Trong các bệnh ngoài da thì mề đay mẩn ngứa là tình trạng phổ biến và ai cũng có thể gặp phải. Thực tế, nhiều người tự nhiên bị nổi mề đay không rõ nguyên nhân dù trước đó không phản ứng với bất cứ thứ gì. Tại sao lại có hiện tượng này và làm gì để cải thiện mề đay khi nguyên nhân chưa được biết đến? Cùng tìm hiểu về chủ đề này trong nội dung bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây nổi mề đay

Theo các chuyên gia, có rất nhiều yếu tố tác động lên bệnh mề đay và kích thích nó xuất hiện, điển hình là: Dị ứng, các tác nhân vật lý, mắc một số bệnh...

Dị ứng

Đây là nguyên nhân hàng đầu trong các trường hợp bị nổi mề đay mẩn ngứa không rõ nguyên nhân. Dị ứng là phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch trước một tác nhân lạ mà nó coi là có hại. Khi một chất lạ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra kháng thể để tiêu diệt hoặc trung hòa nó.

Nổi mề đay không rõ nguyên nhân Dị ứng là nguyên nhân gây nổi mề đay

Ở lần tiếp xúc sau, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt tế bào mast giải phóng histamin – chất trung gian hóa học chịu trách nhiệm cho phản ứng viêm và dị ứng vào máu. Được phóng thích, histamin liên kết với một số hóa chất khác vỡ các liên kết mạch máu, gây rò rỉ chất lỏng dưới da, hình thành nên sưng, phù và đỏ. Đó chính là lý do giải thích cho việc tại sao dị ứng không xảy ra ngay lần đầu mà sau vài lần tiếp xúc mới xuất hiện.

Một ví dụ điển hình cho trường hợp này là dị ứng thức ăn, trong đó có hải sản. Trên thực tế, rất nhiều người không có tiền sử dị ứng với nhóm thực phẩm này nhưng sau vài năm, họ tự nhiên bị phản ứng, dẫn đến nổi mề đay, mẩn ngứa.

Các tác nhân vật lý

Bên cạnh nguyên nhân dị ứng thì các tác nhân vật lý cũng là một “thủ phạm” gây nổi mề đay tiềm ẩn. Đó có thể là: Ánh sáng mặt trời, nóng, lạnh, áp suất, không khí... Nguyên nhân gây bệnh mề đay vật lý chưa được biết rõ, nhưng các nhà khoa học cho rằng, nó là kết quả của những phản ứng tự miễn, còn gọi là tự kháng thể. Cũng bởi tự miễn dịch và cơ chế không dị ứng nên mề đay vật lý có xu hướng kéo dài, tái phát nhiều lần dẫn đến mạn tính.

Do một số bệnh khác

Nếu tự nhiên bị mề đay mà không rõ nguyên nhân, bạn cần kiểm tra xem bản thân có mắc thêm bệnh lý nào khác không. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nổi mề đay và các bệnh hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ở những trường hợp nổi mề đay do mắc các bệnh hệ thống, thì cơ chế gây bệnh chủ yếu là do phản ứng tự miễn dịch. Vì vậy, nếu mắc một số bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp hay bệnh thận mạn tính thì mề đay, mẩn ngứa xuất hiện là điều khó tránh khỏi.

Ngoài những tác nhân kể trên, nổi mề đay còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền và tiền sử dị ứng của mỗi người. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị mề đay thì khả năng con cái mắc bệnh sẽ cao hơn bình thường.

Nổi mề đay không rõ nguyên nhân do di truyền Di truyền đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng

Mặc dù có nhiều yếu tố tác động lên bệnh mề đay và kích thích nó xuất hiện nhưng giới chuyên gia cho biết, nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng này là do suy giảm chức năng gan (giải độc), thận (thải độc) và năng lượng tế bào (hệ miễn dịch). Trong cơ thể, gan và thận có vai trò lọc, chuyển hóa và đào thải các chất độc cho cơ thể. Nhưng vì lý do nào đó mà 2 cơ quan này yếu đi, các chất có hại không được loại bỏ mà đọng lại trong máu, lâu ngày hình thành mề đay, mẩn ngứa ngoài da. Lúc này, hệ miễn dịch cũng bị yếu đi do sức đề kháng suy giảm, không thể chống chọi với các tác nhân từ môi trường ngoài.

>>> Xem thêm: Nổi mề đay là gì? Tất tần tật những thông tin cần thiết

Khắc phục mề đay không rõ nguyên nhân thế nào?

Theo tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh ngoài da” của Bộ Y tế, nguyên tắc đầu tiên khi chữa trị mề đay là xác định dị nguyên, sau đó loại bỏ và tránh tiếp xúc lại. Thế nhưng, vì không thể tìm được căn nguyên gây bệnh nên việc điều trị cho những trường hợp không rõ nguyên nhân gặp rất nhiều hạn chế.

Để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ khó chịu, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

    • Áp khăn hoặc gạc lạnh lên khu vực bị ngứa. Nếu dùng đá, cần bọc trong khăn rồi mới chườm, để yên trong 5 - 10 phút, sau đó dừng và làm tiếp cho đến khi bớt ngứa.
    • Trộn bột yến mạch hoặc baking soda với nước rồi thoa vào vùng da bị ảnh hưởng. Nếu bị ngứa toàn thân, có thể cho 2 nguyên liệu này vào bồn tắm và ngâm mình trong 10 đến 15 phút.

Giảm ngứa bằng baking soda Bôi baking soda lên những vùng da bị mề đay để giảm ngứa

    • Sử dụng một số mẹo chữa ngứa từ dân gian như tắm lá, xông hơi, uống nước…
    • Dùng thuốc chống dị ứng như kháng histamin, corticosteroid... nếu quá ngứa. Tuyệt đối không tự ý dùng quá liều hoặc đổi thuốc liên tục để tránh nguy cơ bị dị ứng thuốc kèm theo.
    • Ăn uống và sinh hoạt điều độ, bổ sung thêm rau xanh, trái cây hàng ngày, tập luyện thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
    • Ghi chép tất cả mọi thứ vào nhật ký, bao gồm: Ăn uống, tiếp xúc, nhiệt độ, môi trường..., từ đó góp phần tìm ra nguyên nhân gây bệnh cho bản thân.

>>> Xem thêm: Bị nổi mề đay liên tục - Làm gì để khắc phục?

Phụ Bì Khang – Giải pháp từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị mề đay không rõ nguyên nhân hiệu quả

Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân chính gây nổi mề đay mẩn ngứa là do suy giảm các chức năng trong cơ thể. Tuy nhiên, phần lớn những loại thuốc điều trị hiện nay mới chỉ tác động được phần “ngọn” là các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy bên ngoài, còn nguyên nhân gốc rễ gây ra vấn đề thì chưa thể chạm đến. Điều này đặt ra một câu hỏi, làm thế nào để thoát khỏi cơn ngứa, chặn đứng nguy cơ mề đay tái phát?

Theo các chuyên gia, để điều trị mề đay hiệu quả và bền vững, người bệnh cần đảm bảo cả 2 mục tiêu:

    • Trước mắt: Cải thiện triệu chứng viêm, ngứa, mẩn đỏ, giảm bớt sự khó chịu ban đầu.
    • Lâu dài: Củng cố và tăng cường chức năng gan (giải độc), thận (thải độc) và năng lượng tế bào (hệ miễn dịch), từ đó nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể, phòng tránh mề đay tái phát.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang ra đời giúp đáp ứng cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong điều trị mề đay. Sản phẩm có thành phần chính là cao gan – chiết xuất từ gan động vật, chứa nhiều sắt, vitamin, protein giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu.

 Phụ Bì Khang giúp hỗ trợ điều trị mề đay không rõ nguyên nhân hiệu quả

Bên cạnh cao gan, Phụ Bì Khang còn chứa cao nhàu có tác dụng giảm đau, kháng viêm, chống dị ứng, giúp vết thương mau lành, chóng lên da non, mau liền sẹo. Đồng thời, nhàu giúp tăng cường chức năng thận, tăng khả năng thải độc, tăng chuyển hóa nhằm loại bỏ chất có hại ra ngoài.

Ngoài ra, sản phẩm còn có thêm L-carnitine fumarate – 1 acid amin giúp tăng cường năng lượng tế bào, bảo vệ tế bào, từ đó nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng. Chính bởi những lý do này, Phụ Bì Khang là một giải pháp độc đáo cho người bị nổi mề đay mẩn ngứa, giúp giảm ngứa từ trong ra ngoài, ức chế thương tổn mới và phòng tránh nguy cơ tái phát.

Kinh nghiệm thoát khỏi mề đay mẩn ngứa của nhiều người

Hơn 10 năm ra mắt, Phụ Bì Khang đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người dùng trên khắp cả nước.

>>> Anh Nguyễn Ngọc Hùng (KP 11, số 49, đường số 38, phường 12, quận Gò Vấp, TP. HCM)

Anh Hùng bị mề đay mạn tính đã hơn 1 năm, chỉ cần đi mưa một chút là ngứa ngáy, mẩn đỏ khắp người. Dù uống rất nhiều thuốc nhưng bệnh vẫn không khỏi khiến anh rơi vào trạng thái bế tắc. Cứ ngỡ sẽ phải chung sống với bệnh mề đay dị ứng suốt đời thì trong một lần tình cờ lên mạng, anh đọc được bài báo viết về sản phẩm Phụ Bì Khang có nguồn gốc từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị mề đay rất tốt. Đắn đo một hồi, anh quyết định mua sản phẩm về sử dụng thì chỉ sau thời gian ngắn đã có hiệu quả bất ngờ. Anh Hùng cảm thấy cơ thể dễ chịu hơn, trong người khoan khoái, không bứt rứt, khó chịu như trước.

Mời bạn xem thêm chia sẻ của anh Hùng TẠI ĐÂY.

Qua số hotline 0916751651 và 0916767653, cũng có không ít những phản hồi tích cực về sản phẩm đã được gửi đến.

Đánh giá của chuyên gia

Tại sao Phụ Bì Khang lại cần có sự phối hợp của nhiều thành phần để hỗ trợ điều trị mề đay? Cùng lắng nghe những phân tích đến từ Ths Hoàng Khánh Toàn trong video dưới đây:

>>> Xem thêm: Cách chữa mề đay hiệu quả, không lo tái phát với sự tư vấn của Ths Diệp Xuân Thanh TẠI ĐÂY.

Nổi mề đay không rõ nguyên nhân nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Phù mạch gây khó thở, đau bụng, tiêu chảy... Vì vậy, để điều trị mề đay hiệu quả và giảm bớt nguy cơ tái phát, hãy ăn uống khoa học, đồng thời sử dụng Phụ Bì Khang ngay hôm nay, bạn nhé!

Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh mề đay, mẩn ngứa tái phát và sản phẩm Phụ Bì Khang, bạn hãy liên hệ tới Hotline Zalo/Viber 0916751651 / 0916767653 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh