Chữa mề đay bằng lá khế là mẹo dân gian được ông cha ta lưu truyền từ thời xưa đến nay. Có nhiều cách dùng lá khế để trị mề đay, tùy theo sở thích và khả năng đáp ứng của mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết công dụng của lá khế hay dùng như thế nào cho hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các cách chữa mề đay từ loài cây quen thuộc này.

Công dụng của lá khế với bệnh mề đay

Khế là loài cây thân gỗ thuộc họ Oxalidaceae, được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam. Ngoài làm cây cảnh và cho quả, khế còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

Theo đông y, lá khế có vị chua, chát, lành tính, giúp tán nhiệt, lợi tiểu, dùng để chữa ung nhọt, lở ngứa do huyết nhiệt. Với đặc tính này, lá khế giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng, mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt ngoài da khá tốt.

Ngoài ra, y học hiện đại cũng đã chứng minh lá khế chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất, có tác dụng phục hồi các tế bào bị tổn thương và ức chế vi khuẩn gây hại.

Chữa mề đay bằng lá khế có hiệu quả không? Chữa mề đay bằng lá khế được nhiều người sử dụng

Cách trị mề đay bằng lá khế được đánh giá khá lành tính với một số người và chi phí thực hiện thấp. Tuy nhiên, mẹo chữa này tận dụng dược tính tự nhiên của lá khế nên hiệu quả thường yếu hơn so với thuốc tây. Chính vì vậy, bạn chỉ nên dùng cách chữa mề đay bằng lá khế nếu bệnh nhẹ hoặc mới mắc bệnh.

>>> Xem thêm: Nổi mề đay dị ứng và những điều bạn cần biết

Các cách trị mề đay bằng lá khế

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách trị nổi mề đay bằng lá khế từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Sau đây là một số biện pháp được sử dụng phổ biến:

1. Tắm nước lá khế

Đây là cách trị mề đay bằng lá khế đơn giản nhất và được khá nhiều người áp dụng. Người ta thường làm như sau:

    • Lấy 200g lá khế tươi chua đem rửa sạch, loại bỏ tạp chất, vò nát rồi cho vào nồi đã có sẵn 2 lít nước cùng một chút muối, sau đó đun sôi.
    • Khi nước lá khế sôi, để nguội một lúc rồi pha với nước lạnh cho ấm và tắm như bình thường. Sau khi tắm nước lá khế, nên tắm lại bằng nước sạch.

Lưu ý: Không dùng cách chữa mề đay này trên những vùng da có dấu hiệu viêm nhiễm, vết thương hở để tránh nhiễm trùng.

2. Dùng lá khế rang nóng

Dùng lá khế sao vàng rồi chườm lên vùng da bị ngứa cũng là một phương pháp được người bệnh mề đay sử dụng. Cách làm như sau:

    • Lá khế tươi rửa sạch, để ráo nước.
    • Cho lá khế vào chảo đảo đều tay đến khi héo lại rồi cho vào một mảnh vải sạch, để nguội một chút, tránh bị bỏng.
    • Dùng lá khế đã được sao vàng chà nhẹ lên vị trí bị nổi mề đay, tránh cọ xát mạnh. Hơi nóng và các hoạt chất từ lá khế sẽ giúp làm dịu cơn ngứa, mẩn đỏ lặn xuống, ngăn chặn thương tổn mới.
Sao vàng lá khế chườm mề đay mẩn ngứa Sao vàng lá khế rồi chà nhẹ lên vùng da bị mề đay sẽ giảm ngứa

3. Uống nước lá khế

Theo đông y, mề đay xảy ra là do cơ thể nóng trong người nên để cải thiện triệu chứng, cần loại bỏ hết các yếu tố gây bệnh từ bên trong. Chính vì vậy, không ít người đã dùng biện pháp đun nước lá khế uống để chữa mề đay và giảm ngứa. Cách thực hiện như sau:

    • Lá khế đem rửa sạch, để ráo nước.
    • Sau đó, cho lá khế vào chảo và sao vàng đến khi héo lại, đổ ra bát, chờ nguội rồi bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng dần.
    • Mỗi lần lấy một ít lá khế sao vàng hãm với nước sôi và uống như trà.

4. Xông hơi nước lá khế

Ngoài các cách chữa mề đay bằng lá khế ở trên, người bệnh cũng có thể sử dụng biện pháp xông hơi từ thảo dược này. Cách làm như sau:

    • Lá khế đem rửa sạch cho vào nồi nước để nấu sôi.
    • Đun sôi lá khế trong 3-5 phút thì tắt bếp, để nguội một lúc rồi sử dụng.
    • Bắc nồi nước lá khế vừa đun ra nơi kín gió, sau đó trùm chăn phủ kín người xông đến khi nước nguội. Tiếp tục dùng nước lá khế đó pha với nước ấm và tắm như bình thường để giảm ngứa.
Lá khế sao vàng hãm trà giúp giảm ngứa mề đay Dùng lá khế sao vàng hãm với nước sôi thay trà cũng là một cách trị mề đay

>>> Xem thêm: 3 Cách chữa mề đay mẩn ngứa phổ biến và hiệu quả nhất

Chữa bệnh mề đay bằng lá khế có thực sự hiệu quả không? Cần lưu ý điều gì?

Theo các chuyên gia, chữa mề đay bằng lá khế chỉ mang tính chất tạm thời, hỗ trợ giảm ngứa ở mức độ nhẹ, không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, với những trường hợp mề đay tái phát nhiều lần, lá khế hầu như ít có tác dụng và chỉ là biện pháp tình thế.

Ngoài ra, khi áp dụng các cách trị mề đay bằng lá khế, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Lá khế thường có nhiều sâu bọ và bụi bẩn nên cần rửa sạch trước khi sử dụng.
    • Trước khi tắm nước lá khế hoặc chườm, bạn nên thử trước ở một vùng da nhỏ để xem có bị dị ứng không, sau đó mới tiếp tục sử dụng.
    • Với những đối tượng có cơ địa nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú, cần thận trọng khi sử dụng.
    • Các cách chữa mề đay bằng lá khế chưa được chứng minh khoa học nên chỉ phù hợp với một số trường hợp nhất định. Do đó, người bệnh cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Chữa mề đay bằng lá khế chưa được kiểm chứng Các cách chữa mề đay bằng lá khế đều chưa được kiểm chứng khoa học

>>> Xem thêm: Nổi mề đay phải làm sao? Bật mí ngay giải pháp vừa hiệu quả lại an toàn

Phụ Bì Khang - Giải pháp từ thảo dược giúp đẩy lùi mề đay dị ứng đã được nghiên cứu lâm sàng

Thực tế cho thấy, các cách chữa mề đay bằng mẹo nói chung và lá khế nói riêng chỉ mang tính chất tạm thời, không có tác dụng đến nguyên nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp, chúng có thể kích hoạt các phản ứng dị ứng gây nổi mề đay và ngứa nhiều hơn. Mặt khác, trong quá trình đun nấu, các hoạt chất trong lá khế cũng mất đi nên làm giảm tác dụng. Ngoài ra, với những người bận rộn, việc thực hiện các cách chữa mề đay bằng lá khế rất khó vì nguyên liệu không có sẵn, tốn nhiều thời gian. Vậy nên, xu hướng được người bệnh lựa chọn hiện nay là các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, vừa có hiệu quả cao, an toàn và dễ sử dụng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc điều trị mề đay hiệu quả, người bệnh cần đảm bảo 2 mục tiêu sau:

    • Mục tiêu trước mắt: Kiểm soát triệu chứng ngứa, viêm, mẩn đỏ.
    • Mục tiêu lâu dài: Tăng cường chức năng gan (giải độc), thận (đào thải các chất có hại ra ngoài) và hệ miễn dịch của cơ thể (sức đề kháng).

Trên thị trường hiện có duy nhất sản phẩm Phụ Bì Khang đáp ứng cả 2 mục tiêu điều trị ở trên, tác động đồng thời vào 3 nguyên nhân sâu xa gây bệnh mề đay, đó là:

    • Cải thiện triệu chứng viêm, ngứa (cao nhàu): Theo các tài liệu, nhàu có tác dụng chống viêm, giảm đau nên rất phù hợp với người bị nổi mề đay, dị ứng. Ngoài ra, nhàu còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp vết thương mau lành, chóng lên da non. Điều này đã đáp ứng được mục tiêu điều trị mề đay trước mắt.
    • Tăng cường chức năng giải độc (cao gan), thải độc (cao nhàu): Thành phần cao gan giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu, chuyển hóa các chất có hại thành ít hại hơn. Đồng thời, cao nhàu giúp tăng cường chức năng thận, tăng khả năng đào thải các chất có hại ra khỏi cơ thể.
    • Tăng cường năng lượng tế bào (L-carnitine fumarate): Hiệu quả của sản phẩm càng được củng cố khi có thêm L-carnitine fumarate giúp bảo vệ tế bào, tăng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
Cơ chế tác động của Phụ Bì Khang Cơ chế tác dụng của Phụ Bì Khang

Chính nhờ những công dụng ở trên, Phụ Bì Khang hỗ trợ điều trị hiệu quả các trường hợp mề đay cấp và mạn tính, giảm ngứa từ trong ra ngoài, từ đó ngăn ngừa tái phát. Tất cả các thành phần trong sản phẩm đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên đảm bảo an toàn, phù hợp với cả phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ.

Hơn thế nữa, Phụ Bì Khang đã được nghiên cứu tại 3 bệnh viện da liễu uy tín, ghi nhận hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ điều trị mề đay. Các kết quả nghiên cứu đều ghi nhận:

    • Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, có tác dụng điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị căn nguyên bệnh mề đay
    • Làm giảm các triệu chứng mề đay và giảm tái phát
    • Theo dõi bệnh nhân điều trị phối hợp Phụ Bì Khang + Kháng histamin sau 4 tuần không thấy có tác dụng không mong muốn.
    • Hiệu quả rõ rệt sau 4 tuần sử dụng.

Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành do Bộ Y tế xuất bản số 708 tháng 3/2010, số 733 tháng 7/2011 và số 4/2014.

Kinh nghiệm cải thiện mề đay mẩn ngứa thành công

Gần 10 năm có mặt trên thị trường, Phụ Bì Khang đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng trên khắp cả nước.

Điển hình như trường hợp của chị Trần Thị Minh Mỹ Ẩn (18/9 đường Bạch Mã, Phường 15, Quận 10, TP Hồ Chí Minh) bị mề đay tái phát 4 năm, phải ăn uống kiêng khem khổ sở mà bệnh vẫn không khỏi. Thế nhưng, nhờ kiên trì sử dụng Phụ Bì Khang trong 3 tháng liên tiếp, những nốt mẩn ngứa, mề đay của chị đã dần biến mất, thay vào đó là da dẻ hồng hào, sáng mịn trở lại. Giờ đây, chị Mỹ Ẩn đã có thể tự tin ăn uống như bao người mà không sợ mề đay tái phát trở lại. 

Cùng xem chia sẻ về hành trình chữa bệnh mề đay của chị Mỹ Ẩn TẠI ĐÂY.

Và còn rất nhiều trường hợp mề đay, dị ứng tái phát đã cải thiện được tình trạng của mình.

Xem thêm: Kinh nghiệm đẩy lùi dị ứng, mề đay, mẩn ngứa của các trường hợp khác TẠI ĐÂY.

Đánh giá của chuyên gia 

Phụ Bì Khang đã nhận được nhiều đánh giá cao từ các chuyên gia da liễu đầu ngành. Cùng lắng nghe những phân tích của Ths Diệp Xuân Thanh về tác dụng của Phụ Bì Khang trong hỗ trợ điều trị bệnh mề đay qua video sau:

Danh hiệu đã đạt được

Nhờ những đóng góp tích cực của mình trong việc hỗ trợ điều trị hiệu quả mề đay, mẩn ngứa tái phát, Phụ Bì Khang đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng cao quý:

Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em

Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế châu Á Thái Bình Dương

Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng

Trên đây là 4 cách trị mề đay bằng lá khế để bạn tham khảo. Tùy vào mức độ bệnh và triệu chứng thực tế, bạn hãy cân nhắc và lựa chọn biện pháp phù hợp. Tuy nhiên, để việc điều trị mề đay đúng mục tiêu và đảm bảo an toàn, bạn hãy thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt kết hợp sử dụng Phụ Bì Khang từ 3-4 tháng nhé!.

Để được giải đáp mọi thông tin liên quan đến bệnh mề đay, mẩn ngứa tái phát và sản phẩm Phụ Bì Khang,  bạn hãy liên hệ tới Tổng đài miễn cước: 18006302, Hotline (Zalo/Viber): 0916751651 / 0916767653 để được chuyên gia da liễu hỗ trợ kịp thời.

Thu Hương

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh