Khảo sát cho thấy, khoảng 25% số người mắc các bệnh liên quan đến dị ứng cơ địa và con số này đang có chiều hướng tăng lên. Vây dị ứng cơ địa là gì, những thông tin liên quan nào bạn cần biết. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây!

Dị ứng cơ địa là gì? Có nguy hiểm không?

Dị ứng cơ địa là bệnh mạn tính,  xảy ra do phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch khi gặp tác nhân “lạ”, mà trong khi những tác nhân này vô ở người bình thường. Người bị dị ứng cơ địa dễ phát bệnh khi tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường như: Ô nhiễm, khói bụi, thời tiết, thức ăn, vật nuôi… Các triệu chứng dị ứng có thể bùng phát ngay khi tiếp xúc hoặc sau vài tuần tùy thuộc vào mỗi người.

Dị ứng cơ địa ảnh hưởng trực tiếp đến da, dẫn đến nhiễm trùng da. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng máu, viêm màng phổi, suy hô hấp,… Người bị dị ứng cơ địa thường tái phát nhiều lần, rất khó điều trị dứt điểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ.

di-ung-co-dia-lien-quan-toi-mien-dich.png

Dị ứng cơ địa là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch khi gặp tác nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra dị ứng cơ địa

Theo các chuyên gia. đến nay tình trạng dị ứng cơ địa vẫn chưa có nguyên nhân rõ ràng và có liên quan trực tiếp đến rối loạn miễn dịch. Bên cạnh đó các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh bao gồm:

  • Di truyền: Đây là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất, cụ thể nếu các thành viên trong gia đình (ông bà, bố mẹ) có tiền sử mắc bệnh thì con cái họ sinh ra đa số cũng mắc. Điều này đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu y học trước đây và khả năng di truyền của bệnh dị ứng cơ địa lên tới 60%.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập và tấn công gây bệnh.Vì vậy, khi hệ thống miễn dịch của bạn bị suy giảm sẽ rất dễ làm bùng phát các triệu chứng dị ứng cơ địa.
  • Căng thẳng, stress mãn tính: Căng thẳng mãn tính rất dễ dẫn đến các bệnh dị ứng nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng. Nguyên nhân là do căng thẳng tác động trực tiếp lên đại thực bào và kích thích hệ thần kinh hoạt động. Ngoài ra, còn làm tăng sự mẫn cảm của hệ miễn dịch.

Vấn đề tâm lý có thể làm khởi phát các triệu chứng của dị ứng cơ địa.png

Vấn đề tâm lý có thể làm khởi phát các triệu chứng của dị ứng cơ địa

>>Xem thêm: 5 cách giảm sưng khi bị dị ứng – Khám phá ngay!

Những biểu hiện của dị ứng cơ địa

Biểu hiện của dị ứng cơ địa điển hình nhất là trên da, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến hô hấp và cả đường tiêu hóa. Cụ thể:

  • Da đỏ, phồng rộp, chảy dịch và nổi gồ lên.
  • Ngứa và sưng tại một số vị trí hoặc lan rộng toàn thân.
  • Trong trường hợp nặng, da có thể bị tổn thương, trầy xước, nhiễm trùng, biến chứng nguy hiểm.
  • Các triệu chứng khác: Ngứa mũi, hắt hơi thường xuyên, nghẹt mũi, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa...

Tuy có biểu hiện ngoài da nhưng bệnh viêm da cơ địa không lây từ người này sang người khác, trừ trường hợp có liên quan đến virus, nấm. 

Để chẩn đoán bệnh dị ứng da do cơ địa người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm chất gây dị ứng trên da.

Dị ứng cơ địa gây ngứa điên cuồng.png

Dị ứng cơ địa gây ngứa “điên cuồng”

Phương pháp điều trị dị ứng cơ địa

Hiện nay, việc điều trị dị ứng cơ địa chủ yếu là phòng tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và cải thiện các triệu chứng. Trong đó, để kiểm soát triệu chứng, một số thuốc tân dược, các loại lá thuốc... Đặc biệt, xu hướng điều trị bệnh mạn tính được các chuyên gia khuyến cáo là nên dùng thảo dược hoặc sản phẩm có nguồn gốc thảo dược. 

Thuốc tây y trị dị ứng cơ địa

Sử dụng thuốc tây y là phương pháp giúp cải thiện tình trạng dị ứng cơ địa một cách nhanh chóng. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp. Cụ thể:

  • Thuốc kháng histamin: Đây là một loại thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh về dị ứng. Thuốc kháng histamin có nhiều dạng như tiêm, nhỏ mắt, xịt mũi và viên nén. Thuốc này hoạt động bằng cách ức chế histamin dưới da. Từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh dị ứng cơ địa.
  • Thuốc chứa corticosteroid: Thuốc chứa corticosteroid giúp giảm viêm và giảm tình trạng ngứa do dị ứng cơ địa.
  • Thuốc chống tình trạng xung huyết: Thuốc thường được kê cho những bệnh nhân bị dị ứng cơ địa và các bệnh đường hô hấp trước đó có các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp như hen suyễn.
  • Thuốc giảm mẫn cảm: Nhóm thuốc này chống lại IgE trong các phản ứng dị ứng, giúp cải thiện tình trạng bệnh. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị như: Thuốc kháng IgE, nhóm tổng hợp omalizumab và thuốc kháng lại thromboxan A2: Selatrolast, ozagrel, ramatroban...

Tuy nhiên, việc điều trị dị ứng cơ địa bằng việc sử dụng thuốc tây y không phải giải pháp tối ưu. Đặc biệt, các loại thuốc chống ngứa, chống dị ứng thường gây buồn ngủ, khô miệng, ảnh hưởng đến công việc của người bệnh. Việc tùy tiện sử dụng thuốc, không tuân thủ chỉ định của bác sĩ khiến việc điều trị thất bại, suy giảm chức năng gan dẫn đến dị ứng cơ địa tái phát dai dẳng. Vì vậy, để biết chính xác bị dị ứng uống thuốc gì, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc và liều lượng phù hợp?

Sử dụng thuốc kháng histamin để điều trị dị ứng cơ địa hiệu quả.png

Sử dụng thuốc kháng histamin để điều trị dị ứng cơ địa hiệu quả

Thảo dược, thành phần thiên nhiên cải thiện tình trạng dị ứng cơ địa

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị dị ứng thì việc kết hợp các thảo dược hay các sản phẩm thảo dược, thành phần thiên nhiên đang được nhiều người bệnh áp dụng. Kết quả nhận thấy phương pháp này có hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với việc dùng thuốc đơn độc. Các loại thảo dược, thành phần tự nhiên thường được biết đến trong việc hỗ trợ điều trị dị ứng cơ địa như:

Lá khế

Người bệnh cần chuẩn bị khoảng 1 nắm lá khế (bạn nên chọn những lá khế tươi). Thực hiện như sau

  • Lá khế rửa sạch với nước muối rồi để ráo.
  • Sau khi lá khế rửa sạch, bạn vò nhẹ rồi cho vào ấm đun nước.

Đun sôi với khoảng 1 lít nước, sau đó pha với nước nguội để tắm sẽ giúp bạn cải thiện các triệu chứng ngoài da và giảm các triệu chứng ngứa ngáy tốt hơn. Khi sử dụng lá khế tắm có thể kết hợp dùng xác lá để chà nhẹ nhẹ lên da để giảm ngứa ngáy, khó chịu khi bị dị ứng.

Lá hẹ

Nguyên liệu cần gồm lá hẹ tươi 100g, đem rửa sạch với muối và để ráo. Tiếp theo đun sôi khoảng 2-3l nước và cho lá hẹ đã cắt khúc vào. Đợi thêm 5-10 phút thì thêm chút muối hạt và tắt bếp. Đem phần nước này pha thêm nước lạnh đến đủ độ ấm thì dùng để tắm.

Lá đơn đỏ

Nguyên liệu cần chuẩn bị là lá đơn đỏ 100g. Các bước thực hiện bao gồm:

  • Rửa sạch lá đỏ sau đó để ráo.
  • Cắt nhỏ lá đỏ rồi cho vào nồi đun sôi với 3 lít nước.
  • Sau khi nước đun sôi để nguội rồi pha nước để tắm có tác dụng cải thiện tình trạng dị ứng cơ địa.

Trái nhàu

Từ rất lâu, trong Y học cổ truyền trái nhàu đã được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị bệnh ngoài da. Theo các nghiên cứu hiện đại, trong nhàu có chứa tới hơn 200 thành phần hoạt chất có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, polysaccharide, flavonoid, acid amin… Trong đó, polysaccharide có tác dụng chống dị ứng hiệu quả, đồng thời kích thích đáp ứng miễn dịch của tế bào lympho T. Bên cạnh đó, một nghiên cứu tại Nhật Bản vào năm 2014 đã chứng rằng MCL-ext có hiệu quả tích cực trong phản ứng quá mẫn tức thời (ITH) tương tự với tình trạng viêm da. Bên cạnh đó, nước ép từ trái nhàu cũng chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kích thích sản xuất collagen, tăng khả năng hồi phục da bị tổn thương.

Cách sử dụng trái nhàu đơn giản nhất là ép nước uống, nhưng nó có vị hơi đắng và khó uống. Ngoài ra, người ta còn đem ngâm rượu, làm thành cao hoặc bột nhàu... Tuy nhiên những cách này chưa thực sự tối ưu vì độ an toàn vệ sinh khi chế biến, nguồn gốc và khó kiểm soát về liều lượng. Do đó, người bệnh nên cân nhắc tìm hiểu, sử dụng những sản phẩm với thành phần trái nhàu được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn và tiến hành nghiên cứu lâm sàng.

Sử dụng cao nhàu giúp cải thiện tình trạng dị ứng cơ địa hiệu quả.png

Sử dụng cao nhàu giúp cải thiện tình trạng dị ứng cơ địa hiệu quả

>>Xem thêm: Hành trình đẩy lùi cơn ngứa, cải thiện dị ứng mề đay mãn tính nhờ 1 bí quyết đơn giản

Những lưu ý khi chăm sóc người bị dị ứng cơ địa

Những thói quen sinh hoạt hoặc chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị, phục hồi và phòng ngừa tái phát dị ứng cơ địa. Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp dị ứng cơ địa nhanh khỏi, người bệnh nên biết. 

  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho cơ thể để giúp tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin A, C, E, rau củ quả, nước ép...
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể (khoảng 1,5 - 2 lít) để cơ thể và hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh.
  • Tập thể dục đều đặn, thường xuyên cũng là hoạt động mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho làn da và sức khỏe, giúp ngăn ngừa các vấn đề về da do dị ứng.
  • Chăm sóc da.
  • Đối với những trường hợp dị ứng tái phát kèm theo các triệu chứng khác, cần được chăm sóc y tế kịp thời để can thiệp (đặc biệt kèm theo nôn, mẩn ngứa, tụt huyết áp…).

Trên đây là tổng hợp những thông tin về tình trạng cơ địa dị ứng. Nếu có thắc mắc nào liên quan đến vấn đề dị ứng cơ địa, hãy bình luận ở bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất!

 Link tham khảo: 

https://www.msdmanuals.com/professional/immunology-allergic-disorders/allergic,-autoimmune,-and-other-hypersensitivity-disorders/overview-of-allergic-and-atopic-disorders

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/what-is-atopy