Nhiều người không hiểu tại sao mình tự nhiên bị ngứa khắp người như kiến cắn, bứt rứt, khó chịu không yên. Dù không ngứa dữ dội đến mức cào gãi da nhưng tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và tâm lý người bệnh. Vậy bị ngứa như kiến cắn là do đâu và làm gì để khắc phục?

Bị ngứa khắp người như kiến cắn là bệnh gì?

Ngứa như kiến cắn khắp người không phải là triệu chứng hiếm gặp và thường xuất hiện ở người lớn. Tùy vào nguyên nhân mà các biểu hiện đi kèm sẽ có nhiều khác biệt.

Thông thường, tình trạng này được cho là có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe dưới đây:

Dị ứng

Đây là tác nhân liên quan đến hầu hết các trường hợp bị ngứa trên da. Bị ngứa khắp người như kiến cắn có thể do một số tình trạng dị ứng gây ra như:

  • Dị ứng thực phẩm: Bên cạnh nổi mề đay, phát ban, mẩn đỏ, dị ứng thực phẩm cũng gây ngứa khắp người với một mức độ nhẹ hơn như kiến cắn.
  • Dị ứng thời tiết: Đây là tình trạng liên quan đến cơ địa người mắc và sự thay đổi của môi trường. Ngứa do dị ứng thời tiết có thể dữ dội, bứt rứt không yên hoặc râm ran, khó chịu như kiến cắn.
  • Dị ứng thuốc: Các loại thuốc giảm đau, chống viêm... đều tiềm ẩn tác dụng không mong muốn, trong đó có ngứa ngáy ngoài da.

Dây thần kinh bị chèn ép

Cảm giác bị ngứa khắp người như kiến cắn có thể do dây thần kinh bị chèn ép ở lưng vì chấn thương hoặc sưng. Những triệu chứng khác của chèn ép dây thần kinh bao gồm đau và hạn chế vận động.

ngứa như kiến cắn do dây thần kinh bị chèn ép

Dây thần kinh bị chèn ép có thể gây ngứa ngáy

Xơ cứng rải rác

Xơ cứng rải rác hay MS là một tình trạng lâu dài ảnh hưởng đến não và tủy sống. Tê bì hoặc cảm giác kiến cắn ở chân, tay, thậm chí khắp người là một triệu chứng sớm của MS. Những người mắc bệnh này có thể cảm thấy khắp cơ thể bị kiến cắn trước khi có chẩn đoán.

Các triệu chứng khác của MS bao gồm: Thị lực kém, đau, co thắt, mệt mỏi, chóng mặt, rối loạn thăng bằng, vấn đề bàng quang...

Suy thận

Cảm giác ngứa toàn thân như kiến bò có thể là dấu hiệu của suy thận. Bệnh tiểu đường và huyết áp cao đều làm tăng nguy cơ suy thận.

Các triệu chứng khác người bệnh sẽ gặp là: Chuột rút, yếu cơ, đau cơ...

Mãn kinh

Đây không phải là một tình trạng bệnh lý nhưng nó liên quan đến hầu hết vấn đề ở nữ giới, trong đó có triệu chứng ngứa ngáy khắp người. Hiện tượng này thường xảy ra khi phụ nữ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh là 45 tuổi.

Sự thay đổi nội tiết tố làm giảm sản sinh chất nhờn tự nhiên khiến da bị khô, dẫn tới cảm giác ngứa như kiến cắn.

mãn kinh gây ngứa khó chịu

Mãn kinh có thể là nguyên nhân gây ngứa khắp người

>>> Xem thêm: Nổi mề đay dị ứng hải sản - Chớ nên coi thường

Xử lý ngứa khắp người như kiến cắn thế nào?

Khi bị ngứa khắp người như kiến cắn, bạn tuyệt đối không được chủ quan bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn. Trong một số trường hợp, tình trạng này chỉ xuất hiện tạm thời và có thể tự biến mất. Tuy nhiên, phần lớn nó là biểu hiện của các vấn đề sức khỏe và cần được xử lý sớm. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

  • Ngâm mình trong bồn tắm: Hòa tan bột yến mạch hoặc baking soda vào bồn tắm, sau đó ngâm mình trong 10-15 phút, tắm lại bằng nước sạch. Các dưỡng chất có trong yến mạch sẽ giúp bạn đỡ ngứa và cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Uống trà gừng: Gừng có vị cay, tính ấm nên được dùng làm thuốc chữa các bệnh cảm lạnh, phong hàn. Ngoài ra, nó còn có đặc tính kháng viêm nên rất phù hợp với tình trạng ngứa. Mỗi ngày, bạn hãy uống 1 tách trà gừng ấm, vừa giúp tăng đề kháng bên trong, vừa giảm ngứa bên ngoài.
  • Tắm lá thảo dược: Từ xưa, dân gian ta đã sử dụng nhiều loại lá để chữa các bệnh ngoài da như mề đay, mẩn ngứa, ví dụ: Lá khế, lá đơn đỏ, đinh lăng, tía tô, kinh giới... Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại lá này nấu thành nước tắm để giảm ngứa, vừa lành tính lại dễ làm.
  • Nếu quá ngứa, bạn có thể cân nhắc dùng một vài loại thuốc dị ứng. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh các tác dụng không mong muốn.

chè xanh giúp giảm ngứa hiệu quả

Tắm lá chè xanh giúp giảm ngứa hiệu quả

>>> Xem thêm: Chăm sóc da bị dị ứng – Bí kíp dành cho bạn

Phụ Bì Khang – Giải pháp cho người bị mề đay, dị ứng kéo dài

Ngứa là một cảm giác khó chịu và thường xuyên xảy ra. Bình thường, ngứa sẽ giảm dần nếu chúng ta gãi hoặc xoa nhẹ lên da. Thế nhưng, với những người bị dị ứng, mề đay, ngứa không chỉ dừng lại ở đó mà sẽ bứt rứt, bồn chồn, thậm chí đau đớn.

Hiện nay, có nhiều cách để giảm ngứa, trong đó phổ biến là các thuốc chống dị ứng. Nhìn chung, những thuốc này đều hoạt động theo một cách là ức chế miễn dịch, từ đó giảm ngứa và các triệu chứng đi kèm. Cũng vì cơ chế như vậy nên thuốc chỉ có tác dụng tạm thời và bệnh sẽ tái phát ngay sau đó. Vậy phải đối phó với tình trạng này thế nào?

Bạn ngứa ngáy, khó chịu vì mề đay dị ứng tái phát liên tục, ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lý. Bạn muốn được chuyên gia của chúng tôi gọi lại tư vấn. Vui lòng để lại thông tin liên hệ dưới đây!

Hotline 0916755060.jpg

Theo các chuyên gia, để điều trị mề đay, dị ứng hiệu quả, người bệnh cần đảm bảo cả 2 mục tiêu:

  • Trước mắt: Cải thiện triệu chứng viêm, ngứa, mẩn đỏ, giảm sự khó chịu ban đầu.
  • Lâu dài: Tăng cường chức năng gan (giải độc), thận (thải độc) và hệ miễn dịch (sức đề kháng). Khi chức năng gan, thận và miễn dịch tốt, cơ thể sẽ có thể chống chọi được các tác nhân gây bệnh ở cả bên trong lẫn bên ngoài, từ đó ngăn ngừa tái phát.

Trên thị trường hiện có sản phẩm Phụ Bì Khang giúp đáp ứng đầy đủ cả 2 mục tiêu điều trị này. Cụ thể, tác dụng của sản phẩm như sau:

  • Giảm ngứa, viêm, mẩn đỏ nhờ cao nhàu: Theo các tài liệu, nhàu có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, giảm đau nên giúp giảm ngứa và kiểm soát triệu chứng bệnh mề đay rất tốt. Điều này đã đáp ứng được mục tiêu trước mắt trong điều trị mề đay, giúp giảm bớt sự khó chịu ban đầu cho người bệnh.
  • Tăng cường chức năng giải độc (cao gan), thải độc (thải độc): Cao gan giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu. Đồng thời, cao nhàu giúp tăng cường chức năng thận, tăng khả năng thải độc, hỗ trợ quá trình chuyển hóa nhằm đào thải các chất dư thừa ra khỏi cơ thể.
  • Tăng cường năng lượng tế bào (L-carnitine fumarate): Đây là một acid amin giúp cung cấp năng lượng cho tế bào, bảo vệ tế bào, từ đó nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Phụ Bì Khang hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, dị ứng

Phụ Bì Khang hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, dị ứng

dat-mua.gif

Cảm nhận của người dùng

Từ khi ra mắt, Phụ Bì Khang đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực của người dùng trên khắp cả nước. Điển hình là trường hợp của chị Vũ Thị Tuyết Lan (Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội) bị mề đay mãn tính và uống đủ loại thuốc nhưng không khỏi. Đi khám tại bệnh viện da liễu và được chỉ định uống Phụ Bì Khang, chị Lan đã hết ngứa, đồng thời không bị tái phát nữa.

Mời bạn xem thêm chia sẻ về hành trình chữa bệnh mề đay của chị Lan TẠI ĐÂY.

Hay như bé Nguyễn Duy Trung (14 tuổi) con trai chị Trần Thị Lan (trú tổ 3, Thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) bị nổi mề đay dày như cơm cháy cả ngày lẫn đêm. Ngứa ngáy, khó chịu khiến Trung mất ngủ, sút cân, học hành không tập trung... May mắn biết đến sản phẩm Phụ Bì Khang, chị Lan liền mua về cho con uống trong 2 tháng thì bệnh mề đay dần biến mất, da dẻ hồng hào trở lại.

Mời bạn xem thêm chia sẻ của mẹ con chị Lan TẠI ĐÂY.

Đánh giá của chuyên gia

Người bị nổi mề đay đã dùng thuốc nhưng bệnh vẫn tái phát cần làm gì để cải thiện? Lắng nghe PGS. TS Trần Lan Anh tư vấn về chủ đề này qua video dưới đây:

>>>Xem thêm: Chuyên gia tư vấn: Người bị dị ứng khi hải sản dùng telfast có được không?

Tóm lại, bị ngứa khắp người như kiến cắn là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Quan tâm đến sức khỏe của bản thân nhiều hơn và đừng quên lựa chọn Phụ Bì Khang khi bị mề đay dị ứng, bạn nhé!

Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh mề đay, mẩn ngứa tái phát và sản phẩm Phụ Bì Khang,  bạn hãy liên hệ tới Hotline Zalo/Viber 0916755060 - 0916757545 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh