Bệnh mề đay, mẩn ngứa xảy ra trên 20% dân số, nghĩa là trong đời họ có một lần nổi mề đay. Bệnh mề đay xảy ra thường ở bệnh nhân có thể tạng dị ứng (atopic patients). Đa số trường hợp xảy ra cấp tính kéo dài vài giờ đến vài tuần.

me day man ngua.jpg

Nguyên nhân gây bệnh mề đay, mẩn ngứa

Trong bệnh mề đay sự dãn mạch máu, gia tăng tính thấm thành mạch, sự thoát dịch của mạch và protein là do histamin. Histamin làm trung gian trong nhiều loại đáp ứng ở mô và tế bào. Nó cũng là một chất trung gian hóa học quan trọng nhất trong bệnh mề đay. Ngoài ra một số chất vận mạch và yếu tố hoạt hóa tiểu cầu cũng có một số vai trò, đang được đầu tư nghiên cứu tích cực. Còn một loại mề đay do cơ chế không miễn dịch.

Mề đay cấp do miễn dịch IgE được tìm thấy ở bệnh nhân có bệnh huyết thanh, sốc phản vệ hay dị ứng phản ứng lại nhiễm trùng, thức ăn, phấn hoa, nhiễm ký sinh trùng và thuốc qua nhiều đường như tiêu hóa, hô hấp, truyền dịch, chích ngừa hay phẫu thuật.

Nguyên nhân nhiễm khuẩn bao gồm viêm gan siêu vi B và C, Helicobacter pylori, ký sinh trùng đường ruột, nhiễm nấm da, áp xe răng và viêm xoang. Ngoài ra mề đay còn nguyên nhân vật lý: mề đay do lạnh, nước, nắng, vận động gắng sức...

Mề đay mãn tính

Trong 70% trường hợp mà nguyên nhân không rõ, mặc dù với những phương pháp chẩn đoán toàn diện ta cũng không xác định được nguyên nhân. Vì thế bệnh này gọi là bệnh mề đay mạn tính vô căn.

Triệu chứng: thương tổn căn bản sẩn màu hồng lột hay trắng rồi trở nên xám ở giữa, màu hồng chung quanh, giới hạn rõ, tròn, cong queo hình đa cung. Sang thương phù nhiều thì có trung tâm màu trắng. Ngứa dữ dội ở sang thương là một triệu chứng điển hình của bệnh mề đay. Những cảm giác về châm, chích cũng được bệnh nhân diễn tả. Ban mề đay có hình thể rất thay đổi, tiến triển nhanh chóng độ một vài giờ cho đến vài ngày, sau đó mất đi trong khi những ban mề đay mới xuất hiện, càng gãi càng ngứa, và những sang thương mới xuất hiện. Ban mề đay thường kéo dài 8 – 12 giờ và có thể nổi bất cứ nơi nào. Ngứa dữ dội chiều và về đêm. Khi lành bệnh không để lại sắc tố trên da (sạm da). Mỗi khi sẩn phù ăn vào chỗ da lỏng lẻo, mí mắt, âm hộ, bao qui đầu, các niêm mạc thì lan nhanh chóng và rất nguy hiểm, đôi khi có bọng nước.

Giải pháp hiệu quả cho bệnh mề đay mẩn ngứa tái phát Nguyên lý điều trị hiệu quả bệnh mề đay mẩn ngứa tái phát

Mề đay cấp tính

Mề đay nổi trong vòng sáu tuần được gọi là mề đay cấp. Nếu mề đay nổi hơn sáu tuần được gọi là mề đay mãn, nguyên nhân thường không được biết. Mề đay mãn tính nhiều năm, gây ngứa ngáy và rối loạn giấc ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trẻ em thường mắc mề đay cấp tính nhiều hơn. Người lớn và phụ nữ dễ mắc mề đay mãn tính.

Cách chữa trị bệnh mề đay, mẩn ngứa

1. Chẩn đoán bệnh: khám bệnh kỹ, hỏi bệnh sử và làm xét nghiệm trong trường hợp mề đay mãn tính bao gồm công thức máu, thử chức năng gan, thận, định lượng bổ thể, xét nghiệm về bệnh chất tạo keo (collagen), huyết thanh chẩn đoán viêm gan siêu vi B và C, sinh thiết da trong trường hợp nghi ngờ viêm mạch mề đay, thử nghiệm phóng thích histamin của tế bào basophil. 2. Điều trị mề đay: loại bỏ nguyên nhân gây ra bệnh (cá biển, phấn hoa, thuốc sulphamide...) phối hợp với việc dùng thuốc kháng histamin (là một phương pháp được chấp thuận rộng rãi với các chuyên gia ngoài da), ngoài ra cần bổ sung các sản phẩm giúp tăng cường chức năng gan, thận và hệ miễn dịch như sản phẩm TPCN viên nén Phụ Bì Khang giúp cơ thể khỏe mạnh chống trọi lại với các yếu tố di nguyên xâm nhập từ đó phòng ngừa và điều trị tận gốc mề đay.