Mề đay ngày càng phổ biến, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm và sức đề kháng kém. Bạn có là một trong những trường hợp như vậy và lo lắng bị nổi mề đay phải làm sao? Làm thế nào để khỏi bệnh nhanh và không bị tái phát trở lại? Bí mật sẽ được bật mí ngay sau đây.
1. Tránh tiếp xúc nguyên nhân
Nguyên tắc và cũng là yếu tố quan trọng nhất trong điều trị bệnh mề đay là xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, sau đó loại bỏ. Trong một vài trường hợp, điều này có thể dễ dàng được tìm ra, nhưng phần lớn là không rõ tác nhân cụ thể. Do đó, để việc chữa trị mề đay nhanh có kết quả và đúng hướng nhất, bạn cần đến các bệnh viện chuyên khoa da liễu và làm xét nghiệm dị nguyên. Khi đã tìm được nguyên nhân gây bệnh, việc tránh tiếp xúc lại cũng quan trọng không kém, đặc biệt là những người bị dị ứng thời tiết nổi mề đay hay do bia rượu. Đó chính là lý do giải thích cho việc chữa mề đay mãi không khỏi và bị tái phát.
Xác định nguyên nhân nổi mề đay giúp điều trị mề đay đúng và hiệu quả
2. Thay đổi lối sống
Ăn uống và sinh hoạt đóng một vai trò cấp thiết đến quá trình chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là giải pháp hay, trả lời cho câu hỏi bị nổi mề đay phải làm sao? - Nói không với các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá... - Không ăn các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn có quá nhiều đạm, hạn chế đường và muối trong các bữa ăn - Uống đủ nước, ăn nhiều các loại thức ăn có tính mát như cam, cà chua, mướp đắng... để thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể - Bổ sung nhóm thực phẩm chống viêm, giàu omega 3 vào các bữa ăn hàng ngày, ví dụ tỏi, gừng, cá thu... - Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm. - Tập thể dục thường xuyên để tăng cường và nâng cao sức đề kháng. - Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo với chất liệu vải thoáng mát, tránh để cơ thể ra mồ hôi
3. Sử dụng thuốc dị ứng hợp lý
Ngứa là điểm khó chịu, cũng là khởi đầu của chuỗi lây lan và mệt mỏi của bệnh mề đay. Do đó, thuốc chống dị ứng được coi là giải pháp của nhiều người khi mắc bệnh này. Tuy nhiên, đặc điểm của thuốc chống dị ứng là chỉ làm giảm triệu chứng, không chữa bệnh nên chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Ngoài ra, các thuốc này đều có thể gây độc cho gan thận, thậm chí khiến bệnh mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy nên, chỉ dùng thuốc nếu quá ngứa và hỏi ý kiến của bác sĩ về tình trạng của bạn nhằm hạn chế các tác dụng bất lợi của thuốc đến cơ thể bạn là một yếu tố quan trọng khi bị nổi mề đay phải làm sao.
Có thể bạn muốn biết:
- Điều trị mề đay - mẩn ngứa: Những kiến thức không thể bỏ qua
- Kinh nghiệm hay khi đẩy lùi được dị ứng, mẩn ngứa, mề đay mãn tính
4. Liệu pháp Đông Tây y kết hợp
Những gợi ý khi bị nổi mề đay ở trên chắc chắn sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng bệnh. Tuy nhiên, chỉ áp dụng những lưu ý này là chưa đủ, đặc biệt là những đối tượng mắc bệnh lâu năm hay không rõ về tình trạng cụ thể của bản thân. Vậy ngoài những yếu tố trên thì khi bị nổi mề đay phải làm sao?
Đó là thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, giúp hệ miễn dịch có thể đủ khỏe để tự nó chống lại các triệu chứng khó chịu, đẩy lùi mề đay từ sâu bên trong. Điều này được tiến hành bằng cách dùng thảo dược và các chất chiết xuất từ thảo dược để điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể, cụ thể là sử dụng những sản phẩm hỗ trợ điều trị như Phụ Bì Khang. Hoạt động theo cơ chế Đông Tây y kết hợp, vừa tăng cường chức năng giải độc và thải độc của cơ thể, vừa cung cấp năng lượng tế bào, giúp hệ miễn dịch khỏe hơn, Phụ Bì Khang sẽ từng bước cải thiện các triệu chứng mề đay từ trong ra ngoài, đẩy lùi mề đay tận gốc và chống tái phát. Đây chính là ưu thế vượt trội của Phụ Bì Khang so với các phương pháp điều trị mề đay trước đây, giải quyết hiệu quả các vấn đề mà người bị nổi mề đay gặp phải.
Bị nổi mề đay phải làm sao luôn là câu hỏi được đặt ra rất nhiều nhưng không phải ai cũng có thể tìm được câu trả lời chính xác. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn có được lộ trình chữa bệnh hiệu quả và nhanh chóng. Nếu bạn có câu hỏi về mề đay, mẩn ngứa, dị ứng, bạn hãy Comment/Inbox để lại thông tin hoặc số điện thoại để được các chuyên gia hỗ trợ một cách nhanh nhất.