Mề đay (dị ứng) là bệnh phổ biến và thường tự khỏi. Tuy vậy, có những lúc mề đay không chỉ hiền lành xuất hiện trên da mà còn có thể gây nguy hiểm chết người.

Một bệnh nhân 19 tuổi cho biết hồi nhỏ anh thường bị dị ứng (nổi mề đay) do ăn ếch, tôm... Từ khoảng 16 tuổi đến nay tình trạng dị ứng càng nhiều dù không ăn bất cứ hải sản nào, nhất là những lúc trời trở lạnh hoặc ngày ít nắng, buổi chiều tối hay gần sáng. Người bệnh vô cùng cực khổ, ngứa không chịu nổi.

noi-man-ngua-me-day.jpgnoi-man-ngua-me-day.jpg

Ban đầu nổi mẩn nhỏ như muỗi chích nhưng càng lúc càng to dần. Dù đã làm đủ cách theo lời khuyên của người quen như tránh gió, giữ ấm người nhưng càng giữ ấm, mặc ấm thì mồ hôi ra nhiều và mẩn đỏ nổi càng nhiều, càng ngứa. Đồng thời bệnh nhân này cũng bị bạc tóc sớm nên lo lắng, không biết mề đay có liên quan gì đến máu. Đi khám da liễu, đã thử máu nhưng chức năng gan bình thường.

Mề đay có thể gặp ở mọi lứa tuổi

Mề đay có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đây là một phản ứng của mạch máu trên da với cơ chế phức tạp có liên quan đến chất histamine.

Có nhiều nguyên nhân gây ra mề đay, có khi dễ dàng nhận biết nhưng đa số rất khó xác định. Việc điều trị chủ yếu là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh mề đay và sử dụng thuốc kháng histamine.

Triệu chứng mề đay là sẩn phù nổi gờ trên mặt da, giới hạn rõ, kích thước thay đổi từ vài milimet đến vài centimet, có khi 10-20cm hoặc lớn hơn, kèm theo ngứa và triệu chứng ngứa thường có trước khi phát ban và lan tỏa ngoài vùng phát ban. Ngoài ra, còn có cảm giác tê hoặc như kiến bò.

Các nốt sẩn xuất hiện thình lình, thường nổi về ban đêm, tồn tại vài phút hay vài giờ và biến mất không để lại dấu vết. Có trường hợp bệnh kéo dài vài ngày hay vài tuần, tháng, năm. Ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng khác như: hắt hơi, sổ mũi, suyễn và có thể đau bụng.

Trường hợp mề đay nặng có thể gây phù thanh quản, khó thở, suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng, cần phải xử trí khẩn cấp.

Mề đay cấp sẽ kéo dài dưới sáu tuần, diễn tiến nhanh, xuất hiện trong vài giờ hoặc vài ngày, sau đó biến mất. Loại mãn tính kéo dài trên sáu tuần, nguyên nhân thường phức tạp.

me-day-cap-tinh-co-the-keo-dai-toi-vai-tuan.webp

Có thể tóm tắt các nguyên nhân bệnh mề đay như sau

* Do thức ăn: Là nguyên nhân thường gặp. Tất cả các loại thức ăn đều có thể gây mề đay như: tôm, cua, cá biển, thịt bò, trứng, sôcôla, rượu...

* Do thuốc

* Do nhiễm khuẩn: Thường do ổ nhiễm khuẩn tại chỗ.

* Do tác nhân tâm - sinh lý: stress, xúc động, gắng sức có thể làm xuất hiện mề đay.

* Do yếu tố vật lý: Mề đay xuất hiện do lạnh, nóng (ánh sáng mặt trời), do chấn thương (da vẽ nổi), do cọ xát.

* Do virut: Ở một số bệnh nhân viêm gan siêu vi, nhiễm khuẩn tăng bạch cầu đơn nhân.

* Do ký sinh trùng: Nhiễm giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán... có thể xuất hiện mề đay và thường kéo dài.

* Do bệnh ác tính: Mề đay có thể phối hợp với bệnh ác tính như: ung thư, Hodgkin.

Mề đay không chỉ ở da

Có thể phân loại bệnh mề đay mẩn ngứa theo hình thái:

* Phù mạch: Còn gọi là phù quincke, phát ban đột ngột làm sưng cả vùng mặt, mi mắt, các chi và bộ phận sinh dục. Ngứa ít nhưng có cảm giác căng lan tỏa do phù nề sâu ở trung bì và hạ bì. Nguy hiểm của phù quincke là có thể làm tổn thương đường hô hấp trên như: phù thanh quản, lưỡi gà, cần phải xử trí cấp cứu.

* Da vẽ nổi: Xuất hiện trên da dưới dạng sẩn mề đay sau khi chà xát cơ học. Khi vạch một đường trên da bằng vật cùn thấy xuất hiện trên da một đường trắng, sau đó lan rộng ra và nổi gờ lên, sẩn này xuất hiện vài phút và biến mất sau 20 phút hay vài giờ.

* Mề đay do áp lực: Có đặc điểm là sưng nhiều và đau ở sâu, thường gặp từ 1-12 giờ sau khi bị áp lực tại chỗ. Bệnh thường xuất hiện ở chân sau khi đi bộ, đứng lâu, ở mông sau khi ngồi lâu, mặc quần áo chật.

* Mề đay do nước: Gặp ở bệnh nhân sau khi tiếp xúc với nước ở bất kỳ nhiệt độ nào.

* Mề đay cấp tiết choline: Thường do vận động thể lực, yếu tố nhiệt độ (nóng, lạnh) hoặc sau cảm xúc. Hay gặp ở người trẻ, phát ban đột ngột khắp cơ thể, kéo dài từ 30-90 phút hay vài giờ.

Trường hợp của bệnh nhân nói trên có thể là bị bệnh mề đay mãn tính, kèm với tình trạng bị chứng bạc tóc sớm nên nguyên nhân khá phức tạp. Những bệnh nhân này cần  phải bổ sung các sản phẩm như TPCN viên nén Phụ Bì Khang giúp tăng cường chức năng gan, thận và hệ miễn dịch đồng thời phải được khám, điều trị và theo dõi thường xuyên tại bác sĩ da liễu.

Thông tin thêm cho bạn

* Cách hiệu quả chữa bệnh mề đay

* Người bị mề đay mẩn ngứa cần kiêng những gì?

5-1.webp

-------------------------------------------------------------------------------

TPCN viên nén Phụ Bì Khang - Hỗ trợ điều trị mề đay cấp và mãn tính