Với phụ nữ, nổi mề đay ở mặt thực sự là cơn ác mộng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ ngoài và sự tự tin của họ. Không chỉ là những cơn ngứa khó chịu, mề đay còn để lại chi chít các vết sẹo thâm xấu xí và rất khó có thể phục hồi như ban đầu. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và làm gì để cải thiện làn da vốn dĩ mỏng manh, nhạy cảm?
Nguyên nhân gây nổi mề đay ở mặt
Mề đay đặc trưng bởi những nốt ban đỏ, sẩn phù gây ngứa nổi gờ trên bề mặt da, tồn tại trong vài phút đến vài giờ, sau đó biến mất nhưng rất hay tái phát. Mề đay có thể nổi rải rác khắp người hoặc tập trung thành từng đám, mảng lớn, đặc biệt ở những vùng da hở như mặt, cổ hoặc khu vực bị quần áo cọ xát như: Bụng, lưng, đùi…
Theo các chuyên gia da liễu, hiện tượng nổi mề đay trên mặt là do những nguyên nhân sau:
- Tiếp xúc với ánh nắng quá lâu: Tia UV (tia cực tím) có thể gây cháy nắng, khô sạm da và kích thích mề đay mẩn ngứa xuất hiện. Những người có tính chất công việc phải tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài sẽ dễ bị nổi mề đay ở mặt nhiều hơn bình thường.
- Dị ứng mỹ phẩm: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nổi mề đay trên mặt, đặc biệt ở những người tiếp xúc với mỹ phẩm thường xuyên. Các sản phẩm chăm sóc và trang điểm chứa nhiều chì, xà phòng, dầu khoáng, paraben và có độ pH cao sẽ phá vỡ môi trường tự nhiên trên da, khiến da suy yếu, mỏng và dễ nổi sẩn ngứa, phát ban.
- Thời tiết thay đổi đột ngột: Làn da là cơ quan chịu tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, độ ẩm, không khí, khói bụi… Vì thế, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh có thể khiến cơ thể không kịp thích ứng, dẫn tới da mặt sần sùi, ửng đỏ. Nếu do nguyên nhân này, mề đay còn xuất hiện ở tay, chân, cổ hoặc toàn bộ cơ thể.
Nhiệt độ quá cao có thể gây nổi mề đay trên mặt
- Da quá khô: Bề mặt da được bảo vệ bởi lớp màng lipid. Lớp màng này giúp da duy trì độ ẩm và giảm ảnh hưởng của tác nhân bên ngoài. Khi da khô, màng lipid sẽ bị phá hủy, khiến da dễ gặp phải các vấn đề tiêu cực, trong đó có nổi mề đay mẩn ngứa.
- Nguyên nhân khác: Nổi mề đay ở mặt còn có thể khởi phát do côn trùng đốt, dị ứng với phấn hoa, lông vật nuôi, bụi nhà…
>>> Xem thêm: Bị nổi mề đay liên tục - Làm gì để khắc phục?
Khắc phục nổi mề đay trên mặt thế nào?
Mề đay ở mặt thường chỉ kéo dài vài ngày đến vài tuần, nhưng lại hay tái phát. Để làm dịu cơn ngứa và cải thiện thương tổn trên da, bạn hãy áp dụng một số cách sau:
Xử lý ban đầu
Bởi những cơn ngứa do mề đay gây ra rất khó chịu khiến người bệnh phải gãi, thậm chí chà xát lên da để giảm bớt. Hành động này vô tình khiến làn da bị tổn thương, lâu lành, dẫn đến sẹo thâm. Do đó, việc chăm sóc da mặt sớm, kỹ càng là rất quan trọng:
- Đắp mặt nạ: Với những trường hợp bị nổi mề đay nhẹ, mặt nạ là một cách đơn giản giúp làm giảm triệu chứng, chẳng hạn: Nghệ và sữa tươi, dưa leo và bột yến mạch, nha đam…
Đắp mặt nạ nha đam giúp giảm ngứa, mẩn đỏ
- Vệ sinh da mặt 2 lần/ngày (sáng - tối) bằng nước muối loãng hoặc các dung dịch dịu nhẹ, có độ pH thấp.
- Dưỡng ẩm cho làn da với các sản phẩm từ thiên nhiên, ít thành phần, không chứa paraben.
- Bảo vệ da mặt bằng cách bôi kem chống nắng thường xuyên, che chắn kỹ càng trước khi ra ngoài.
- Hạn chế tẩy da chết và trang điểm trong thời gian bị dị ứng mề đay.
Dùng thuốc điều trị
Trong một số trường hợp, tình trạng nổi mề đay trên mặt có thể tự hết sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh đều phải chăm sóc kỹ càng kết hợp dùng thuốc điều trị, bao gồm:
- Thuốc kháng histamin: Kháng histamin H1 là lựa chọn đầu tay trong hầu hết các trường hợp dị ứng, nổi mề đay. Thuốc được dùng chủ yếu ở đường uống bởi dạng bôi đáp ứng kém và dễ gây kích ứng hơn.
- Thuốc bôi corticoid: Corticoid có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch mạnh nên được dùng nhiều trong các bệnh có liên quan đến dị ứng. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý bôi corticoid lên mặt khi bị mề đay vì có thể gây viêm nặng và khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.
- Thuốc sát trùng dạng bôi: Các loại kem bôi chứa kẽm, salicylic hoặc fusidic acid có thể được dùng để ngăn ngừa bội nhiễm và giảm kích ứng da.
Lưu ý, khi sử dụng thuốc bôi, bạn nên tránh thoa quá gần mắt và xung quanh miệng để tránh bị kích ứng, cũng như đáp ứng tốt hơn.
Giảm triệu chứng mề đay ở mặt bằng thuốc chống dị ứng
>>> Xem thêm: Dị ứng mặt: Nguyên nhân và cách điều trị
Phòng tránh dị ứng, nổi mề đay ở mặt an toàn, hiệu quả với giải pháp từ thiên nhiên
Nhìn chung, nổi mề đay trên mặt không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Do đó, làm thế nào để chấm dứt tình trạng này nhanh, an toàn là thắc mắc của không ít người.
Thấu hiểu nỗi băn khoăn đó, các nhà khoa học đã chọn lọc những vị thuốc quý trong y học cổ truyền kết hợp cùng công nghệ bào chế hiện đại để cho ra đời một giải pháp giúp làm giảm mề đay ở mặt hiệu quả dưới dạng viên nén tiện dùng mang tên Phụ Bì Khang. Sản phẩm là sự phối hợp của các thành phần đem đến tác dụng:
- Cải thiện triệu chứng viêm, ngứa, mẩn đỏ: Cao nhàu có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, làm dịu cơn ngứa và các triệu chứng đi kèm rất tốt.
- Tăng cường chức năng giải độc (cao gan), thải độc (cao nhàu): Cao gan giúp tăng cường chức năng gan, tăng giải độc, bổ máu, bảo vệ tế bào gan. Đồng thời, cao nhàu tăng cường chức năng thận, tăng chuyển hóa để đào thải chất dư thừa ra ngoài.
- Tăng cường năng lượng tế bào (L-carnitine fumarate): Là một acid amin giúp cung cấp năng lượng tế bào, bảo vệ tế bào, từ đó nâng cao hệ miễn dịch và phòng tránh mề đay tái phát.
Phụ Bì Khang - Giải pháp từ thiên nhiên giúp làm giảm mề đay ở mặt hiệu quả
Nhờ sự tác động mạnh mẽ đến các chức năng trong cơ thể, Phụ Bì Khang giúp giảm ngứa dần dần, phục hồi những tế bào bị tổn thương và ngăn chặn mề đay tái phát một cách bền vững.
Cảm nhận của người dùng
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, Phụ Bì Khang đã nhận được sự tín nhiệm từ đông đảo người dùng cả nước.
>>> Chị Vũ Thị Tuyết Lan (thị trấn Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội) đột nhiên bị ngứa mà không rõ nguyên nhân. Dù đã uống đủ loại thuốc, từ đông y sang tây y nhưng bệnh vẫn không khỏi khiến chị vô cùng mệt mỏi và chán nản. Đến khi ngứa quá không thể chịu thêm, chị quyết định đi bệnh viện da liễu khám thì được chỉ định dùng sản phẩm Phụ Bì Khang. Thật bất ngờ, chỉ sau 1 tháng sử dụng với 5 hộp Phụ Bì Khang, các nốt mẩn đỏ đã dần biến mất và chị Lan không còn bị ngứa nữa.
Mời bạn xem thêm chia sẻ của chị Lan TẠI ĐÂY.
>>> Xem thêm: Ăn uống thoải mái sau 4 năm kiêng khem khổ sở vì mề đay mạn tính
Đánh giá của chuyên gia
Tại sao Phụ Bì Khang lại cần có sự phối hợp của nhiều thành phần để hỗ trợ điều trị mề đay? Cùng lắng nghe Chuyên gia Hoàng Khánh Toàn phân tích về chủ đề này qua video dưới đây:
>>>Xem thêm: Chuyên gia tư vấn: Người bị dị ứng khi hải sản dùng telfast có được không?
Tóm lại, nổi mề đay ở mặt có thể khắc phục được nếu chúng ta tìm đúng nguyên nhân và áp dụng biện pháp chữa trị phù hợp. Hơn tất cả, chăm sóc da thật kỹ và sử dụng Phụ Bì Khang chính là cách tốt nhất để cơ thể luôn khỏe mạnh, không còn nỗi lo bệnh tật.
Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh mề đay, mẩn ngứa, dị ứng và sản phẩm Phụ Bì Khang, bạn hãy liên hệ đến Hotline Zalo/Viber 0916751651 / 0916767653 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh