Ngứa ngáy, mẩn đỏ khắp người là những vấn đề cơ bản ở người bị nổi mề đay. Ngoài ra, mề đay còn có thể kèm theo sốt, đặc biệt là trẻ em. Sốt nổi mề đay khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, bứt rứt không yên và làm sức khỏe giảm sút. Vậy nguyên nhân gây nổi mề đay kèm sốt là gì? Làm thế nào để giảm sốt và mề đay cùng lúc? Hãy cùng tìm hiểu về chủ đề này trong nội dung bài viết dưới đây.
Triệu chứng sốt nổi mề đay là gì?
Sốt nổi mề đay là một biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ và người có cơ địa nhạy cảm, bên cạnh phát ban, sẩn ngứa thông thường.
Sốt là một phản ứng của hệ miễn dịch nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm nhập. Khi bị sốt, thân nhiệt sẽ tăng cao, các mạch máu giãn ra làm quá trình lưu thông máu được đẩy nhanh hơn, tăng tốc cho phản ứng miễn dịch.
Theo các chuyên gia, sốt do nổi mề đay sẽ khác với những bệnh lý có triệu chứng tương tự. Ngoài nhiệt độ cơ thể tăng cao do sốt, mẩn đỏ, sẩn phù cũng có thể xuất hiện ngay tại thời điểm đó. Với những trường hợp sốt nổi mề đay ở trẻ nhỏ, bệnh còn khiến trẻ bị đau họng, ho, sổ mũi dẫn đến chán ăn và sụt cân làm không ít phụ huynh lo lắng. Mặt khác, trẻ bị sốt nổi mề đay còn dễ bị co giật, rất nguy hiểm.
Như vậy, nếu trẻ sốt cao trên 38 độ và nổi mề đay, bạn cần theo dõi thật kỹ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
>>> Xem thêm: Mề đay ở trẻ - Mách mẹ những cách xử lý hay nhất
Nguyên nhân gây sốt nổi mề đay là gì?
Trên thực tế, sốt nổi mề đay là kết quả của các phản ứng miễn dịch, dưới sự tác động của nhiều yếu tố, điển hình là: Nhiễm virus, mất nước… Sốt phát ban là dạng nhiễm trùng cấp tính do virus rubella, virus sởi và adenovirus gây ra. Đặc trưng của bệnh lý này là tình trạng sốt từ thấp đến cao. Khi triệu chứng sốt thuyên giảm, trên da sẽ xuất hiện các vết hồng ban và mẩn ngứa.
Ngoài ra, sốt nổi mề đay cũng có thể xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như côn trùng, lông vật nuôi, hóa chất...
Cách xử lý khi bị sốt nổi mề đay
Hầu hết các trường hợp bị sốt nổi mề đay thường không quá nghiêm trọng và có thể điều trị ngay tại nhà. Trên thực tế, có khá nhiều cách để khắc phục các triệu chứng của sốt và nổi mề đay, dựa theo từng đối tượng cụ thể.
Giảm ngứa thông thường
Khi trẻ bị nổi mề đay kèm sốt, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:
-
- Hạ sốt bằng cách đắp khăn mát, cho trẻ mặc quần áo rộng và thấm hút mồ hôi như cotton để làn da được thoáng khí.
Đắp khăn mát để giảm sốt cho trẻ
-
- Bổ sung vitamin, khoáng chất từ rau xanh, trái cây hàng ngày giúp tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch.
- Không cho trẻ tiếp xúc hoặc ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng, chẳng hạn: Hải sản, trứng, sữa, chất tẩy rửa...
- Cho trẻ ăn những món lỏng, mềm, dễ tiêu hóa để tiêu hóa tốt hơn.
- Vệ sinh da sạch sẽ, khô thoáng, hạn chế làn da bị kích ứng.
- Tắm cho trẻ bằng một số thảo dược như: Bạc hà, khuynh diệp, kinh giới...
Can thiệp y tế
Trong trường hợp sốt nổi mề đay kéo dài và gây ngứa dữ dội, can thiệp bằng các biện pháp y tế là rất cần thiết. Acetaminophen và Ibuprofen là những thuốc hạ sốt phổ biến và dùng được cho trẻ nhỏ. Với những triệu chứng sẩn phù, ban đỏ ngứa ngáy, bạn có thể cân nhắc sử dụng một vài loại thuốc dị ứng như:
-
- Thuốc kháng histamin: Đây là thuốc chống dị ứng và giảm ngứa rất nhanh, đáp ứng với hầu hết các trường hợp mề đay từ nhẹ đến vừa. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn vì cơ chế tác dụng của nó là ức chế hệ miễn dịch, qua đó làm giảm các triệu chứng bên ngoài. Ngoài ra, thuốc còn đi kèm với một số tác dụng không mong muốn như: Gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón... nên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng.
Bạn có thể cân nhắc một số thuốc dạng siro để giảm ngứa cho trẻ
-
- Thuốc bôi corticoid: Với tác dụng chống dị ứng, kháng viêm và ức chế miễn dịch nên thuốc corticoid được dùng khá nhiều trong các trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa. Thế nhưng, corticoid có thể đi vào máu và gây ra nhiều rủi ro khi sử dụng như: Loãng xương, teo da, mỏng da… cùng các biến chứng nguy hiểm khác.
- Thuốc chống nhiễm khuẩn: Nếu bị sốt nổi mề đay kèm các dấu hiệu bội nhiễm, ngoài thuốc hạ sốt, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp thuốc chống nhiễm khuẩn để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
>>> Xem thêm: Nổi mề đay phải làm sao? Làm gì để không bị tái phát?
Phụ Bì Khang – Giải pháp từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị mề đay mẩn ngứa
Theo các chuyên gia, dù là hình thức nào thì bệnh mề đay vẫn cần điều trị sớm bởi tính chất phức tạp và những ảnh hưởng mà nó mang lại. Bên cạnh các loại thuốc hạ sốt, người bệnh nên dùng thêm những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để tái tạo các chức năng trong cơ thể, giảm ngứa và hạn chế nguy cơ tái phát. Một giải pháp ưu việt và được đông đảo người dùng lựa chọn hiện nay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang.
Phụ Bì Khang là sự kết hợp của 3 thành phần gồm: Cao gan, cao nhàu và L-carnitine fumarate giúp mang đến công dụng:
-
- Cải thiện triệu chứng viêm, ngứa, mẩn đỏ: Sản phẩm có chứa cao nhàu với tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, giảm đau, giúp làm dịu cơn ngứa, kích thích vết thương mau lành, chóng lên da non, hạn chế hình thành sẹo.
- Tăng cường chức năng giải độc, thải độc: Không chỉ giảm ngứa bên ngoài, Phụ Bì Khang còn tăng cường chức năng gan, thận, tăng khả năng giải độc, bổ máu. Khi gan, thận hoạt động tốt, các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể sẽ diễn ra trơn tru hơn, loại bỏ những chất dư thừa ra ngoài.
Phụ Bì Khang hỗ trợ điều trị mề đay, ngăn ngừa tái phát
-
- Tăng cường năng lượng tế bào: Ngoài ra, sản phẩm còn có L-carnitine fumarate- 1 acid amin đóng vai trò quan trọng trong chu trình chuyển hóa và cân bằng năng lượng cho cơ thể, giúp bảo vệ tế bào, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Nhờ những tác dụng trên, Phụ Bì Khang là một giải pháp hoàn hảo cho các trường hợp mề đay dị ứng, giúp giảm ngứa dần dần và phòng tránh tái phát hiệu quả. Tất cả thành phần của sản phẩm đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ, dùng được cho trẻ em dưới 6 tuổi và phụ nữ sau sinh.
>>> Xem thêm: Mề đay cấp - Nhận biết đúng để điều trị hiệu quả
Cảm nhận của người dùng
Gần 10 năm có mặt trên thị trường, Phụ Bì Khang đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người dùng cả nước.
Điển hình như trường hợp của chị Trần Thị Minh Mỹ Ẩn (18/9 đường Bạch Mã, Phường 15, Quận 10, TP Hồ Chí Minh) bị mề đay tái phát 4 năm, phải ăn uống kiêng khem khổ sở mà bệnh vẫn không khỏi. Chị không thể tập trung học tập do ngứa quá nhiều, mất tự tin vì da dẻ xấu xí và có sẹo thâm. Tuy nhiên, nhờ tìm được giải pháp phù hợp, chị Mỹ Ẩn đã có thể thoải mái tự do ăn uống mà không phải kiêng khem bất cứ thứ gì nữa.
Mời bạn xem thêm chia sẻ về hành trình chữa bệnh mề đay của chị Mỹ Ẩn TẠI ĐÂY.
Và còn rất nhiều trường hợp mề đay, dị ứng tái phát đã cải thiện được tình trạng của mình.
Đánh giá của chuyên gia
Bệnh mề đay có mấy dạng? Điều trị như thế nào? Có thể khỏi triệt để không? Cùng lắng nghe PGS. TS Trần Lan Anh chia sẻ về chủ đề này qua video dưới đây:
>>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn: Tại sao Phụ Bì Khang lại cần có sự phối hợp của nhiều thành phần để hỗ trợ điều trị mề đay?
Nhìn chung, sốt nổi mề đay có thể khắc phục được nếu người bệnh xác định sớm các biểu hiện, từ đó tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng sản phẩm Phụ Bì Khang mỗi ngày để triệu chứng mề đay giảm dần và không còn cơ hội quay trở lại, bạn nhé!
Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh mề đay, mẩn ngứa tái phát và sản phẩm Phụ Bì Khang, bạn hãy liên hệ tới Hotline (Zalo/Viber) 0916751651 / 0916767653 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh