Trong nền y học cổ truyền của nhiều quốc gia, trái nhàu được biết đến là thảo dược quý với vô số lợi ích cho sức khỏe con người. Ngày nay, các nhà khoa học cũng đã chứng minh tác dụng tuyệt vời của trái nhàu đối với những bệnh lý liên quan đến miễn dịch, trong đó có mề đay mẩn ngứa, dị ứng. Đây là bước tiến mới của y học trong thế kỷ 21 giúp cải thiện bệnh mề đay, dị ứng hiệu quả, an toàn.
Nhàu – Dược liệu quý từ ngàn đời xưa
Nhàu – tên khoa học là Morinda citrifolia, thuộc họ cà phê, phân bố khắp các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới trên thế giới. Tại Việt Nam, nhàu được biết đến với tên gọi như cây ngao, ngao núi, mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc theo bờ sông bờ suối, ao hồ hoặc mương rạch khắp các tỉnh miền Nam.
Mỗi bộ phận của cây nhàu như trái, hạt, vỏ, lá và hoa,... được dùng theo những cách khác nhau tùy theo giá trị dinh dưỡng. Trong đó, trái nhàu chứa các hợp chất hóa học có giá trị nhất. Hầu hết nhàu được tiêu thụ dưới dạng quả tươi bằng cách ép lấy nước. Ngoài ra, chúng còn được phơi khô hoặc ép thành bột.
Theo nhiều nghiên cứu, trong nhàu chứa hơn 200 chất phytochemical có đặc tính sinh học như axit, rượu, phenol, saccharide, anthraquinone, carotenoid, este, triterpenoit, flavonoid,... với một loạt các tác dụng: Giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, hạ huyết áp, tẩy giun sán, giảm kích thước khối u và tăng cường miễn dịch.
Vì vậy, trái nhàu đặc biệt phù hợp với các bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch như: Mề đay mẩn ngứa, viêm da dị ứng, eczema,…
Trái nhàu - Dược liệu quý trong chăm sóc sức khỏe
Công dụng của nhàu trong việc cải thiện mề đay, dị ứng
Dù có hình thù xấu xí nhưng trái nhàu lại ẩn chứa vô số công dụng cho sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng của trái nhàu với bệnh mề đay, dị ứng.
Giảm đau
Từ xưa, người ta đã đưa trái nhàu vào làm nguyên liệu trong các loại thuốc giảm đau, đặc biệt là những cơn đau do bị thương, căng thẳng hay mệt mỏi. Mề đay không chỉ gây ngứa khó chịu, mà còn kèm theo cảm giác căng tức, nóng rát khó chịu. Vì vậy, nhàu hoàn toàn có thể giải quyết được tình trạng này.
>>> Xem thêm: 5 cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Chống viêm
Trong nhiều nghiên cứu trên động vật, nước ép nhàu giúp làm giảm các ổ viêm do hoạt chất bradykinin gây ra. Do đó, nó giúp giảm viêm, sưng do mề đay, thúc đẩy vết thương mau lành, hạn chế hình thành sẹo. Trong nhàu chứa hoạt chất aucubin, geniposide có tác dụng trong việc ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF-α), interleukin 6, COX-2,... Từ đó giảm phù nề và các phản ứng quá mẫn.
Bên cạnh đó, hợp chất terpenoid, iridoid trong trái nhàu còn có khả năng chống lại virus, vi khuẩn với phổ sinh học rộng. Một nghiên cứu tại Nhật Bản vào năm 2014 đã chỉ ra, 2 hoạt chất là MCL-ext và MCF-ext có tác dụng ức chế sưng tai hiệu quả, tương tự với phản ứng viêm da.
Nhàu có tác dụng chống viêm, giảm sưng tấy do dị ứng
Hỗ trợ hệ thần kinh
Theo nghiên cứu, thành phần captalol trong nhàu là 1 iridoids có tác dụng bảo vệ thần kinh hiệu quả. Cụ thể giúp an thần, ổn định giấc ngủ, làm đẹp da. Cơ chế hoạt động là tăng sinh synaptophysin và kích thích Protein Kinase C (là enzym tham gia vào nhiều chức năng tế bào thần kinh).
Các công dụng này rất thích hợp với phụ nữ, người mất ngủ, ngủ trằn trọc, không ngon giấc, nhất là khi mề đay thường tái phát vào ban đêm. Đồng thời, việc ngủ đủ sẽ giúp tái tạo sức khỏe hiệu quả hơn, giảm trạng thái mệt mỏi, khó chịu do ngứa nhiều.
Tăng khả năng miễn dịch
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra, hợp chất Polysaccharides trong nhàu có khả năng nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Thậm chí, nó còn cung cấp một lượng prosertonin nhiều gấp 40 lần so với quả dứa.
Khi vào cơ thể, chất này sẽ kích thích việc sản xuất những tế bào T – tế bào đóng vai trò chủ chốt trong tăng cường miễn dịch, chống lại bệnh tật. Thậm chí, nó có thể tấn công và tiêu diệt một số loại vi khuẩn trong cơ thể.
Nhàu giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể
Kích thích phục hồi da
Nước ép trái nhàu được các nghiên cứu chỉ ra có khả năng kích thích sản xuất collagen, từ đó giúp tăng phục hồi vết thương do mề đay, mẩn ngứa. Ngoài ra, các thành phần acid amin trong nhàu cũng có công dụng là tăng cường sửa chữa và tái tạo tế bào mới.
Duy trì các hoạt động chức năng
Khi tiêu thụ nhàu, một số hợp chất hữu ích sẽ được hấp thu tại đường ruột và chuyển hóa thành serotonin. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự vận hành bình thường của các tế bào.
Ngoài ra, serotonin còn được tổng hợp ở hệ thần kinh trung ương với nhiều vai trò khác nhau như: Điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn, giấc ngủ, co cơ và một số chức năng thuộc về nhận thức. Khi đó, nó hỗ trợ củng cố các cơ quan trong cơ thể như gan, thận, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, chống oxy hóa và làm lành tổn thương nhanh hơn.
Hướng dẫn cách dùng trái nhàu trị mề đay mẩn ngứa
Có rất nhiều cách dùng trái nhàu để điều trị các vấn đề ngoài da, bao gồm:
- Uống nước ép trái nhàu: Chuẩn bị trái nhàu tươi ngâm với nước muối để làm sạch, sau đó để ráo. Đem ép lấy nước để uống, thường nước ép nhàu có vị khá khó uống, bạn có thể cho thêm một chút muối.
- Trái nhàu ngâm rượu: Có thể dùng trái tươi hoặc khô đều được. Sau khi sơ chế thì cho vào bình ngâm với tỷ lệ 1kg trái nhàu khô hoặc tươi đem ngâm với khoảng 3-4 lít rượu gạo trắng. Đối với trái nhàu khô sau 45 ngày là có thể sử dụng còn trái tươi cần đến 2 tháng.
Tuy nhiên, những cách này thường mất thời gian chuẩn bị và không thể đảm bảo vệ sinh tuyệt đối, người bệnh có thể cân nhắc.
Người bệnh có chế biến thành nước ép hoặc ngâm với rượu
Lưu ý khi dùng nhàu cho những trường hợp mắc bệnh mề đay, dị ứng
Nhàu là vị thuốc quý nên được ứng dụng rộng rãi trong điều trị nhiều bệnh lý, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến dị ứng, miễn dịch. Tuy nhiên, việc dùng nhàu làm sao để đạt mục tiêu điều trị, liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người thì không phải ai cũng biết.
Trong khi đó, hiện nay, có rất nhiều chế phẩm làm từ nhàu như: Quả nhàu phơi khô, bột nhàu,... gây ra không ít khó khăn cho người sử dụng. Vì thế, chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn sản phẩm viên nén chứa chiết xuất nhàu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được nghiên cứu và cấp phép lưu hành của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn. Có như vậy thì việc điều trị mề đay mới đạt hiệu quả, bền vững.
Nổi bật trong các sản phẩm hỗ trợ cho người bị mề đay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang. Sản phẩm gồm 3 thành phần là cao nhàu, cao gan, L-carnitine fumarate giúp giảm ngứa, viêm, tăng cường chức năng gan, thận, tăng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng. Từ đó, hỗ trợ làm lành các thương tổn, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Phụ Bì Khang có thành phần từ cao nhàu giúp giảm ngứa, mề đay hiệu quả
Mỗi thành phần của Phụ Bì Khang có nhiệm vụ và chức năng riêng nhưng đều hỗ trợ qua lại lẫn nhau, tạo nên hiệu quả vượt trội trong việc đẩy lùi mề đay, mẩn ngứa. Đây chính là lý do tại sao Phụ Bì Khang lại được tin dùng tới vậy.
Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại 3 bệnh viện là: Bệnh viện da liễu Trung ương, Trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện da liễu TP. HCM vào các năm 2009, 2011 và 2014. Các kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Sản phẩm nguồn gốc thảo dược, có tác dụng điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị căn nguyên bệnh mề đay.
- Làm giảm các triệu chứng mề đay và giảm tái phát
- Theo dõi bệnh nhân điều trị phối hợp Phụ Bì Khang + kháng histamin sau 4 tuần không thấy có tác dụng phụ.
- Hiệu quả rõ rệt sau 4 tuần sử dụng.
Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành do Bộ Y tế xuất bản số 708 tháng 3/2010, số 733 tháng 7/2011 và số 4/2014.
Chi tiết về các kết quả nghiên cứu của Phụ Bì Khang, bạn hãy xem TẠI ĐÂY.
Bạn cũng có thể lắng nghe những phân tích đến từ chuyên gia Trần Lan Anh để biết thêm các nghiên cứu qua video sau:
Cảm nhận của người dùng
Anh Nguyễn Ngọc Hùng (KP 11, số 49, đường 38, phường 12, quận Gò Vấp, TP. HCM) bị mề đay, mẩn ngứa hơn một năm và đã uống rất nhiều thuốc mà không khỏi. Là người có mối quan hệ rộng nên anh Hùng không tránh khỏi những buổi tiệc tùng, nhậu nhẹt. Hệ quả là cứ khi nào ăn hải sản hay đi mưa về, khắp người anh bị nổi mề đay, ngứa ngáy rất khó chịu. Nhưng giờ đây, anh Hùng đã cải thiện bệnh được 80-90% nhờ dùng Phụ Bì Khang. Mời bạn xem thêm chia sẻ của anh Hùng TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
>>> Ths Hoàng Khánh Toàn đánh giá: “Có thể nói, Phụ Bì Khang là sự giao duyên giữa cổ và tân, y học hiện đại và cổ truyền. Về thành phần, thứ nhất là cao nhàu. Trong y học cổ truyền, nhàu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi dưỡng cơ thể. Y học hiện đại cũng đã chứng minh nó giúp cải thiện chức năng miễn dịch nên rất tốt trong việc giải độc, cũng như giải mẫn cảm cho cơ thể”.
>>> Chuyên gia Diệp Xuân Thanh cho biết: “Hiện nay, người ta đã phối hợp thuốc kháng histamin và một thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ thảo dược là Phụ Bì Khang để làm giảm mề đay tái phát an toàn, hiệu quả. Trong Phụ Bì Khang có chứa cao nhàu, giúp tăng cường giải độc cho gan, thận. Đồng thời, nó còn giảm triệu chứng ngứa rất tốt, rút ngắn thời gian điều trị và khi duy trì lâu dài có thể giúp người bệnh không bị tái phát. Mặt khác, sản phẩm này còn có cao gan, giúp tăng cường chức năng gan, thải độc tốt hơn. Ngoài ra, L-carnitine fumarate có trong Phụ Bì Khang sẽ tăng cường năng lượng tế bào, từ đó tăng sức đề kháng cho cơ thể”.
Chuyên gia Diệp Xuân Thanh đánh giá cao hiệu quả của Phụ Bì Khang
Các giải thưởng đã nhận được
Nhờ những đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngứa tái phát, Phụ Bì Khang đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng uy tín:
Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em
Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế châu Á Thái Bình Dương
Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng
Trái nhàu là một tài sản lớn mà thiên nhiên ban tặng cho người bị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng. Để đảm bảo an toàn và chất lượng, cũng như hiệu quả thực sự mà nguyên liệu này đem lại, người bệnh nên chọn sản phẩm uy tín có thành phần trái nhàu như Phụ Bì Khang.
Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh mề đay, mẩn ngứa tái phát và sản phẩm Phụ Bì Khang, bạn hãy liên hệ tới Hotline Zalo/Viber 0916755060 - 0916757545 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Link tham khao
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4080509/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18063495/
https://www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/morinda-citrifolia