Bệnh phong mề đay là từ ngữ dân gian thường dùng để miêu tả hiện tượng dị ứng làm ngứa, sưng và đỏ da. Tình trạng này gây ngứa ngáy, ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lý của người mắc. Vậy nguyên nhân gây phong ngứa mề đay là gì và khắc phục nó ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Phong mề đay là tình trạng mẩn đỏ, ngứa trên da

Phong mề đay là gì?

Mề đay có biểu hiện lâm sàng là những nốt mẩn đỏ ở tay, chân, bụng... mọc rải rác khắp người hoặc tập trung thành từng đám, mảng lớn và rất ngứa. Càng gãi sẽ càng ngứa và lan ra nhiều hơn.

Theo y học cổ truyền, mề đay thuộc phạm vi chứng phong sang. Nguyên nhân là do sự xâm nhập của các chất lạ vào trong cơ thể và nhiễm ngoại tà hoặc thời khí ôn dịch dẫn đến phong nhiệt, phong hàn... gây ra uất kết ở da.

Y học hiện đại cho rằng, mề đay là do hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các chất vô hại trong môi trường nên sản xuất quá nhiều kháng thể để chống lại điều đó.

>>> Xem thêm: Đau bụng nổi mề đay

Nguyên nhân gây phong mề đay

Có rất nhiều thể phong mề đay khác nhau, tùy vào bản chất gây ra vấn đề. Hiện nay, người ta chia làm các dạng như sau:

Mề đay thông thường

  • Do thức ăn: Đây là nguyên nhân gây nổi mề đay khá nhiều, thường gặp nhất là: Hải sản, trứng, cá, sữa, phô mai, đồ hộp, đồ lên men...
  • Do thuốc: Tất cả các loại thuốc và đường đưa thuốc vào cơ thể đều có thể gây mề đay. Một số nhóm thuốc được ghi nhận trong các trường hợp dị ứng mề đay là: Thuốc kháng sinh (nhóm beta-lactam, cyclin, macrolid), thuốc chống viêm không steroid...
  • Do nọc độc của côn trùng: Mề đay có thể xuất hiện do tăng mẫn cảm với vết đốt của côn trùng như: Ong, kiến, bọ chét…
nguyên nhân gây phong mề đay Côn trùng đốt có thể dẫn tới mề đay
  • Do tác nhân đường hô hấp: Phấn hoa, rơm rạ, bụi nhà, khói thuốc, nấm mốc, lông vật nuôi...
  • Do nhiễm trùng: Nhiễm vi rút như viêm gan siêu vi B, C, nhiễm vi khuẩn ở tai, mũi, họng hoặc nhiễm ký sinh trùng đường ruột.

Mề đay vật lý

Mề đay xuất hiện chịu sự tác động từ các yếu tố vật lý bên ngoài, thường do cơ chế không dị ứng. Dạng mề đay này chiếm hơn 50% các trường hợp mề đay mạn tính, bao gồm: Chứng da vẽ nổi, stress, chèn ép, rung động, quá lạnh, quá nóng...

Mề đay hệ thống

Một số bệnh liên quan đến miễn dịch có thể dẫn tới mề đay như: Lupus ban đỏ, viêm mạch, tiểu đường, cường giáp, ung thư...

Mề đay do di truyền

Khoảng 50-60% các trường hợp mề đay liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị mề đay thì nguy cơ con cái mắc bệnh sẽ rất cao.

Mề đay tự phát (vô căn)

Có đến 50% người bị mề đay không tìm được nguyên nhân gây bệnh, còn gọi là mề đay tự phát (không rõ căn nguyên).

>>> Xem thêm: Bệnh mề đay có di truyền không?

Bị phong mề đay làm sao hết?

Theo các chuyên gia da liễu, điều trị mề đay phụ thuộc vào từng dạng cụ thể, mức độ trầm trọng và thời gian kéo dài của bệnh.

Nguyên tắc điều trị

Cách trị phong mề đay hiệu quả nhất là xác định và loại bỏ dị nguyên gây bệnh, tránh tiếp xúc lại. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp không biết tại sao mình mắc bệnh, dẫn đến việc điều trị kéo dài và diễn tiến nặng hơn.

điều trị phong mề đay Nguyên tắc đầu tiên khi điều trị mề đay là tìm ra nguyên nhân gây bệnh

Cách điều trị

Có nhiều biện pháp khắc phục phong ngứa mề đay, bao gồm:

  • Thay đổi lối sống

+ Dừng tất cả các thuốc và thực phẩm đang sử dụng nghi ngờ gây dị ứng. Không sử dụng rượu bia và những chất kích thích hoặc chứa gia vị cay, nóng.

+ Hạn chế gãi, chà xát mạnh vào vùng da bị tổn thương.

+ Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt như cotton.

+ Tránh các hoạt động nặng nhọc hoặc làm cơ thể ra mồ hôi.

+ Không để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

+ Uống nhiều nước, tiêu thụ rau xanh, trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

+ Có thể sử dụng các biện pháp giảm ngứa đơn thuần như: Áp lạnh, chườm muối nóng, đắp bột yến mạch...

+ Nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng.

+ Tẩy giun sán định kỳ.

  • Dùng thuốc

Hiện nay, không có thuốc chữa nguyên nhân gây ra phong mề đay, mà chỉ có thuốc điều trị các triệu chứng của bệnh. Tất cả thuốc này đều hoạt động theo cùng một cơ chế là ức chế hệ miễn dịch không giải phóng các chất trung gian hóa học, từ đó giảm triệu chứng viêm, ngứa. Một số thuốc được chỉ định trong trường hợp này là: Kháng histamin, corticoid…

dùng thuốc điều trị phong mề đay Dùng thuốc để kiểm soát cơn ngứa

>>> Xem thêm: Nổi mề đay bôi dầu tràm được không?

Đẩy lùi phong mề đay hiệu quả, an toàn với giải pháp từ thiên nhiên

Tuy mề đay là bệnh rất thường gặp nhưng việc điều trị còn nhiều hạn chế. Những trường hợp mề đay tiến triển mạn tính, dai dẳng gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý của người bệnh. Đặc biệt, mề đay có thể đi kèm phù Quincke ở đường hô hấp gây khó thở, cần xử trí cấp cứu.

Do đó, bên cạnh việc tìm ra căn nguyên gây dị ứng, thay đổi lối sống, dùng thuốc, chuyên gia khuyên bạn nên tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng nhằm làm giảm mề đay và phòng tránh tái phát hiệu quả hơn. Điều này được tiến hành bằng cách sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên như thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa cao gan.

Cao gan được chiết xuất từ gan động vật, chứa nhiều sắt, vitamin, protein giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu. Hơn thế nữa, sản phẩm còn có sự kết hợp của cao nhàu và L-carnitine fumarate giúp giảm ngứa, viêm, tăng cường chức năng thận, tăng thải độc, đồng thời tăng cường năng lượng tế bào, từ đó nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng, ngăn ngừa mề đay tái phát. Nhờ những lợi ích tuyệt vời trong việc cải thiện bệnh mề đay mẩn ngứa, sản phẩm chứa cao gan đã được rất nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao và người dùng phản hồi tích cực trong hơn 10 năm qua.

giải pháp cho người bị phong ngứa mề đay Tăng cường chức năng gan, giúp giảm ngứa

Trong bối cảnh có rất nhiều sản phẩm quảng bá giúp cải thiện mề đay mẩn ngứa nhưng chuyên gia cho rằng, bạn nên tìm hiểu thật kỹ và chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản xuất bởi công ty uy tín, nghiên cứu khoa học, được trao tặng các giải thưởng danh giá do người tiêu dùng bình chọn, cũng như thực tế đã sử dụng hiệu quả giúp việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu nhất. Và sản phẩm chứa cao gan là một trong số ít lựa chọn đáp ứng được đầy đủ những tiêu chí này.

Với những ai đã từng bị phong mề đay thì đây chính là nỗi ám ảnh khi cơn ngứa kéo dài dai dẳng, kèm theo cảm giác nóng rát. Để giảm ngứa và ngăn chặn mề đay tái phát, hãy thay đổi một vài thói quen hàng ngày kết hợp sử dụng sản phẩm chứa cao gan mỗi ngày, bạn nhé!

Thu Hương

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang – Hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, dị ứng

Thành phần:

    • Cao gan: 250mg.
    • Cao nhàu: 120mg.
    • L-carnitine fumarate: 50mg.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang

Công dụng:

Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, dị ứng do cơ thể mạn tính và cấp tính.

Đối tượng sử dụng:

Dùng cho người bị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng.

Hướng dẫn sử dụng:

    • Dùng 4 - 6 viên/ngày chia 2 lần.
    • Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.
    • Nên dùng 1 đợt liên tục từ 2 đến 3 tháng để có kết quả tốt.

Số GPQC: 01874/2019/ATTP-XNQC

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Để tri ân quý khách hàng và khẳng định hiệu quả sản phẩm, nhãn hàng Phụ Bì Khang đang có chương trình tích điểm - nhận quà, khi mua 6 hộp và tích thành công 6 điểm, quý khách được tặng 1 hộp, tương đương tiết kiệm 15%; Đồng thời nhãn hàng Phụ Bì Khang cam kết hoàn tiền 100% nếu quý khách sử dụng không hiệu quả.