Nhiều người tự nhiên bị phát ban, mẩn đỏ và mề đay khắp người mà không rõ nguyên nhân. Đặc biệt, nếu gãi sẽ càng ngứa và lan ra vùng da lành. Vậy mề đay là gì? Bệnh có nguy hiểm không và làm gì để khắc phục triệt để?

Nổi mề đay là gì?

Mề đay là một phản ứng cấp hoặc mạn tính của mao mạch gây phù ở da và niêm mạc. Tình trạng này đặc trưng bởi các nốt sẩn phù, ban đỏ nổi hơi nhô trên bề mặt da và gây ngứa. Mề đay thường xuất hiện đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Kích thước của chúng từ vài milimet đến vài centimet với nhiều hình dạng khác nhau, có thể đứng rải rác khắp người hoặc tập trung thành đám, mảng rộng. Sau vài phút hoặc vài giờ, những nốt sẩn phù có thể biến mất mà không để lại dấu vết, tuy nhiên bệnh rất hay tái phát.

Nổi mề đay có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, mề đay không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và tâm lý. Những hậu quả do mề đay gây ra như:

    • Nhiễm trùng: Mề đay gây ngứa ngáy dữ dội nên hầu hết người bệnh đều cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Thói quen đưa tay lên gãi lúc này sẽ không thể làm dịu cơn ngứa mà còn khiến vết mẩn nổi lên nhiều hơn. Nhiều người vì quá ngứa nên gãi đến xước da, chảy máu, khiến làn da bị tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
    • Làm giảm chất lượng cuộc sống: Những cơn ngứa do mề đay khiến người bệnh mất tập trung và luôn trong trạng thái căng thẳng. Nếu bị nổi mề đay vào ban đêm còn gây mất ngủ, uể oải vào ngày hôm sau.
    • Ảnh hưởng đến tâm lý: Mề đay để lại những nốt phát ban, mẩn đỏ trên da rất mất thẩm mỹ, khiến chị em cảm thấy tự ti, e ngại khi người khác nhìn thấy.
    • Sức khỏe suy giảm: Không chỉ dừng ở những cơn ngứa, mề đay còn có thể kích hoạt một phản ứng gây phù tại các vị trí như mí mắt, môi, lưỡi, bộ phận sinh dục ngoài… Hiện tượng này được gọi là phù mạch và làm sưng to cả một vùng, cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa. Nếu bị phù ở thanh quản hoặc hầu họng sẽ gây suy hô hấp, khó thở và phải xử lý cấp cứu.

Mề đay gây phù ở thanh quản Mề đay có thể gây phù ở thanh quản khiến người bệnh khó thở

    • Phụ thuộc vào thuốc: Mề đay rất dễ tái phát nên nhiều người phải dùng thuốc để giảm ngứa. Điều này khiến họ bị phụ thuộc bởi tất cả những thuốc trị mề đay hiện nay chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời, sau một thời gian ngắn sẽ hết tác dụng.

Với chị Trần Thị Minh Mỹ Ẩn (ở 18/9 đường Bạch Mã, phường 15, quận 10, TP. HCM) thì mề đay dị ứng đúng là một cơn ác mộng. Sau một lần ăn hải sản với bạn bè, chị bị nổi mề đay, mẩn ngứa khắp người và rất ngứa. Chị chia sẻ: “Tôi thường xuyên mất ngủ vì ngứa. Học hành thì không tập trung được. Tôi còn hạn chế gặp bạn bè vì xấu hổ bởi da dẻ xấu và đứng đâu cũng gãi”.

Ngỡ tưởng khi uống thuốc bác sĩ kê thì bệnh mề đay sẽ hết, nhưng chị Mỹ Ẩn không ngờ đây mới chỉ là khởi đầu cho chuỗi ngày tái phát dai dẳng sau đó. Mặc dù đã ăn kiêng rất kỹ và uống nhiều loại thuốc nhưng mề đay vẫn không khỏi dứt điểm khiến chị rất chán nản. Thậm chí, chị còn phải chuyển đến một nơi khác sinh sống với hy vọng thay đổi môi trường thì sẽ chữa khỏi bệnh. Thế nhưng, mọi sự cố gắng đều trở nên vô ích khi mề đay vẫn tái đi tái lại không ngừng. Chị Mỹ Ẩn chia sẻ thêm: “Vào thời điểm đó, các bạn của tôi trong túi lúc nào cũng có hộp phấn, thỏi son, riêng tôi luôn phải phòng bị một vài vỉ thuốc dị ứng mang theo người”.

>>> Xem thêm: Mề đay mạn tính vô căn và những điều cần biết

Làm gì để khắc phục mề đay hiệu quả?

Trên thực tế, có nhiều cách để khắc phục và cải thiện các triệu chứng của mề đay. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng khi mắc bệnh này:

Giảm ngứa tức thì

Nếu bị ngứa, nổi mề đay vào mùa nóng thì đắp gạc lạnh là một gợi ý bạn nên thử. Nhúng một chiếc khăn hoặc vải sạch vào nước lạnh rồi để trực tiếp lên vùng da bị mề đay cho đến khi cơn ngứa dịu lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số mẹo khác sau đây:

    • Trộn bột yến mạch hoặc baking soda với một chút nước tạo thành hỗn hợp hơi sệt rồi bôi lên vùng da bị ngứa, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Mẹo này sẽ làm dịu cơn ngứa tức thời và rất an toàn.

Baking soda giúp giảm ngứa Bôi baking soda lên vùng da bị mề đay sẽ giúp làm dịu cơn ngứa

    • Cắt từng lát lô hội tươi rồi bôi lên vị trí bị nổi mẩn, để yên trong 5 phút rồi rửa lại với nước. Lô hội chứa nhiều vitamin E, chống nấm và kháng khuẩn tốt nên rất hiệu quả trong điều trị bỏng, giúp giảm sưng, viêm, ngứa.
    • Dùng những thảo dược quen thuộc như gừng, tía tô, kinh giới… chà nhẹ hoặc nấu cùng nước sôi, sau đó ngâm với phần da bị nổi mẩn ngứa.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng một vai trò quan trọng đến sức khỏe mỗi con người và là yếu tố quyết định đến quá trình điều trị bệnh. Vì vậy, khi bị nổi mề đay, người bệnh cần đặc biệt lưu tâm đến thói quen ăn uống của mình như:

    • Uống nhiều nước, tiêu thụ rau xanh và trái cây tươi hàng ngày.
    • Tránh ăn đồ cay nóng, dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa…
    • Không dùng rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích.
    • Mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt như cotton để tránh bị kích ứng.
    • Làm việc hợp lý, tránh căng thẳng, áp lực quá mức.
    • Vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch.

>>> Xem thêm: 3 cách chữa mề đay mẩn ngứa phổ biến và hiệu quả nhất

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Như chúng ta đã biết, phần lớn các thuốc dị ứng hiện nay chỉ giúp điều trị triệu chứng mà không thể tác động đến nguyên nhân gây bệnh mề đay. Điều này xuất phát từ cơ chế tác dụng của thuốc, đó là ức chế miễn dịch, qua đó ngăn không cho nó phản ứng quá mức với các yếu tố dị nguyên, nhờ vậy làm giảm dị ứng, mẩn ngứa. Đây chính là đáp án cho câu hỏi: “Tại sao uống thuốc dị ứng mà bệnh mề đay vẫn tái phát?” mà người bệnh luôn băn khoăn, tìm hiểu.

Đang quá mệt mỏi vì cơn ngứa quấy rầy và ảnh hưởng đến cuộc sống thì trong một lần tình cờ đọc báo Phụ nữ TP. HCM, chị Mỹ Ẩn phát hiện ra sản phẩm Phụ Bì Khang có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị mề đay rất tốt. Chị trải lòng: “Thấy căn bệnh tôi đang mắc phải đúng như báo phân tích, mặc dù lúc đó cũng không đặt nhiều hy vọng về việc sẽ chữa được mề đay nhưng tôi nghĩ, cứ thử dùng xem có đỡ hơn chút nào không”. Cứ thế, chị mua Phụ Bì Khang sử dụng và uống đúng như chỉ dẫn ngày 4 viên chia 2 lần trước ăn 30 phút trong 3 tháng liên tiếp. Chỉ sau hộp thứ 3, chị đã cảm thấy dễ chịu hơn, cơ thể thoải mái, không còn bứt rứt, khó chịu vì ngứa. Đồng thời, chị cũng đã ăn được những món trước đây bị dị ứng và rất vui bởi mề đay, mẩn ngứa không xuất hiện nữa.

Chữa khỏi mề đay mẩn ngứa Nhờ sử dụng Phụ Bì Khang, chị Mỹ Ẩn đã thoát khỏi cơn ngứa (ảnh minh họa)

Tại sao Phụ Bì Khang giúp hỗ trợ điều trị mề đay hiệu quả?

Sở dĩ Phụ Bì Khang hỗ trợ điều trị các trường hợp dị ứng mề đay hiệu quả là nhờ sự kết hợp độc đáo giữa 3 thành phần của sản phẩm. Cụ thể:

    • Cao gan: Tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu. Trong cao gan còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất nên rất tốt cho những người đã dùng thuốc tây trong thời gian dài.
    • Cao nhàu: Với tác dụng kháng viêm, chống dị ứng và giảm đau mạnh mẽ nên cao nhàu giúp làm dịu cơn ngứa, thúc đẩy vết thương mau lành rất nhanh. Đồng thời, nhàu còn có tác dụng tăng cường chức năng thận, tăng khả năng thải độc, hỗ trợ quá trình chuyển hóa.
    • L-carnitine fumarate: Đây là một acid amin cung cấp năng lượng cho tế bào, bảo vệ tế bào, từ đó nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

Như vậy, Phụ Bì Khang vừa giúp giảm ngứa bên ngoài, vừa ngăn chặn nguy cơ tái phát bởi tác động trực tiếp đến các chức năng quan trọng trong cơ thể. Chính vì thế, sản phẩm phù hợp với người bị mề đay cấp tính và mạn tính, đặc biệt an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Phụ Bì Khang hỗ trợ điều trị mề đay Phụ Bì Khang giúp hỗ trợ điều trị mề đay dị ứng hiệu quả

Từ khi ra mắt, Phụ Bì Khang đã nhận được nhiều phản hồi và đánh giá tích cực của người dùng, cũng như các chuyên gia da liễu đầu ngành.

>>> Xem thêm: Nổi mề đay phải làm sao? Làm gì để không bị tái phát?

Cảm nhận của người dùng

Không chỉ chị Mỹ Ẩn mà rất nhiều các trường hợp bị dị ứng mề đay khác đã cải thiện bệnh một cách hiệu quả nhờ sử dụng Phụ Bì Khang.

>>> Anh Nguyễn Quang Thao (ở 460 Trần Quý Cáp, Đống Đa, Hà Nội)

Anh Thao là giám đốc một công ty liên quan đến in ấn khá có tiếng ở Hà Nội. Vậy nên, anh thường xuyên phải sử dụng rượu bia trong các bữa tiệc với khách hàng và đối tác. Tuy nhiên, mỗi lần sau đó, anh bị dị ứng, mẩn ngứa liên tục mà uống bao nhiêu thuốc cũng không khỏi. Nhưng nhờ sự trợ giúp từ vợ anh – chị Hương, những nốt mề đay mẩn ngứa đã biến mất. Hãy cùng xem những chia sẻ của anh Thao về cách chấm dứt cơn ngứa, dị ứng ngay TẠI ĐÂY.

Xem thêm: Kinh nghiệm đẩy lùi dị ứng, mề đay, mẩn ngứa của các trường hợp khác TẠI ĐÂY.

Đánh giá của chuyên gia

Lắng nghe Ths Diệp Xuân Thanh phân tích về hiệu quả của Phụ Bì Khang trong hỗ trợ điều trị mề đay dị ứng qua video sau:

>>> Xem thêm: PGS TS Trần Lan Anh tư vấn về chủ đề: “Người bị dị ứng hải sản dùng telfast có được không” TẠI ĐÂY.

Như vậy, chủ đề “Nổi mề đay là gì?” đã được làm rõ qua những thông tin bên trên. Nếu bị mề đay dị ứng, bạn hãy can thiệp sớm và đừng quên sử dụng Phụ Bì Khang để việc điều trị được hiệu quả và lâu dài.

Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh mề đay, mẩn ngứa tái phát và sản phẩm Phụ Bì Khang, bạn hãy liên hệ đến tổng đài miễn cước: 18006302, hotline (Zalo/Viber): 0916751651 / 0916767653 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Thu Hương

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh