Mề đay có mấy loại? Mề đay là bệnh da liễu phổ biến, đặc trưng bởi những nốt đỏ, sẩn phù nổi gờ trên bề mặt da gây ngứa và hay tái phát. Ngoài ra, mề đay cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác và được phân làm những loại riêng biệt. Cùng tìm hiểu những dạng mề đay phổ biến hiện nay qua bài viết sau!
Nổi mề đay có mấy loại?
Như chúng ta đã biết, mề đay là một phản ứng cấp hoặc mạn tính của mao mạch do dị ứng gây phù ở da và niêm mạc. Hiện nay, mề đay được phân loại ở nhiều thể bệnh với các biểu hiện khác nhau, bao gồm:
Mề đay thông thường
Dạng mề đay này thường do phản ứng dị ứng gây ra và phổ biến nhất. Dựa theo diễn biến lâm sàng, người ta chia dạng mề đay này thành 2 loại là cấp tính (dưới 6 tuần) và mạn tính (trên 6 tuần). Nhìn chung, triệu chứng mề đay thông thường rất dễ chẩn đoán, đó là các vết sẩn, dát đỏ gây ngứa dữ dội, kéo dài, xuất hiện nhanh và mất đi nhanh.
Mề đay vật lý
Loại mề đay này xuất hiện do các yếu tố vật lý từ bên ngoài, thường do cơ chế không dị ứng, bao gồm: Da vẽ nổi, vận động, cảm xúc, stress, chèn ép, quá lạnh, quá nóng... Điểm đặc biệt ở mề đay vật lý là các nốt mẩn ngứa có hình dạng và kích thước thường tương đồng với nhau, nổi sần trên bề mặt da.
Mề đay phù mạch
Mề đay có thể kích hoạt một phản ứng phù ở tầng trung bì của da, còn gọi là phù mạch. Vị trí phù mạch thường xuất hiện là môi, mí mắt, thanh quản, bộ phận sinh dục ngoài. Mề đay phù mạch không đi kèm triệu chứng ngứa nhưng có cảm giác căng tức, nóng rát khó chịu.
Mề đay hệ thống
Mề đay cũng là hệ quả của các phản ứng quá mẫn do hệ miễn dịch bị kích thích. Vì vậy, nếu mắc một trong những bệnh toàn thân như lupus ban đỏ, viêm mạch, tiểu đường, cường giáp... thì rất có khả năng bạn cũng bị thêm mề đay.
Viêm mạch mề đay
Gần giống với viêm da dị ứng nhưng xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn, không quá khó chịu và mau lành. Đây là một loại mề đay lành tính và có thể tự hết sau vài ngày.
>>> Xem thêm: Nổi mề đay càng gãi càng ngứa
Lưu ý giúp giảm ngứa mề đay, hạn chế tái phát
Điều đầu tiên mà chúng ta cần làm khi bị mề đay là sớm tìm ra căn nguyên gây bệnh, loại bỏ và không tiếp xúc lại. Mặt khác, thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt cũng rất cần thiết. Cụ thể:
- Tránh tất cả những tác nhân có thể gây dị ứng, điển hình như phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, hóa chất...
- Uống đủ nước trong ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây để làm mát cơ thể.
- Tạm ngưng dùng các loại thuốc bạn đang sử dụng, bởi nó có thể là tác nhân gây dị ứng, nổi mề đay.
- Hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm như: Hải sản, trứng, thịt bò... Các loại đồ uống có cồn, thức ăn nhanh hay chất kích thích cũng không nên sử dụng.
- Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, cố gắng hạn chế căng thẳng.
>>> Xem thêm: Chăm sóc trẻ bị nổi mề đay
Phụ Bì Khang – Liệu pháp từ thảo dược giúp giảm ngứa mề đay hiệu quả, phòng tránh tái phát
Mề đay có mấy loại đã có lời giải. Nhưng dù là dạng mề đay nào thì việc điều trị cũng cần tiến hành sớm. Bởi khi mề đay tiến triển mạn tính, dai dẳng, ngứa nhiều sẽ gây mất ngủ, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, các trường hợp mề đay kết hợp phù mạch ở đường hô hấp gây khó thở, co thắt thanh quản là một biến chứng nguy hiểm, cần xử trí cấp cứu.
Theo chuyên gia, nguyên nhân gốc rễ gây nổi mề đay là do suy giảm chức năng gan (giải độc), thận (thải độc) và năng lượng tế bào, khiến các chất dư thừa bị tích tụ trong cơ thể, lâu ngày hình thành những nốt đỏ, sẩn ngứa ngoài da. Vì vậy, muốn điều trị triệt để mề đay, giảm nguy cơ tái phát, cần tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể nhằm chống lại với dị nguyên gây bệnh ở cả bên trong lẫn bên ngoài. Điều này được thực hiện bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang.
Phụ Bì Khang giúp cải thiện triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, dị ứngPhụ Bì Khang có các thành phần gồm:
- Cao gan, có tác dụng tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu, bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Cao nhàu giúp thanh nhiệt, giải độc, giúp vết thương mau lành, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, nhàu còn có thêm công dụng hỗ trợ tăng cường chức năng thận, tăng khả năng thải độc và loại bỏ chất có hại ra ngoài.
- L-carnitine fumarate - 1 acid amin có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và cân bằng năng lượng, bảo vệ tế bào, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Nhờ sự phối hợp độc đáo giữa các thành phần, Phụ Bì Khang không chỉ giúp giảm triệu chứng trước mắt, mà còn tăng cường sức khỏe, từ đó hạn chế nguy cơ tái phát.
Cảm nhận của người dùng
Anh Nguyễn Ngọc Hùng (KP 11, số 49, đường 38, phường 12, quận Gò Vấp, TP. HCM) bị mề đay, mẩn ngứa hơn một năm và đã uống rất nhiều thuốc mà không khỏi. Là người có mối quan hệ rộng nên anh Hùng không tránh khỏi những buổi tiệc tùng, nhậu nhẹt. Hệ quả là cứ khi nào ăn hải sản hay đi mưa về, khắp người anh bị nổi mề đay, ngứa ngáy rất khó chịu. Nhưng giờ đây, anh Hùng đã cải thiện bệnh được 80-90% chỉ nhờ một bí quyết đơn giản mà lâu nay không để ý.
Mời bạn xem thêm chia sẻ của anh Hùng TẠI ĐÂY.
>>> Xem thêm: Bí quyết chặn đứng mề đay mẩn ngứa, không lo tái phát
Đánh giá của chuyên gia
“Một giải pháp có thể giúp giảm ngứa nhanh là kết hợp thuốc kháng histamin và thực phẩm bổ sung như Phụ Bì Khang. Sản phẩm này giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, thải độc cho gan thận và hạn chế mề đay tái phát” - Đây là nhận định của Ths Diệp Xuân Thanh về sản phẩm Phụ Bì Khang. Để hiểu hơn, bạn hãy xem video dưới đây:
>>> Xem thêm: Bị mề đay có nên truyền nước không?
Để khẳng định chất lượng, cũng như đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, hiện nay, nhãn hàng Phụ Bì Khang triển khai chương trình cam kết hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả.
Nắm rõ mề đay có mấy loại sẽ giúp bạn nhận biết đúng các triệu chứng để có hướng xử lý phù hợp. Theo sát các diễn biến của bệnh, ăn uống khoa học kết hợp sử dụng sản phẩm Phụ Bì Khang để mề đay mẩn ngứa không còn là nỗi lo, bạn nhé!
Nếu bạn còn có thắc mắc về bệnh mề đay, mẩn ngứa và sản phẩm Phụ Bì Khang, hãy liên hệ đến tổng đài miễn cước 18006302, Hotline Zalo/Viber 0916751651 / 0916767653 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Thu Hương
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh