Bệnh mề đay vẫn được coi là bệnh ngoài da khó chịu nhưng không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, đó là một hiểu nhầm tai hại vì thực tế khi mề đay biến chứng nặng sẽ đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Cách trị nổi mề đay | Nguyên nhân nổi mề đay
Chủ quan với một chút hải sản mà gặp họa
Mề đay xuất hiện rồi lại biến mất, ngoài việc khiến người bệnh ngứa ngáy, nóng rát khó chịu thì nó lại thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, căn bệnh đơn giản này lại khiến chị Hà phải đi cấp cứu vì chủ quan với biến chứng của nó.
Bình thường chị Hà cũng biết mình bị dị ứng nhẹ với hải sản, mỗi lần chỉ dám ăn chút ít nên nếu có nổi mề đay thì cũng chỉ rất nhẹ. Tuy nhiên lần đó đi du lịch cùng công ty, quá vô tư vui vẻ với đồng nghiệp, chị đã quên bẳng việc mình bị dị ứng với hải sản nên vô tư ăn nhiều hơn ngày thường. Và đến buổi đêm thì chị bắt đầu nổi mề đay khắp người, nôn thốc nôn tháo và vô cùng khó thở. Lúc này mọi người tá hỏa đưa chị đi cấp cứu.
Nổi mề đay có thể gây ra biến chứng rất nguy hiểm
Theo BS Hữu Doanh BV Da Liễu TW, với bệnh nhân bị mề đay thể nặng sẽ có những biến chứng nguy hiểm như phù mạch, mề đay nổi trong ruột khiến rối loạn tiêu hóa. Khi đó dịch trong mạch máu bị tiết xuất liên tục khiến người bệnh mất nước, phù khí quản khiến bệnh nhân không thở được dẫn đến tử vong. Trường hợp nổi mề đay gây khó thở và tiêu chảy được coi là trường hợp nổi mề đay cần cấp cứu.
Xem thêm: Triệu chứng nổi mề đay
Do vậy, bệnh nhân không nên chủ quan coi mề đay là bệnh da liễu đơn thuần. Khi điều trị cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
1. Tùy mức độ của thuốc sẽ đáp ứng với từng mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh nên phải tuyệt đối kiên nhẫn khi điều trị.
2. Phải tìm được chính xác nguyên nhân để loại trừ.
3. Phải bảo vệ và tăng cường chức năng gan, thận, sức đề kháng để lọc và thải chất gây dị ứng mề đay hiệu quả.
Cộng 3 nguyên tắc trên, căn bệnh mề đay tái phát sẽ được điều trị triệt để tận gốc.
** Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa từng người