Thuốc trị ngứa da được sử dụng cho những người gặp vấn đề về da liễu hoặc các bệnh lý ở gan, thận gây nổi mề đay, phát ban trên da. Hiện nay, phổ biến bao gồm 2 nhóm chính là thuốc chứa corticosteroid và kháng histamin. Ngoài ra, một số loại thảo dược thiên nhiên cũng được giới chuyên gia khuyên dùng phối hợp với các thuốc trên. 

Thuốc trị ngứa da thường gặp hiện nay

Ngứa da là dấu hiệu điển hình của nhiều bệnh da liễu hoặc vấn đề ở gan, thận. Để nhanh chóng cắt đứt các cơn ngứa, bạn có thể tham khảo sử dụng một trong các loại thuốc trị ngứa da dưới đây.

Thuốc trị ngứa da thông dụng

Thuốc trị ngứa da thông dụng

Thuốc chứa thành phần corticosteroid

Thuốc corticosteroid là nhóm thuốc chống viêm, điều trị ngứa nhanh chóng. Thường được chỉ định sử dụng cho người bị ngứa do viêm da như viêm da dị ứng, tăng tiết bã nhờn, viêm da tiếp xúc,... Những loại thuốc bôi chứa thành phần corticosteroid phổ biến gồm có:

  • Fluocinolone acetonide: Là một corticosteroid tại chỗ được sử dụng trong da liễu để giảm viêm da, giảm ngứa và co mạch do dị ứng, eczema, vảy nến trên da, viêm da (viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc…).
  • Hydrocortisone: Có tác dụng làm suy giảm đáp ứng hệ miễn dịch đối với những bệnh khác nhau. Vì thế bệnh nhân sẽ giảm các triệu chứng của bệnh ví dụ như đau hay sưng và cả những loại phản ứng dị ứng gây ra.
  • Betamethason: Được sử dụng đường uống hoặc bôi, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và liều cao có khả năng ức chế miễn dịch.

Ngoài dạng bôi, một số thuốc corticostreroid đường uống cũng được sử dụng để kiểm soát ngứa do các bệnh viêm da tự miễn như lupus, viêm tiết bã nhờn nghiêm trọng. Cụ thể:

  • Thuốc Metasone: Thuốc chứa hoạt chất betamethason có tác dụng kháng viêm, giúp kiểm soát tình trạng mẩn ngứa nhanh chóng do các bệnh viêm da tự miễn như lupus ban đỏ.
  • Thuốc Medrol: Loại thuốc này có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa tình trạng ngứa da. 
  • Thuốc Prednison: Đây là một loại thuốc được chế từ ​​tuyến thượng thận, có tính chống viêm và giảm tổn thương mạnh.

Lưu ý: Corticosteroid có tính kháng viêm mạnh, tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Lạm dụng thuốc, dùng không theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khiến người bệnh có nguy cơ bị: Tăng nhãn áp, cao huyết áp, loãng xương, đục thủy tinh thể, tăng đường huyết, giảm miễn dịch,…

Sử dụng thuốc có chứa thành phần corticosteroid để điều trị ngứa da

Sử dụng thuốc có chứa thành phần corticosteroid để điều trị ngứa da

>> Xem thêm: Mách bạn 3 bài thuốc dân gian trị ngứa da cực hữu ích, đừng nên bỏ qua

Thuốc chứa thành phần kháng histamin

Khi cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng sẽ giải phóng chất trung gian gọi là histamin. Khi hoạt chất này xâm nhập vào mô da, nó sẽ gây phát ban đỏ và ngứa. Vì lý do này, các nhà nghiên cứu đã bào chế ra thuốc có chứa thành phần chất kháng histamin. Thuốc này giúp bất hoạt các thụ thể histamin trong cơ thể.

Thuốc kháng histamin dạng bôi

Thuốc kháng histamin dạng bôi thường được sử dụng để điều trị nổi mề đay, dị ứng và mẩn ngứa. Một số loại phổ biến bao gồm:

  • Benadryl Cream: Chứa hoạt chất chính là Diphenhydramine. Có khả năng giảm nhanh triệu chứng ngứa da, làm dịu các tình trạng da khô, nứt nẻ,...
  • Phenergan: Chứa hoạt chất Promethazine. Có khả năng giảm ngứa hiệu quả và làm dịu nhanh các vết ban đỏ trên da. Thường được sử dụng cho các vết côn trùng cắn, dị ứng thức ăn,...

Thuốc kháng Histamin dạng uống

Tương tự như thuốc bôi ngoài da, thuốc kháng histamin dạng uống cũng ức chế hoạt động của các thụ thể histamin, từ đó đẩy lùi tình trạng mẩn ngứa. Histamin dạng uống có hai loại như sau:

  • Thuốc kháng histamin thế hệ cũ: Gồm Levocetirizine Dihydrochloride, Cetirizine, Fexofenadine, Loratadine,… có tác dụng chống viêm, giảm sưng ngứa.
  • Thuốc kháng histamin thế hệ mới: Gồm Zantac, Tagamet, Pepcid,… có tác dụng thu hẹp các mạch máu nhỏ dưới da, hỗ trợ giảm viêm, chống phù nề, cải thiện tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa.

Nếu tình trạng mẩn ngứa thuộc thể vô căn, ngứa nhiều hoặc ngứa toàn thân, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng histamin mạnh hơn như: Clarinex (desloratadine), Vistaril (hydroxyzine),...

Lưu ý: Thuốc kháng histamin dạng uống có thể gây chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, đau dạ dày, mờ mắt, buồn ngủ và các tác dụng phụ khác. Vì vậy hãy báo ngay với bác sĩ chuyên khoa khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường.

Thuốc kháng histamin được sử dụng để điều trị ngứa da hiệu quả

Thuốc kháng histamin được sử dụng để điều trị ngứa da hiệu quả

Thuốc ức chế calcineurin

Thuốc ức chế calcineurin là thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ có khả năng tác động trên tế bào lympho T, giúp ngăn chặn việc giải phóng các kháng thể, bao gồm cả thụ thể histamine. Từ đó cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Thuốc mỡ tacrolimus: Đây là một macrolid không có hoạt tính kháng sinh tạo ra từ vi khuẩn thường được sử dụng cho các bệnh viêm da như mẩn ngứa, mề đay,… Trên thị trường phổ biến với hàm lượng là 0,03% và 0,1%.
  • Pimecrolimus Cream: Với hoạt chất là dẫn chất ascomycin với hàm lượng 1% có khả năng tái thay đổi lớp màng bảo vệ da, giúp giảm các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ, châm chích khó chịu,...

Lưu ý: Thuốc này không được dùng cho vết thương hở. Cẩn thận trong khi sử dụng vì có thể xảy ra một số tác dụng phụ như nóng rát, nổi mụn,... 

Thuốc bôi chứa hoạt chất kháng sinh, kháng nấm

Một số các thuốc chứa hoạt chất kháng sinh và kháng nấm thường gặp như:

  • Ketoconazole: Được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm nấm nghiêm trọng trong cơ thể. Ketoconazole là thuốc kháng nấm nhóm azol, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của nấm trong cơ thể.               
  • Nizoral: Chứa thành phần chính Ketoconazol, là thuốc trị nấm ngoài da vô cùng hiệu quả, đặc biệt đối với hắc lào. Nizoral thường được bác sĩ chỉ định trong hắc lào, lang ben, nấm da đầu, vùng kín,…       
  • Canesten: Thuốc bôi trị nấm ngoài da Canesten chứa thành phần Clotrimazol thường được chỉ định trong các bệnh nấm da, hắc lào, lang ben, hăm tã, gàu,… Thuốc giúp cải thiện cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh đồng thời ngăn chặn sự phát triển của vi nấm. Thuốc chống chỉ định đối với trẻ em dưới 2 tuổi hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc. Ngoài ra, người mắc các vấn đề về gan cũng cần cân nhắc khi sử dụng thuốc trị nấm này.

Thuốc bôi chứa hoạt chất kháng sinh, kháng nấm giúp trị ngứa da 

Thuốc bôi chứa hoạt chất kháng sinh, kháng nấm giúp trị ngứa da    

>>Xem thêm: Mách bạn 5 cách giảm ngứa da tại nhà cực hiệu nghiệm 

Những lưu ý khi dùng thuốc trị ngứa da

Sử dụng thuốc trị ngứa da là biện pháp giúp đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm nhưng lạm dụng hay dùng sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Do vậy, người bệnh cần lưu ý những điều sau khi sử dụng:

  • Trước khi sử dụng thuốc trị ngứa da, cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu người bệnh thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn.

Thảo dược hỗ trợ cải thiện tình trạng ngứa da 

Ngoài cách chữa ngứa da bằng thuốc tây thì người bệnh có thể tham khảo thêm các loại thảo dược khác như cây nhàu, diệp hạ châu, cỏ nhọ nồi,... Trong đó, tác dụng chống dị ứng của cây nhàu đã được nghiên cứu và chứng minh bởi các dược sĩ Đại học Kinki tại Nhật Bản.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất MCL-ext trong nhàu có hiệu quả trong phản ứng quá mẫn tức thời. Bởi chất này ức chế giải phóng và phân hủy các chất gây viêm. Ngoài ra, MCF-ext (có trong quả nhàu) được đưa vào thử nghiệm lâm sàng ức chế sưng tai trong các mô hình phản ứng tức thời và phản ứng chậm, tương tự như viêm da dị ứng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy uống dịch chiết cây nhàu không gây ra bất kỳ tác dụng phụ tiêu cực nào, kể cả những thay đổi về trọng lượng cơ thể và nội tạng.

Cây nhàu trị mẩn ngứa cho hiệu quả lâu dài và không gây tác dụng phụ

Cây nhàu trị mẩn ngứa cho hiệu quả lâu dài và không gây tác dụng phụ

Kết hợp đông - tây y trong việc đối phó với chứng ngứa da

Việc điều trị ngứa da hiệu quả, tránh tái phát cần sự kiên trì của người bệnh vì khi cơ thể bị dị ứng lâu ngày, các chức năng trên đã bị suy giảm nên việc tăng cường củng cố lại không thể trong ngày một ngày hai là được.

Hiện nay, phác đồ điều trị dị ứng hiệu quả, tránh tái phát được áp dụng như sau:

  1. Giảm các triệu chứng khó chịu của dị ứng: Sử dụng thuốc kháng histamine. Người bệnh chỉ nên uống tối đa 5 ngày vì thuốc có nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.
  2. Hỗ trợ điều trị, tránh tái phát: Sau khi giảm được các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn, người bệnh uống bổ sung Phụ Bì Khang trong thời gian từ 3 đến 6 tháng.

Phụ Bì Khang là sự kết hợp của Cao Gan, Cao Nhàu và L-Carnitine Fumarate theo nguyên lý bên trên và đã được nghiên cứu lâm sàng tại 3 bệnh viện Da liễu đầu ngành. Chi tiết nghiên cứu bạn đọc xem tại đây.

Phối hợp Phụ Bì Khang và thuốc giúp cải thiện nhanh tình trạng dị ứng

Phối hợp Phụ Bì Khang và thuốc giúp cải thiện nhanh tình trạng dị ứng

Sự kết hợp giữa thuốc kháng histamine và Phụ Bì Khang trong việc hỗ trợ điều trị dị ứng, mề đay, mẩn ngứa đã được chứng minh hiệu quả và đăng tải trên tạp chí y học thực hành số 7/2011 và số 4/2014, bạn đọc có thể tìm đọc.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Thay lời cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và đồng hành cùng sản phẩm trong suốt thời gian vừa qua, nhãn hàng Phụ Bì Khang đang có chương trình TÍCH ĐIỂM THÀNH CÔNG 6 HỘP TẶNG NGAY 1 HỘP với ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Theo đó, khi mua đủ 6 hộp sản phẩm Phụ Bì Khang, khách hàng sẽ nhận được 1 hộp miễn phí, tương đương tiết kiệm 15%.  Xem chi tiết chương trình TẠI ĐÂY!

Khuyến mại từ sản phẩm Phụ Bì Khang

Khuyến mại từ sản phẩm Phụ Bì Khang

Trên đây là tổng hợp những loại thuốc trị ngứa da được bác sĩ khuyên dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn tìm được cách khắc phục tình trạng ngứa da phù hợp. Hãy liên hệ đến Hotline Zalo/Viber 0916755060 - 0916757545 nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này nhé!

 

Link tham khảo:

https://www.medicinenet.com/itch/article.htm

https://www.medicinenet.com/non-itchy_red_spots_20_skin_disorders/article.htm

https://www.medicinenet.com/itch/symptoms.htm