Bên cạnh chế độ ăn uống thì vấn đề kiêng khem khi bị nổi mề đay, mẩn ngứa cũng rất quan trọng. Điều này không chỉ làm giảm nguy cơ mề đay trở nặng mà còn góp phần thúc đẩy quá trình chữa bệnh diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, để kiêng khem đúng cách và hạn chế thấp nhất các sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày, bạn cần hiểu rõ về bệnh lý mà mình đang gặp phải. Vậy, bị mề đay phải kiêng gì và lưu ý điều gì?

Bị mề đay phải kiêng gì?

Ông cha ta có câu “có kiêng có lành”, không chỉ miêu tả những vấn đề trong cuộc sống mà còn được áp dụng khi chữa bệnh. Thiết nghĩ, câu nói trên hoàn toàn có cơ sở với những bệnh lý ngoài da và bị ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như nổi mề đay, dị ứng.

Tác nhân gây bệnh

Cùng với cơ địa, nổi mề đay còn được gây ra bởi các tác nhân bên ngoài. Vì vậy, theo tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu của Bộ Y tế, nguyên tắc đầu tiên khi chữa trị mề đay là xác định tác nhân gây bệnh, sau đó loại bỏ và tránh tiếp xúc lại. Đây không chỉ là bước đầu mà còn là yếu tố then chốt quyết định đến việc điều trị mề đay, mẩn ngứa có hiệu quả không. Trong một vài trường hợp, tác nhân gây bệnh có thể được tìm ra, song, phần lớn những đối tượng bị mề đay mãn tính là không tìm được. Tuy nhiên, không ít người, dù đã xác định đúng nguyên nhân gây bệnh nhưng không thể tránh hoặc chỉ có thể hạn chế tiếp xúc, điển hình là thời tiết, nhiệt độ.

Tránh tác nhân gây dị ứng như thời tiết là rất cần thiết

Tránh tác nhân gây dị ứng như thời tiết là rất cần thiết

Các thực phẩm dễ gây dị ứng

Nếu đang đi tìm câu trả lời cho vấn đề bị mề đay phải kiêng gì thì thực phẩm gây dị ứng chắc chắn là đáp án bạn không nên bỏ qua. Trên thực tế, thực phẩm dễ gây dị ứng là một yếu tố nhỏ của tác nhân gây bệnh, nhưng đóng góp lớn đến việc hình thành và phát triển mề đay. Vậy nên, dù tác nhân gây nổi mề đay, mẩn ngứa của bạn không do dị ứng thực phẩm thì kiêng một số thực phẩm cũng rất cần thiết. Những thực phẩm mà bạn cần kiêng khi bị mề đay, mẩn ngứa “ghé thăm” là hải sản, trứng, sữa, các loại hạt cây như óc chó hay một số loại quả, ví dụ dâu tây, kiwi…

Bị mề đay phải kiêng gì - đó là đường và muối

Nếu bạn bị mề đay, mẩn ngứa nhưng lại thích ăn đồ ngọt như bánh kem, kẹo… hay đồ mặn, ví dụ nước mắm thì cần giảm lượng đường và muối tiêu thụ hàng ngày. Điều này hoàn toàn có cơ sở, bởi đường sẽ kích thích dây thần kinh ngoại biên làm ngứa hơn, còn muối sẽ khiến phản ứng bị quá mẫn.

Thuốc chống dị ứng

Có thể nói, mề đay gây ngứa và làm đảo lộn cuộc sống cũng như tâm lý người mắc. Vậy nên, nhu cầu và mong muốn giảm ngứa nhanh là rất lớn. Và thuốc chống dị ứng đã đáp ứng được tâm lý của người bệnh. Tuy nhiên, thuốc chống dị ứng chỉ làm giảm triệu chứng bên ngoài, không chữa nguyên nhân gây bệnh. Hơn nữa, thời gian mà thuốc chống dị ứng duy trì tác dụng khá ngắn, lại có nhiều tác dụng phụ và tích tụ chất độc cho cơ thể. Do đó, bạn cần hạn chế sử dụng thuốc chống dị ứng hoặc nếu có nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Đồ ăn cay nóng và chất kích thích

Hầu hết chúng ta khó có thể kiềm lòng trước sức hút từ đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, với người bình thường thì đồ ăn cay nóng hoặc chế biến sẵn đã không có lợi, chứ đừng nói đến người bệnh mề đay, dị ứng. Không chỉ gây kích ứng da và khiến tình trạng mề đay trở nên tồi tệ hơn, đồ ăn cay nóng còn làm các phản ứng diễn ra nhanh, cũng như thúc đẩy các thương tổn mới xuất hiện. Ngoài ra, nếu đồ ăn cay nóng được kết hợp với chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… còn dẫn đến hiện tượng quá mẫn và làm xuất hiện các triệu chứng đi kèm như đau đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa…

Xem thêm: Nổi mề đay nên ăn gì - Lời khuyên từ chuyên gia da liễu

Những lưu ý để chữa trị mề đay mau khỏi

Để việc chữa trị mề đay sớm có kết quả, ngoài hiểu đúng khi bị mề đay phải kiêng gì thì người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Hạn chế chà xát hoặc cào gãi quá mạnh lên những vùng da tổn thương, bởi nó sẽ kích thích và khiến khu vực bị mề đay lan rộng hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo đủ rộng, thấm hút mồ hôi.
  • Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây để thanh nhiệt, làm mát cơ thể.
  • Tránh tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột.
  • Tập luyện thể thao hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Thư giãn, tránh căng thẳng, áp lực, làm việc hợp lý.

Có thể bạn muốn biết:

Giải pháp đẩy lùi mề đay, mẩn ngứa tối ưu và hữu hiệu nhất khi bị mề đay, mẩn ngứa “tấn công”, đó là phục hồi các chức năng của cơ thể. Gan và thận, cũng như hệ miễn dịch là 3 cơ quan có vai trò quan trọng của cơ thể. Tương ứng với đó là chức năng giải độc, thải độc và sức đề kháng trước các tác nhân xâm nhập từ bên trong lẫn bên ngoài. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà 3 chức năng này bị suy yếu, dẫn đến hiện tượng mề đay, mẩn ngứa. Vậy nên, để chữa khỏi mề đay thì ngoài tránh tác nhân gây bệnh, cần phục hồi các cơ quan bị tổn thương. TPBVSK Phụ Bì Khang giúp tăng cường chức năng gan, thận và bảo vệ tế bào, từ đó giúp cải thiện mề đay dần dần và ngăn chặn nguy cơ tái phát. Phối hợp thuốc chống dị ứng và Phụ Bì Khang chính là cách đẩy lùi mề đay, mẩn ngứa hiệu quả, tiến tới khỏi bệnh hoàn toàn.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có thể ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến quá trình chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa. Hi vọng với những thông tin cung cấp ở trên, bạn đã biết bị mề đay phải kiêng gì và lưu ý gì để mau khỏi bệnh.

Nếu bạn còn có những băn khoăn về nổi mề đay, mẩn ngứa, dị ứng, bạn hãy để lại thông tin hoặc số điện thoại bằng cách Comment/Inbox để được các chuyên gia hỗ trợ nhanh nhất.