Mề đay có thể xuất hiện tại nhiều thời điểm khác nhau, nhưng hay xảy ra vào buổi tối, ban đêm và sáng sớm, làm người bệnh mất ngủ vì ngứa. Nổi mề đay vào ban đêm sẽ khiến sức khỏe bị suy giảm, gây mệt mỏi, khó chịu bởi thiếu năng lượng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý. Vậy “thủ phạm” gây nổi mề đay về ban đêm là gì và xử lý tình trạng này như thế nào?

Nguyên nhân gây nổi mề đay vào ban đêm

Theo các chuyên gia, không có nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng nổi mề đay vào ban đêm. Song, một số giả thuyết đã chỉ ra rằng, nhịp sinh học tự nhiên bị thay đổi có thể là “thủ phạm” cho hiện tượng này. Trong cơ thể, nhịp sinh học tự nhiên đóng vai trò quan trọng đến các chức năng cơ bản của làn da, bao gồm: Nhiệt độ, cân bằng chất lỏng và hàng rào bảo vệ. Vào ban đêm, các chức năng này bị thay đổi thông qua một số loại hormone. Cụ thể, cơ thể sẽ giải phóng cytokine - hóa chất gây ra phản ứng viêm nhiều lên và ít sản xuất corticosteroid – chất có tác dụng giảm viêm. Khi đó, làn da sẽ bị mất nước, dẫn đến khô và ngứa.

Ngứa ngáy nổi mề đay vào ban đêm Nổi mề đay vào ban đêm gây ngứa ngáy khó chịu

Thực tế, rất nhiều tác nhân có thể gây nổi mề đay vào ban đêm, chẳng hạn: Môi trường sống không sạch, chế độ dinh dưỡng, một số bệnh lý…

Môi trường sống không sạch

Buổi tối là thời điểm cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, môi trường sinh hoạt hay phòng ngủ lại ít được mọi người quan tâm, dọn dẹp, nhất là chăn màn, giường chiếu… Chính vì thế mà nơi đây chứa rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn bám vào, sinh sống và phát triển, đến một thời điểm thích hợp thì “tấn công” con người, hình thành những nốt phát ban, mẩn ngứa trên da.

Chế độ dinh dưỡng

Một trong các tác nhân có thể khiến người bệnh bị nổi mề đay vào ban đêm là chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Những thực phẩm như: Hải sản, trứng, sữa, các loại hạt cây (óc chó, hạnh nhân) nếu được ăn vào buổi tối sẽ rất dễ gây dị ứng, nổi mề đay.

Nguyên nhân gây nổi mề đay vào ban đêm Ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng sẽ làm tăng nguy cơ nổi mề đay vào ban đêm

Một số bệnh khác

Nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh về dị ứng như viêm mũi dị ứng hay hen suyễn thì nguy cơ bị nổi mề đay là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, ở những đối tượng mắc các bệnh tự miễn như: Viêm tuyến giáp, lupus ban đỏ… thì nổi mề đay về ban đêm còn xảy ra nhiều hơn.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như: Lông vật nuôi, phấn hoa, mỹ phẩm… cũng đều có thể gây ra hiện tượng dị ứng nổi mề đay về ban đêm.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây mề đay và cách chữa trị hiệu quả nhất

Cách xử lý tình trạng nổi mề đay vào ban đêm

Nhìn chung, khắc phục nổi mề đay vào ban đêm tập trung ở việc xác định nguyên nhân gây bệnh, đi kèm với đó là làm giảm những triệu chứng bên ngoài. Như vậy, tùy vào mức độ ảnh hưởng, nổi mề đay sẽ được xử lý theo những cách khác nhau.

Giảm ngứa tạm thời

Nếu tình trạng nổi mề đay ngứa vào ban đêm mới xuất hiện và không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ dưới đây:

    • Chườm nóng với muối hoặc áp đá lạnh lên vùng da bị mề đay ngay khi thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Hơi nóng từ muối hoặc hơi lạnh ở đá sẽ làm dịu cơn ngứa ngay tức khắc, giúp tuần hoàn máu tốt hơn, từ đó hạn chế nốt sẩn mới nổi lên.
    • Uống trà thảo dược như gừng, mật ong, hoa cúc… Một tách trà nóng sẽ làm ấm cơ thể từ bên trong, xoa dịu cơn ngứa một cách nhẹ nhàng và khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
    • Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, không quá nóng hoặc quá lạnh.
    • Bôi dung dịch calamine lên khu vực bị nổi mề đay, nó sẽ giúp làn da của bạn bớt khô và ngứa.

Giảm ngứa bằng dung dịch calamine Bôi dung dịch calamine lên những vị trí bị mề đay để làm dịu cơn ngứa

    • Trộn baking soda hoặc bột yến mạch với một chút nước tạo thành hỗn hợp hơi sệt rồi thoa lên vùng da bị ngứa. Cách này sẽ làm dịu các thương tổn trước mắt, đồng thời ngăn chặn sự xuất hiện của sẩn mới trong vài giờ.

Dùng thuốc chống dị ứng

Thực tế, nổi mề đay vào buổi tối không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ và cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, giấc ngủ với chúng ta rất quan trọng nên bạn cần khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt. Theo đó, nếu các biện pháp xử lý đơn thuần không thể làm giảm cơn ngứa hoặc tình trạng bệnh ngày càng diễn biến nặng hơn, bạn có thể cân nhắc sử dụng một vài loại thuốc dị ứng.

Hiện nay, có 2 thuốc dị ứng được người bệnh sử dụng nhiều là kháng histamin đường uống và corticoid dạng kem bôi. Với tác dụng ức chế miễn dịch nên cả 2 thuốc đều giúp giảm ngứa và các triệu chứng của mề đay rất nhanh, trung bình từ 1-2 giờ sau khi dùng đã có tác dụng. Thế nhưng, cả 2 thuốc chỉ giúp điều trị triệu chứng mà không thể tác động đến nguyên nhân gây bệnh. Hơn nữa, thuốc cũng chứa nhiều tác dụng phụ và có thể gây độc cho gan, thận nếu dùng không đúng cách. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc dị ứng để đảm bảo hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng không mong muốn.

>>> Xem thêm: Thuốc trị mề đay mẩn ngứa - 4 Lựa chọn dành cho bạn

Phòng tránh nổi mề đay vào ban đêm

Để phòng tránh, cũng như giảm thiểu nguy cơ bị nổi mề đay vào ban đêm, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cũng rất cần thiết. Điều này được thực hiện bằng cách:

    • Tránh sử dụng rượu bia, cà phê hay các chất kích thích vào buổi tối. Chúng sẽ làm giãn mạch máu, khiến nhiệt độ máu tăng lên, đồng thời kích hoạt mề đay, mẩn ngứa xuất hiện ngay sau đó.
    • Uổng đủ nước, ăn thêm rau xanh, trái cây để thanh nhiệt, làm mát cơ thể.

Tiêu thụ rau xanh để thanh nhiệt Ăn nhiều rau xanh để làm mát cơ thể

    • Mặc quần áo rộng, mềm nhằm hạn chế tình trạng kích ứng.
    • Không chà xát mạnh lên khu vực bị ngứa vì sẽ khiến làn da bị tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
    • Không sử dụng mỹ phẩm, xà phòng hoặc bất cứ thứ gì khác có thể gây kích ứng đến làn da của bạn.
    • Thư giãn, tránh căng thẳng, áp lực bằng cách tập luyện một số động tác của yoga, thiền vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Cải thiện tình trạng nổi mề đay vào ban đêm với giải pháp từ thiên nhiên

Bạn cần biết: Khi bị dị ứng nổi mề đay, có nghĩa là sức đề kháng của cơ thể đã giảm đi nhiều và không thể chống chọi với các tác nhân gây bệnh, cả bên trong lẫn bên ngoài. Vì thế, muốn chữa mề đay hiệu quả, lâu dài, người bệnh cần phải từng bước phục hồi các cơ quan bị tổn thương ở bên trong, từ đó cải thiện triệu chứng ngứa, mẩn đỏ ngoài da.

Trên thực tế, dù những cơn ngứa của mề đay là vô cùng khó chịu nhưng việc dùng thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng nhất thời. Vậy nên, ngay từ thời điểm mới mắc bệnh, bạn cần củng cố và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng các sản phẩm từ thiên nhiên nhằm khôi phục những tế bào đã bị tổn thương, tiêu diệt mầm mống gây bệnh, xoa dịu cơn ngứa và hơn cả là ngăn ngừa tái phát. Nổi bật trong dòng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị mề đay hiệu quả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang.

Phụ Bì Khang hỗ trợ điều trị mề đay Phụ Bì Khang hỗ trợ điều trị mề đay, ngăn ngừa tái phát

Sản phẩm là sự phối hợp của các thành phần cao gan, cao nhàu và L-carnitine fumarate mang đến tác dụng tuyệt vời cho người bị nổi mề đay mẩn ngứa. Cụ thể:

    • Cao gan: Tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu. Đồng thời, cao gan còn chứa nhiều sắt, vitamin, protein giúp nuôi dưỡng tế bào gan, đặc biệt phù hợp với người có chức năng gan kém hoặc dùng thuốc tây dài ngày.
    • Cao nhàu: Có tác dụng chống viêm, giảm đau, giúp vết thương mau lành, chóng lên da non và hạn chế hình thành sẹo. Mặt khác, cao nhàu tăng cường chức năng thận, tăng khả năng thải độc, hỗ trợ quá trình chuyển hóa.
    • L-carnitine fumarate: Đây là một thành phần độc đáo của Phụ Bì Khang với tác dụng cung cấp năng lượng cho tế bào, bảo vệ tế bào, từ đó tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, phòng tránh mề đay tái phát.

>>> Xem thêm: Mề đay ở trẻ - Mách mẹ những cách xử lý hay nhất

Kinh nghiệm cải thiện mề đay dị ứng của nhiều người

Gần 10 năm có mặt trên thị trường, Phụ Bì Khang đã khẳng định vai trò và vị thế của mình trong việc hỗ trợ điều trị mề đay mẩn ngứa. Chính nhờ giá trị đó mà sản phẩm nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người dùng trên khắp cả nước.

>>> Chị Vũ Thị Tuyết Lan (xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội) đột nhiên bị ngứa khắp người mà không rõ nguyên nhân. Theo lời kể, thời gian chị gãi ngứa còn nhiều hơn thời gian làm các công việc khác, mỗi lần bưng bát cơm lên rồi lại đặt xuống cả chục lượt mới xong. Đến khi ngứa quá không thể chịu thêm, chị Lan quyết định đến bệnh viện da liễu khám và được bác sĩ khuyên dùng Phụ Bì Khang. Thật bất ngờ, mới chỉ dùng hết 5 hộp Phụ Bì Khang trong hơn 1 tháng, tình trạng mề đay của chị đã được cải thiện đáng kể, không còn ngứa nhiều như trước.

Mời bạn xem thêm chia sẻ của chị Lan TẠI ĐÂY.

Và còn rất nhiều những trường hợp bị dị ứng, mề đay, mẩn ngứa tái phát đã cải thiện tình trạng của mình nhờ sử dụng Phụ Bì Khang.

Đánh giá của chuyên gia

Phụ Bì Khang có tác dụng như thế nào trong hỗ trợ điều trị mề đay? Hãy lắng nghe PGS TS Trần Lan Anh phân tích về nội dung này trong video dưới đây:

>>> Xem thêm: Chuyên gia Hoàng Khánh Toàn tư vấn về chủ đề: “Tại sao Phụ Bì Khang lại cần có sự phối hợp của nhiều thành phần để hỗ trợ điều trị mề đay?” TẠI ĐÂY.

Nổi mề đay vào ban đêm không hiếm gặp, đặc biệt là những người mang cơ địa nhạy cảm và dễ bị dị ứng. Vì vậy, điều quan trọng là xác định sớm nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị phù hợp và hãy lựa chọn Phụ Bì Khang như cách mà nhiều người đã áp dụng thành công, bạn nhé!

Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh mề đay, mẩn ngứa tái phát và sản phẩm Phụ Bì Khang,  bạn hãy liên hệ tới Tổng đài miễn cước 18006302, Hotline (Zalo/Viber) 0916751651 / 0916767653 để được chuyên gia da liễu hỗ trợ kịp thời.

Thu Hương

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh