Ngoài yếu tố cơ địa, thì ảnh hưởng từ công việc cũng là một trong những tác nhân chính dẫn đến bệnh dị ứng mề đay ngoài da.

Công việc xây dựng: Do đặc thù thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, nấm mốc, chất kích thích đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với xi măng, hay tham gia phá dỡ tu sửa. Những công việc trong ngành xây dựng luôn đứng đầu trong tốp thủ phạm làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mề đay.

Công việc làm vườn: Với những người mẫn cảm với phấn hoa thì đây thực sự là nỗi ám ảnh, cần tránh với nhóm đối tượng này bởi những nhân tố ngoài trời dễ gây dị ứng lại phổ biến nhất ở những nơi có cây, cỏ, cỏ dại, và nấm mốc.

Công việc trong nhà bếp: Với những người có tiền sử dị ứng thực phẩm, có thể là mùi vị thức ăn từ các loại hải sản,... đang được nấu cũng là nguyên nhân gây dị ứng mề đay khi bạn vô tình hít phải.

Công việc lau dọn nhà cửa: Do thường xuyên tiếp xúc với rất nhiều các chất gây ra dị ứng như: nấm mốc, bụi, chất tẩy rửa, hóa chất,… nên những người làm công việc lau dọn nhà cửa dễ bị dị ứng mề đay hơn những người khác.

Công việc cơ khí: Những người làm việc trong lĩnh vực cơ khí, sữa chữa, thiết bị và động cơ,… cũng là có nguy cơ bị mắc các bệnh dị ứng cao. Do thường xuyên phải tiếp xúc với dầu mỡ, trong dầu mỡ có chứa các chất nhạy cảm với da như mercaptan và các hợp chất chứa chì, Cadmi, Bari, Liti...

Công việc tại các điểm Spa: Do thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, khói thích thích, ... có thể dẫn tới các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm: TPCN Phụ Bì Khang - Giải pháp hiệu quả cho bệnh mề đay mẩn ngứa tái phát

                   Bệnh mề đay có ảnh hưởng đến thai nhi không ?

Công việc phải tiếp xúc với động vật: Cho dù bạn yêu thích động vật vô vùng nhưng nếu bạn bị dị ứng lông thú vật nuôi, thì công việc này cũng cần tuyệt đối tránh.