phát ban màu đỏ nổi hơi nhô so với bề mặt da, có khi sưng nề ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp như: Môi, cổ họng sau khi ăn hoặc uống đồ lạnh… Ngoài ra, dấu hiệu của mề đay lạnh còn biểu hiện bằng tình trạng sốt, đau đầu, ngất xỉu…

Cũng bởi vậy, mề đay lạnh sẽ rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng nếu nhiệt độ cơ thể bị giảm đột ngột.

Các dạng mề đay vật lý khác

Ngoài những biểu hiện thường gặp kể trên, mề đay vật lý còn có nhiều triệu chứng ít phổ biến hơn, đó là:

    • Mề đay áp lực

Các triệu chứng của mề đay áp lực sẽ xảy ra ở những vị trí có áp lực duy trì trong thời gian dài, ví dụ: Khu vực quần áo chật hoặc trên mông sau khi ngồi… Ban mề đay gây đau, ngứa và kéo dài trong vài giờ đến vài ngày.

 Nổi mề đay ở những vị trí quần áo cọ xát

Nổi mề đay ở những vị trí quần áo cọ xát

    • Mề đay ánh sáng

Đây là dạng mề đay vật lý hiếm gặp và thuộc nhóm bệnh da photodermatosis. Những thương tổn lâm sàng có thể gặp là phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa, sẩn phù khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo ở bước sóng thích hợp. Vị trí xuất hiện các tổn thương là mặt, mu bàn tay, niêm mạc (môi, lưỡi), có thể kèm đau đầu và buồn nôn.

    • Mề đay tiếp xúc

Phát ban, nổi mẩn hay sẩn phù sau khi tiếp xúc với những tác nhân như: Hóa chất, cao su, các chất tẩy rửa… chính là những triệu chứng của dạng mề đay tiếp xúc.

>>> Xem thêm: Những triệu chứng bệnh mề đay bạn cần nắm rõ để điều trị đúng

Cách điều trị mề đay vật lý

Theo các chuyên gia, yếu tố then chốt trong việc điều trị mề đay vật lý là tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Bằng cách tránh đè nén, gây áp lực lên da hay không để cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột… là những biện pháp đơn giản giúp hạn chế tình trạng mề đay xuất hiện.

Ở những trường hợp mề đay vật lý mức độ nhẹ thì biện pháp điều trị chỉ dừng lại ở việc tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh là được. Tuy nhiên, nếu tình trạng mề đay đã kéo dài thì việc dùng thuốc kết hợp một số biện pháp can thiệp là điều cần thiết.

Dùng thuốc dị ứng

Như chúng ta đã biết, thuốc kháng histamin là lựa chọn đầu tay cho các trường hợp dị ứng, nổi mề đay. Với mề đay vật lý thì thuốc kháng histamin cũng được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, thuốc chỉ giúp giảm ngứa tạm thời vì cơ chế hoạt động của nó là ức chế miễn dịch, không chữa nguyên nhân gây bệnh. Đó chính là lý do giải thích cho việc cứ dừng thuốc là mề đay lại tái phát.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Bên cạnh việc tránh tiếp xúc với các tác nhân kích thích, người bị mề đay vật lý cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

    • Tránh ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như: Hải sản, trứng, sữa, đậu phộng…
    • Uống đủ nước, bổ sung vitamin và khoáng chất hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
    • Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích như: Rượu bia, thuốc lá, cà phê...
    • Giảm lượng đường, muối và một số gia vị mạnh như ớt, tỏi, tiêu... trong các món ăn.
    • Trừ trường hợp mề đay do nhiệt thì tập luyện thể thao thường xuyên là một cách hữu hiệu để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng chống các tác nhân gây bệnh.

 Vận động nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng cho cơ thể

Vận động nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng cho cơ thể

>>> Xem thêm: Mề đay là gì? Tất tần tật những thông tin cần thiết

Phụ Bì Khang – Giải pháp giúp đẩy lùi mề đay vật lý hiệu quả và an toàn

Hiện nay, có nhiều biện pháp giúp cải thiện các triệu chứng của mề đay vật lý. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó chỉ có tác dụng tức thời vì căn nguyên gây nổi mề đay khá phức tạp và bất cứ yếu tố nào cũng có thể kích hoạt bệnh tái phát.

Theo các chuyên gia, để việc điều trị mề đay hiệu quả, người bệnh cần đảm bảo 2 mục tiêu sau:

    • Mục tiêu trước mắt: Kiểm soát triệu chứng ngứa, viêm, mẩn đỏ.
    • Mục tiêu lâu dài: Tăng cường chức năng gan (giải độc), thận (đào thải các chất có hại ra ngoài) và hệ miễn dịch của cơ thể (sức đề kháng).

Trên thị trường hiện nay có duy nhất sản phẩm Phụ Bì Khang đáp ứng cả 2 mục tiêu điều trị bệnh mề đay trên, đó là:

    • Cải thiện triệu chứng viêm, ngứa (cao nhàu): Theo các tài liệu, nhàu có tác dụng chống viêm, giảm đau nên rất phù hợp với người bị nổi mề đay, dị ứng. Ngoài ra, nhàu còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp vết thương mau lành, chóng lên da non. Điều này đã đáp ứng được mục tiêu điều trị mề đay trước mắt.

XĐT-0107-12.jpg

Phụ Bì Khang - Giải pháp từ thảo dược hỗ trợ điều trị dị ứng, mề đay hiệu quả

hang-động.gif

    • Tăng cường chức năng giải độc (cao gan), thải độc (cao nhàu): Thành phần cao gan giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu, chuyển hóa các chất có hại thành ít hại hơn. Đồng thời, cao nhàu giúp tăng cường chức năng thận, tăng khả năng đào thải các chất có hại ra khỏi cơ thể.
    • Tăng cường năng lượng tế bào (L-carnitine fumarate): Hiệu quả của sản phẩm càng được củng cố khi có thêm L-carnitine fumarate giúp bảo vệ tế bào, tăng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

Chính nhờ những công dụng trên mà sản phẩm Phụ Bì Khang hỗ trợ điều trị hiệu quả các trường hợp mề đay cấp và mạn tính, trong đó có mề đay vật lý. Với thành phần từ thiên nhiên, sản phẩm không gây tác dụng phụ nên dùng được cho trẻ em dưới 6 tuổi và phụ nữ sau sinh một cách an toàn.

>>> Xem thêm: Gãi đến xước da, chảy máu vì mề đay mạn tính - Làm sao để khắc phục?

Cảm nhận của người dùng

Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Phụ Bì Khang đã nhận được sự tín nhiệm và đánh giá cao từ đông đảo người dùng cả nước.

Điển hình như trường hợp của chị Trần Thị Minh Mỹ Ẩn (18/9 đường Bạch Mã, Phường 15, Quận 10, TP Hồ Chí Minh) bị mề đay tái phát 4 năm, phải ăn uống kiêng khem khổ sở mà bệnh vẫn không khỏi. Thế nhưng, nhờ kiên trì sử dụng Phụ Bì Khang trong 3 tháng liên tiếp, những nốt mẩn ngứa, mề đay của chị đã dần biến mất, thay vào đó là da dẻ hồng hào, sáng mịn trở lại. Giờ đây, chị Mỹ Ẩn đã có thể thoải mái ăn uống như bao người mà không sợ mề đay tái phát nữa. Cùng xem chi tiết câu chuyện của chị TẠI ĐÂY.

>>> Xem thêm: Áp dụng đúng cách đã giúp tôi thoát khỏi mề đay mãn tính

Đánh giá của chuyên gia

Phụ Bì Khang được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị mề đay và ngăn ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là ý kiến của PGS. TS Trần Lan Anh về thành phần và tác dụng của sản phẩm:

>>> Xem thêm: Điều trị mề đay mạn tính như thế nào? Dùng Phụ Bì Khang được không?

Trên đây là những thông tin rất hữu ích về bệnh mề đay vật lý mà bất cứ ai cũng nên biết. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về dấu hiệu cũng như cách khắc phục tình trạng này. Và đừng quên sử dụng Phụ Bì Khang mỗi ngày để chặn đứng mề đay tái phát nhé!

Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh mề đay, mẩn ngứa tái phát và sản phẩm Phụ Bì Khang, bạn hãy liên hệ đến hotline (Zalo/Viber):  0916755060 - 0916757545  để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh