Dị ứng thời tiết lạnh thường gây ngứa ngáy, nổi mày đay trên da. Các triệu chứng này có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh dưới 20 độ. Bệnh nếu không được kiểm soát tốt có thể gây phản ứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể về tình trạng này này qua bài viết ngay dưới đây.
Tìm hiểu dị ứng thời tiết lạnh là gì?
Dị ứng thời tiết lạnh là hiện tượng hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với sự thay đổi của thời tiết từ nóng sang lạnh hoặc những thay đổi trong môi trường như vi khuẩn, phấn hoa, khói bụi,... khi trời lạnh. Đây là một trong những vấn đề về da phổ biến, xuất hiện khi thời tiết chuyển lạnh hoặc sau khi người bệnh đi tắm, mắc mưa.
Trời lạnh dễ gây dị ứng
Dị ứng thời tiết thường xuất hiện với triệu chứng nổi mẩn đỏ, nổi mề đay và ngứa trên những vùng da tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Ở một số người bệnh bị dị ứng nặng, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến toàn thân. Nếu người bệnh không kiểm soát hiệu quả có thể gây biến chứng và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Có hai loại dị ứng thời tiết lạnh, cấp tính và mạn tính. Ở trạng thái cấp tính kéo dài từ 24 giờ đến dưới 6 tuần sẽ gây ra triệu chứng ngứa mũi và nổi mẩn đỏ trên da gây khó chịu cho người bệnh. Các biểu hiện thường bùng phát dữ dội sau khi thời tiết chuyển sang lạnh. Ngược lại, với dị ứng thời tiết lạnh mạn tính các triệu chứng sẽ khởi phát âm thầm và kéo dài trên 6 tuần.
Nguyên nhân và triệu chứng dị ứng thời tiết lạnh
Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời trở lạnh, độ ẩm cao có thể khiến da giảm tiết mồ hôi và bã nhờn. Chất sừng của da mất đi độ ẩm, da trở nên khô và bong tróc vảy. Điều này cũng có thể khiến protein trong cơ thể bị phân giải thành các chất có hại cho cơ thể. Làm cho cơ thể phản ứng với các tình trạng như ngứa, phát ban, nổi mụn, nổi mề đay,...
Thông thường, những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dị ứng thời tiết lạnh hiện nay bao gồm:
- Sức đề kháng của cơ thể kém do một số bệnh lý nền.
- Những đối tượng bị các bệnh như viêm da tiếp xúc, hen suyễn, nấm, viêm mũi dị ứng, lupus ban đỏ hệ thống tổn thương da,...
- Thông qua thực phẩm hoặc nhiều con đường khác khiến cơ thể tích tụ độc tố.
- Cơ địa ở một số người bị dị ứng với nhiệt độ thấp.
Những người bị dị ứng với thời tiết lạnh thường gặp các dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Viêm mũi là biểu hiện thường gặp nhất khi thời tiết thay đổi. Người bị viêm mũi sẽ có các triệu chứng bao gồm hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi,...
- Nổi mề đay và những mụn nước nhỏ là biểu hiện dễ nhận biết, thường xuất hiện. Lúc này da sẽ nổi mẩn đỏ, sưng tấy gây ngứa ngáy, khó chịu khắp người.
- Khó thở là tình trạng xuất hiện ở nhiều bệnh nhân dị ứng thời tiết lạnh. Trong một số trường hợp, có thể thấy tim đập nhanh, tức ngực và cơ thể mệt mỏi. Khi người bệnh xuất hiện tình trạng này cần đến ngay các cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.
Những dấu hiệu này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể chuyển sang giai đoạn dị ứng thời tiết mạn tính gây nguy hiểm cho cơ thể, biểu hiện là phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp,…
Nổi mề đay là biểu hiện dễ nhận biết của dị ứng thời tiết lạnh
>>Xem thêm: Bệnh dị ứng thời tiết nổi mề đay và hướng dẫn điều trị từ chuyên gia
Cách trị dị ứng thời tiết lạnh phổ biến hiện nay
Việc điều trị dị ứng thời tiết lạnh thường tập trung vào việc làm giảm và kiểm soát triệu chứng bệnh. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị ở mỗi người khác nhau. Một số phương pháp thường được sử dụng.
Sử dụng thuốc điều trị dị ứng
Sử dụng thuốc điều trị dị ứng là phương pháp đem lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên có thể gây ra tác dụng không mong muốn hoặc chống chỉ định với một số đối tượng đặc biệt. Do vậy, người bệnh cần chú ý xin ý kiến bác sĩ/dược sĩ trước khi sử dụng. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh dị ứng thời tiết lạnh, bao gồm:
- Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm được sử dụng để điều trị dị ứng thời tiết nóng và lạnh. Thoa kem dưỡng ẩm da thường xuyên giúp phục hồi lớp màng bảo vệ trên da. Nó cũng làm giảm kích ứng da và thô ráp. Một số loại kem dưỡng da dịu nhẹ thường thích hợp sử dụng như Eucerin, A-derma,…
- Thuốc kháng histamin H1: Một trong những cách hiệu quả để điều trị dị ứng thời tiết lạnh là sử dụng thuốc kháng histamin H1. Histamin là thành phần gây ra các tình trạng dị ứng. Do đó, sử dụng thuốc kháng histamin H1 sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng do dị ứng như phát ban, mề đay, nghẹt mũi, ho,... Những thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu. Do đó, không nên dùng cho những bệnh nhân cần sự tập trung cao độ.
- Thuốc tiêm epinephrine: Cách chữa dị ứng thời tiết lạnh kèm theo các cơn hen suyễn là tiêm thuốc epinephrine. Thuốc này có tác dụng kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Đồng thời, giúp phục hồi chức năng của hệ hô hấp và ngăn ngừa các phản ứng dị ứng. Tuy nhiên chỉ dùng trong trường hợp cấp cứu, dị ứng nghiêm trọng hoặc sốc phản vệ.
Sử dụng thuốc kháng histamin H1 là cách điều trị dị ứng thời tiết lạnh hiệu quả
>>Xem thêm: Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt – Bạn đã thử chưa?
Biện pháp trị dị ứng thời tiết lạnh tại nhà
Để giảm các triệu chứng của dị ứng, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian, sử dụng nguyên liệu tự nhiên như lá lốt, cây nhàu,… Biện pháp này an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
- Lá lốt
Trong lá lốt có chứa tinh dầu, đặc biệt là piperidine - một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng loại bỏ các triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa. Người bệnh có thể vò nát lá lốt, đun với nước rồi dùng khăn sạch thấm nước lá lốt rồi đắp lên vùng da bị ngứa. Rửa lại sau 30 phút và thực hiện 2 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất.
- Cây nhàu
Nhàu là vị dược liệu quý, được dân gian sử dụng để điều trị bệnh da liễu, cải thiện các triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa và dị ứng. Hiện nay, cây nhàu còn được cô đặc thành cao để cho vào các bài thuốc giúp tăng cường chức năng gan, thận và tăng cường hệ miễn dịch.
Trong một nghiên cứu tại khoa Dược, đại học Kinki, Nhật Bản về “Hoạt động chống dị ứng của chiết xuất nhàu và các thành phần của nó” đã chứng minh rằng hoạt chất MCL-ext trong nhàu có hiệu quả trong phản ứng quá mẫn tức thời (ITH).
Các nhà nghiên cứu sử dụng xét nghiệm giải phóng β-hexosaminidase cho thấy việc ức chế sự phân hủy là cơ chế hoạt động chính của MCL-ext. Ngoài ra, MCF-ext (có trong dịch chiết nhàu) được thử nghiệm lâm sàng trong các mô hình phản ứng tức thời và phản ứng chậm về ức chế sưng tai, tương tự với việc viêm da dị ứng.
Sử dụng cây nhàu điều trị dị ứng thời tiết lạnh an toàn, hiệu quả cao
Phụ Bì Khang – Đột phá từ thảo dược giúp đẩy lùi dị ứng thời tiết lạnh, phòng tránh tái phát
Dựa trên bài thuốc trị bệnh mề đay nổi tiếng của y học cổ truyền, theo công nghệ bào chế hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng thành công sản phẩm Phụ Bì Khang với nguồn gốc từ thảo dược giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ đẩy lùi bệnh hiệu quả, lâu dài.
Phụ Bì Khang giúp cải thiện triệu dị ứng thời tiết lạnh
Sản phẩm là sự phối hợp của 3 thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên với tác dụng cụ thể như sau:
- Cao gan: Chiết xuất từ gan động vật, chứa nhiều sắt, protein, vitamin giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào khỏe mạnh, tăng cường chức năng gan, tăng giải độc, bổ máu.
- Cao nhàu: Nhàu có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, làm dịu cơn ngứa, cải thiện triệu chứng viêm, mẩn đỏ, giúp vết thương mau lành, chóng lên da non. Đồng thời, cao nhàu giúp tăng cường chức năng thận, tăng khả năng thải độc, loại bỏ những chất có hại ra khỏi cơ thể.
- L-carnitine fumarate: Đây là một acid amin giúp tăng năng lượng cho tế bào, bảo vệ tế bào, từ đó tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, phòng chống mề đay tái phát.
Nhờ tác động trực tiếp đến những cơ quan trong cơ thể, Phụ Bì Khang giúp nuôi dưỡng và phục hồi các tế bào bị tổn thương một cách từ từ, qua đó giảm ngứa, viêm bên ngoài, cũng như ngăn chặn nguy cơ dị ứng, mề đay tái phát.
Lưu ý trong chăm sóc khi dị ứng thời tiết lạnh
Ngoài việc thực hiện các biện pháp điều trị trên, bạn cũng cần chăm sóc cơ thể đúng cách. Điều này có thể giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị.
- Uống nước ấm: Uống nước ấm thường xuyên có thể giúp làm dịu cổ họng, giảm ho và các triệu chứng hô hấp khác. Bạn cũng có thể uống trà gừng, vì gừng có tính ấm, vị cay, có tác dụng chống dị ứng. Nó cũng có thể cải thiện các triệu chứng hô hấp do dị ứng thời tiết lạnh.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Người bệnh nên hạn chế vận động và tham gia các hoạt động ngoài trời để giảm tiếp xúc với không khí lạnh, gió lạnh. Bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và giữ ấm cho cơ thể.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học: Bổ sung nhiều loại vitamin, protein, khoáng chất, tăng sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi da. Nên bổ sung thêm rau xanh, trái cây,… Có thể dùng kết hợp chanh, mật ong, gừng, sả,…
- Không tiếp xúc với mầm bệnh: Người bệnh không nên tiếp xúc với những tác nhân có khả năng gây kích ứng như lông động vật, phấn hoa, khói bụi, không khí ô nhiễm, mỹ phẩm, hóa chất,… nếu không sẽ gây dị ứng.
- Súc miệng thường xuyên: Khi bị dị ứng thời tiết lạnh kèm theo các triệu chứng như đau họng, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, người bệnh nên súc miệng hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn và làm dịu niêm mạc và hệ hô hấp. Người bệnh nên vệ sinh họng, mũi bằng nước muối sinh lý.
- Tắm nước nóng: Tắm nước nóng có thể giúp giảm tổn thương cho da, làm mềm da và kiểm soát cảm giác ngứa, khô da.
>>Xem thêm: Dị ứng thời tiết có lây không? Chuyên gia da liễu giải đáp
Cách phòng ngừa chứng dị ứng thời tiết lạnh
Dị ứng thời tiết lạnh thường không gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, những biểu hiện của bệnh có thể khiến bạn mệt mỏi, khó chịu. Nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Dị ứng thời tiết lạnh cũng dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. Để ngăn ngừa căn bệnh này, bạn nên thực hiện các bước sau:
- Khi thời tiết chuyển lạnh, luôn giữ ấm cho cơ thể.
- Khi di chuyển ngoài trời nên đội mũ, mặc ấm, đeo khẩu trang để hạn chế luồng khí lạnh xâm nhập vào cơ thể.
- Bạn nên sử dụng kem dưỡng da thường xuyên 2 lần mỗi ngày để cung cấp độ ẩm. Đồng thời cũng hạn chế tình trạng khô rát và bong tróc da.
- Tập thể dục mỗi ngày để tăng cường khả năng miễn dịch và phòng chống bệnh tật.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, đi ngủ sớm, tránh thức khuya.
- Hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, đồ lạnh,…
Dị ứng thời tiết lạnh là bệnh rất thường gặp và có nguy cơ tái phát cao. Do vậy, khi mắc bệnh bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về tình trạng dị ứng thời tiết lạnh hãy comment bên dưới phần bình luận để được giải đáp.
Link tham khảo:
https://www.verywellhealth.com/weather-allergies-5199163
https://www.webmd.com/allergies/how-weather-affects-allergies
https://www.epainassist.com/articles/health-advantages-and-disadvantages-of-cold-weather