Sinh con và làm mẹ là thiên chức tuyệt vời của người phụ nữ. Thế nhưng, nhiều chị em sau sinh bị nổi mề đay, ngứa ngáy khắp người rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lý. Bên cạnh đó, việc điều trị gặp nhiều hạn chế do có nguy cơ gây hại cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc đầy đủ về nguyên nhân có thể gây nổi mề đay sau sinh và những cách khắc phục an toàn, hiệu quả.
Nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến chị em sau khi sinh bị nổi mề đay là do rối loạn nội tiết tố. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tình trạng này, bao gồm:
Chế độ ăn uống không hợp lý
Sau sinh, chế độ ăn uống của chị em bị thay đổi, từ kiêng khem đủ thứ, rồi lại bồi bổ quá nhiều chất dẫn đến hiện tượng khó tiêu và men gan tăng. Lúc này, gan phải hoạt động quá mức, gây ứ đọng và tích tụ các chất độc trong cơ thể, đến một thời điểm nhất định thì bộc phát ra ngoài bằng hiện tượng nổi mề đay, mẩn ngứa.
Dị ứng thuốc
Ở những trường hợp sinh mổ, việc sử dụng một số loại thuốc đặc biệt như: Kháng sinh, giảm đau, chống viêm hay huyết thanh,… nhằm ngăn chặn nguy cơ nhiễm khuẩn là điều cần thiết. Tuy nhiên, đây đều là những loại thuốc dễ gây dị ứng, kích thích nổi mề đay, mẩn ngứa xảy ra.
Dị ứng thuốc có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh
Căng thẳng quá mức
Thực tế, ngày càng nhiều chị em sau sinh chưa kịp thích nghi với sự có mặt của em bé. Ngoài ra, tâm lý bất ổn, tự ti về ngoại hình cũng khiến họ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Khi điều này kéo dài, nó có thể khiến mề đay, mẩn ngứa xuất hiện.
Phản ứng dị ứng
Giai đoạn mang thai và sau sinh có thể khiến các mẹ suy giảm hệ miễn dịch, kết hợp với cơ địa nhạy cảm, rất dễ kích thích phản ứng dị ứng. Các yếu tố dị nguyên thường thấy có thực phẩm, thời tiết, phấn hoa, mỹ phẩm,...
Chức năng gan suy giảm
Phụ nữ sau sinh ngoài cơ thể bị suy yếu, thì chức năng gan cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến độc tố bị tích tụ. Từ đó, gây ra tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa.
Suy giảm chức năng gan gây tăng khả năng bị nổi mề đay sau sinh
>>Xem thêm: Vạch mặt “thủ phạm” gây nổi mề đay sau sinh và cách “đánh bại” chúng
Các mẹ cần làm gì khi bị nổi mề đay sau sinh?
Cũng giống các đối tượng khác, mề đay sau sinh cần được điều trị ngay từ ban đầu, tránh để lâu sẽ rất dễ chuyển sang giai đoạn mạn tính, gây nhiều khó khăn cho việc chữa trị sau này. Tuy nhiên, điều trị mề đay cho phụ nữ sau sinh lại khá hạn chế vì không thể tùy tiện dùng các biện pháp thông thường. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ dưới đây:
Dùng các thảo dược trong điều trị nổi mề đay sau sinh
- Dùng trà thảo mộc: Các loại trà thảo mộc giúp thanh nhiệt, chống oxy hóa và cải thiện làn da hiệu quả. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ tích cực quá trình giảm cân bởi đặc tính giàu vi chất, nhiều vitamin, chất khoáng nhưng hàm lượng calo lại ít, chẳng hạn: Trà hoa cúc, trà mật ong, trà gừng, trà cam thảo và táo gai…
- Sử dụng mướp đắng: Nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lành tính nên loại quả này được nhiều chị em lựa chọn khi bị mề đay, mẩn ngứa. Thái từng lát mướp đắng mỏng rồi đun sôi với nước trong khoảng 10 phút thì bắc ra để nguội, có thể thêm một chút muối hạt. Đợi đến khi nước nguội bớt thì dùng để tắm hoặc thoa lên những khu vực có thương tổn.
- Tắm nước lá khế: Lá khế là vị thuốc Nam được dùng nhiều trong dân gian nhằm giúp chữa các bệnh ngoài da như mề đay, mẩn ngứa, viêm da tiếp xúc, chàm,... Theo các nghiên cứu khoa học, trong lá khế có chứa nhiều thành phần như sắt, kẽm, vitamin C và các chất chống oxy hóa. Nhờ vậy, lá khế có tác dụng kháng khuẩn, thanh nhiệt giải độc,... Cách làm là đem lá khế đun sôi với nước rồi hòa thêm nước lạnh đến ấm vừa để tắm.
- Trái nhàu: Nhàu từ lâu đã được biết đến với tác dụng vượt trội trong cải thiện mề đay, mẩn ngứa. Bên cạnh những kinh nghiệm và bài thuốc dân gian. Trái nhàu hiện nay đã được tiến hành nhiều nghiên cứu hiện đại thực hiện tại Nhật Bản chứng minh rằng hoạt chất trong nhàu như vitamin, polysaccharide, acid amin, MCL-ext,... có tác dụng chống dị ứng, ức chế phản ứng quá mẫn tức thì và đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, nước ép trái nhàu còn giúp kích thích sản xuất collagen, từ đó đẩy nhanh quá trình phục hồi da.
Nhàu là thảo dược thiên nhiên có tác dụng cải thiện mề đay, dị ứng hiệu quả
Biện pháp giảm ngứa, sưng do nổi mề đay sau sinh
- Làm dịu vùng da bị nổi mẩn ngứa bằng miếng gạc lạnh hoặc khăn lạnh. Việc này sẽ làm dịu cơn ngứa, giảm cảm giác bứt rứt, khó chịu.
- Ngâm mình trong bồn tắm với baking soda, bột yến mạch,... trong 10-15 phút.
- Lựa chọn các loại quần áo có chất liệu mềm, thấm hút mồ hôi tốt để tránh bị kích ứng.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Uống nhiều nước, bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi vào thực đơn hàng ngày, hạn chế những thực phẩm giàu đạm hoặc nhiều dầu mỡ.
- Thư giãn, nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, hạn chế thấp nhất sự căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, tập luyện thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể cũng rất cần thiết. Thiền hoặc yoga là những gợi ý dành cho bạn.
>>Xem thêm: Dị ứng nổi mề đay sau sinh - Áp dụng phương pháp này để điều trị dứt điểm
Thuốc dùng trong điều trị nổi mề đay sau sinh
Thuốc không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ đang cho con bú, tuy nhiên trường hợp nổi mề đay nghiêm trọng có thể cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Một số thuốc mà bác sĩ có thể kê trong điều trị nổi mề đay sau sinh gồm:
- Thuốc kháng histamin H1: Nhóm thuốc này giúp ngăn cản hoạt động của histamin, từ đó giảm nhanh các triệu chứng mề đay mẩn ngứa. Phổ biến như Loratadin, Cetirizin,... Tuy nhiên những thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Vì vậy, chỉ sử dụng khi nổi mề đay sau sinh nặng hoặc có chỉ định từ bác sĩ.
- Thuốc bôi: Thường gặp những thuốc trị ngứa da như Phenergan, Eumovate, Eucerin,... có chứa thành phần steroid hoặc menthol. Thuốc có thể sử dụng và hiệu quả khi nổi mề đay sau sinh xuất hiện trên vùng da không quá lớn.
Lưu ý chỉ sử dụng thuốc trị nổi mề đay sau sinh khi có hướng dẫn từ bác sĩ
Phụ Bì Khang - Giải pháp hiệu quả cho phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay
Nhìn chung, những biện pháp giảm ngứa ở trên chỉ có tác dụng tạm thời và tình trạng mề đay hoàn toàn có thể quay trở lại. Với những trường hợp bệnh nặng hoặc kéo dài dai dẳng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và tâm lý của chị em. Tuy nhiên, vì lo ngại tác dụng phụ của thuốc tây có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ nuôi em bé nên phần lớn mọi người thường cố chịu đựng mà không lựa chọn biện pháp này.
Thấu hiểu sự khó khăn, vướng mắc đó, các nhà khoa học đã không ngừng tìm tòi những vị thuốc quý trong y học cổ truyền kết hợp cùng công nghệ bào chế hiện đại để cho ra đời một sản phẩm dưới dạng viên nén tiện dùng và đảm bảo an toàn cho phụ nữ sau sinh mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang.
Phụ Bì Khang có các thành phần gồm:
- Cao gan, có tác dụng tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu, bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Cao nhàu giúp thanh nhiệt, giải độc, giúp vết thương mau lành, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, nhàu còn có thêm công dụng hỗ trợ tăng cường chức năng thận, tăng khả năng thải độc và loại bỏ chất có hại ra ngoài cơ thể.
- L-carnitine fumarate - 1 acid amin có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và cân bằng năng lượng, bảo vệ tế bào, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Sản phẩm thảo dược Phụ Bì Khang giúp cải thiện mề đay, dị ứng hiệu quả
Nhờ sự phối hợp độc đáo giữa các thành phần, Phụ Bì Khang giúp hỗ trợ điều trị mề đay từ trong ra ngoài, giảm ngứa dần dần và chặn đứng nguy cơ tái phát một cách hiệu quả. Tất cả các thành phần trong sản phẩm đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Vì vậy, chị em sau sinh bị nổi mề đay có thể hoàn toàn an tâm sử dụng sản phẩm theo đúng hướng dẫn từ 3 - 4 tháng để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
>>Xem thêm: Chữa mề đay sau sinh mổ - Chị em cần lưu ý điều gì?
Cảm nhận của người dùng
Từ khi ra mắt, Phụ Bì Khang đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người dùng cả nước. Điển hình là trường hợp của chị Vũ Thị Tuyết Lan (ở Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội) bỗng dưng bị mề đay, mẩn đỏ khắp người không rõ nguyên nhân. Theo lời kể, cơn ngứa ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và tâm lý của chị. Thậm chí, có những lúc, chị Lan chỉ muốn cào gãi da cho bớt ngứa mà cũng không đỡ, để lại trên da chi chít các vết sẹo thâm. Mặc dù đã uống đủ loại thuốc những tình trạng này vẫn tiếp diễn, khiến chị Lan nhiều lúc rơi vào trạng thái bế tắc. Đến khi ngứa quá không thể chịu thêm, chị mới tìm đến bệnh viện da liễu khám và được chỉ định dùng Phụ Bì Khang. Thật bất ngờ, chỉ sau 1 tháng với 5 hộp Phụ Bì Khang, tình trạng mề đay được cải thiện đáng kể, các nốt đỏ dần lặn bớt, vẫn còn ngứa nhẹ nhưng không dữ dội hay bứt rứt như trước nữa. Mời bạn xem chi tiết câu chuyện của chị Lan TẠI ĐÂY.
Hay như trường hợp của em Nguyễn Duy Trung (14 tuổi) – con trai chị Trần Thị Lan (thôn 3, thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) bị nổi mề đay dày như cơm cháy cả ngày lẫn đêm. Ngứa ngáy khó chịu khiến Trung mất ngủ, ăn không ngon, không thể tập trung học hành. Tình cờ biết đến sản phẩm Phụ Bì Khang khi tìm hiểu thông tin trên mạng, chị Lan liền mua về cho con sử dụng. Kết quả là, sau khi uống hết 8 hộp (khoảng 2 tháng), các nốt mề đay dần biến mất, da dẻ hồng hào, sáng đẹp hẳn ra. Để biết thêm thông tin về tình trạng của em Trung, mời bạn xem TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
“Bị nổi mề đay, mẩn ngứa sau sinh do đâu và nên xử lý như thế nào?” Cùng lắng nghe chuyên gia Diệp Xuân Thanh tư vấn trong video dưới đây:
Như vậy, tình trạng phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay có thể cải thiện được nếu xử lý sớm và áp dụng đúng cách. Thay đổi chế độ ăn uống của bản thân, vận động nhẹ nhàng và sử dụng Phụ Bì Khang mỗi ngày chính là cách để thoát khỏi cơn ngứa, giúp chị em thoải mái, tự tin trong cuộc sống.
Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh mề đay, dị ứng tái phát và sản phẩm Phụ Bì Khang, bạn hãy liên hệ tới Hotline Zalo/Viber 0916755060 - 0916757545 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/postpartum-hives
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15730177/
https://www.momjunction.com/articles/postpartum-hives_00356486/