Bệnh mề đay là một loại bệnh ngoài da khá phổ biến. Hiện nay trên Thế giới có đến 20% dân số mắc phải căn bệnh này. Vậy bạn đã thực sự hiểu về bệnh mề đay?
1. Bệnh mề đay là gì?
Bệnh mề đay là những phản ứng của mao mạch trước một tác động nào đó. Đặc trưng là các nổi ngứa phát ban, mẩn đỏ theo vùng hoặc rời rạc, nổi mẩn to theo từng đám. Nữ giới mắc nhiều hơn nam, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh.
Dựa trên lâm sàng và thời gian phát bệnh, mề đay được chia làm 2 loại:
- Mề đay cấp tính: Mề đay xuất hiện vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên (thường là thuốc, thức ăn, hóa chất): thời gian bệnh dưới 6 tuần.
- Mề đay mãn tính: đợt bệnh trên 6 tuần, thường không rõ nguyên nhân, tái phát vào mọi thời điểm.
2. Cơ chế phát sinh bệnh mề đay
Đa số mọi người đều hiểu rõ về triệu chứng, biểu hiện của bệnh mề đay nhưng rât ít người hiểu rõ cơ chế sinh bệnh trong cơ thể. Để giải thích rõ hơn cho vấn đề mề đay là gì, hãy cùng theo dõi phân tích dưới đây:
- Trong cơ thể, các histamin là amin sinh học có vai trò quan trọng, nó kết hợp với các Heparin trong tế bào tạo thành một phức hợp lành tính.
- Khi bị tác động bởi các dị nguyên (hóa chất, khói bụi, nọc độc.v.v..) . Các thế bào bạch cầu chứa phức hợp Histamin- Heparin phóng thích ra các Histamin tự do.
- Histamin tự do gắn với thụ thể Histamin chính là nguyên nhân gây ra triệu chứng sưng nề, phù và đỏ trên da. Đồng thời, nó cũng kích thích dây thần kinh cảm giác tạo cảm giác ngứa.
Qua bài viết trên hi vọng bạn đã hiểu rõ bệnh mề đay là gì đồng thời hiểu hơn về cơ chế sinh bệnh để có những cái nhìn đúng đắn hơn khi lựa chọn phương pháp điều trị bệnh mề đay cho mình nhằm đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nếu bạn còn có những băn khoăn về bệnh mề đay, dị ứng, mẩn ngứa, bạn hãy Comment/Inbox để lại thông tin hoặc số điện thoại liên hệ bên dưới, hay gọi điện trực tiếp để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.