Ngứa ngáy, nổi mẩn khó chịu là những phiền toái mà người bị mề đay đều phải trải qua. Vì vậy, thuốc tây trị mề đay được rất nhiều người lựa chọn để cắt đứt cơn ngứa. Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng giảm ngứa tích cực, những thuốc này còn chứa những tác dụng không mong muốn và có hại cho sức khỏe. Do đó, nắm rõ công dụng của từng thuốc là điều cần thiết với tất cả chúng ta.

Các thuốc tây trị mề đay mẩn ngứa

Hiện nay, không có thuốc trị mề đay hoàn toàn mà chỉ có thể làm giảm các triệu chứng bên ngoài bằng một số loại thuốc đặc biệt. Những thuốc này được gọi chung là chống dị ứng.

  • Thuốc kháng histamin

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tế bào mast giải phóng chất trung gian hóa học histamin do hệ miễn dịch bị kích thích được coi là một trong các cơ chế gây bệnh mề đay, dị ứng. Theo cơ chế này, histamin là chất chịu trách nhiệm chính trong các phản ứng viêm và dị ứng khi nó làm giãn mạch máu, khiến các mao mạch sưng lên nhằm đẩy nhanh tốc độ lưu thông máu để tăng tốc quá trình miễn dịch. Chính vì lý do này mà chất dịch và protein trong tế bào dưới da hay niêm mạc bị rò rỉ, dẫn đến hiện tượng sưng, phù và đỏ. Đồng thời, histamin cũng kích thích dây thần kinh cảm giác gây đau, ngứa.

Nắm được cơ chế này, các nhà khoa học đã bào chế ra thuốc giúp ngăn chặn sự hoạt động của histamin hoặc làm giảm hoạt tính của nó màng tên kháng histamin. Nói chung, thuốc kháng histamin là thuốc tây trị mề đay được chỉ định nhiều nhất hiện nay dù cơ chế gây bệnh do dị ứng hay không. Tuy nhiên, cùng với tác dụng an thần, kháng histamin thì  thuốc cũng rất độc cho gan và thận, đi kèm với tác dụng không mong muốn như: Gây táo bón, buồn nôn... Vì vậy, người bệnh cần thận trọng khi dùng thuốc để giảm ngứa.

  • Thuốc corticosteroid

Trong trường hợp nổi mề đay cấp tính nghiêm trọng nhưng kháng histamin không thể đáp ứng được các yêu cầu điều trị dù đã dùng ở liều cao hoặc quá nhiều tác dụng không mong muốn, bác sĩ có thể sử dụng corticosteroid để nhanh chóng giảm sưng và ngứa. Corticosteroid là thuốc có tác dụng đến toàn bộ hệ thống miễn dịch. Vì vậy, dù nguyên nhân gây nổi mề đay là do dị ứng hay tự miễn, thuốc corticosteroid đều có thể làm giảm các triệu chứng rất mạnh mẽ. Prednisolon dạng uống hoặc tiêm - một thuốc nhóm corticosteroid thường được dùng ở liều thấp như liệu pháp giảm dần mề đay khá hiệu quả. Đồng thời, corticosteroid cũng được bào chế dưới dạng kem, mỡ để thoa lên những vùng da bị ngứa.

Tuy có tác dụng giảm triệu chứng mề đay rất tốt nhưng corticosteroid chỉ được sử dụng để điều trị mề đay ngắn hạn do thuốc có nhiều tác dụng phụ rất nghiêm trọng, bao gồm: Loãng xương, tăng huyết áp, tiểu đường, teo da, nhìn mờ…

thuốc bôi trị ngứa corticoid Corticosteroid dạng kem bôi được dùng để giảm ngứa, mề đay

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng Doxepin

Doxepin là thuốc chống trầm cảm 3 vòng, hoạt động như một chất kháng histamin mạnh. Khi được kê đơn ở liều thấp và kết hợp với thuốc kháng histamin không an thần, doxepin là thuốc đặc biệt hữu ích để điều trị mề đay mạn tính tự phát (không rõ nguyên nhân). Tuy nhiên, doxepin chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của các nhân viên y tế vì có thể gây trầm cảm hoặc một số bệnh tâm thần khác. Đồng thời, doxepin cũng mang lại nhiều tác dụng phụ như: Gây buồn ngủ, khô miệng, mất nước, nhức đầu, chóng mặt…

  • Thuốc đối kháng leukotriene

Nếu đang đi tìm đáp án cho câu hỏi: Thuốc tây trị mề đay nào tốt? thì không thể không nhắc đến kháng leukotriene. Leukotriene là hóa chất quan trọng trong việc kích hoạt và thoái hóa tế bào mast khi hệ miễn dịch bị kích thích. Hoạt động bằng cách ức chế sự giải phóng leukotriene, thuốc kháng leukotriene có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát một số dạng nổi mề đay cấp tính (bị kích thích bởi thực phẩm hoặc thuốc aspirin) hay mề đay mạn tính (do nhiệt). Thuốc đối kháng leukotriene không được bán rộng rãi bởi nó chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc đối kháng leukotriene là: Đau đầu, buồn nôn, mất ngủ…

thuốc trị mề đay mẩn ngứa leukotrienne Thuốc đối kháng leukotriene giúp kiểm soát tốt các triệu chứng mề đay 

Hotline.gif

  • Thuốc giảm mẫn cảm đặc hiệu

Trong cơ thể, kháng thể IgE có vai trò đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến dị ứng. Khi cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng, hệ miễn dịch sẽ nhận diện và tạo ra một kháng thể đặc hiệu cho nó (thường là Immunoglobulin E hay IgE) để chống lại kháng nguyên này. Sự kết hợp của kháng thể với kháng nguyên sẽ gây ra chuỗi phản ứng viêm dị ứng. Vì vậy, những thuốc kháng IgE có tác dụng ức chế liên kết các thụ thể IgE trên bề mặt tế bào mast và basophil, đồng thời bất hoạt những kháng thể IgE tự do, giảm nồng độ của nó trong máu, từ đó giảm dần dị ứng.

Thuốc giảm mẫn cảm đặc hiệu được dùng chủ yếu hiện nay là omalizumab. Tuy nhiên, loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ như: Sưng tại chỗ tiêm, ho, chóng mặt, gây tức ngực…

>>> Xem thêm: Bị nổi mề đay kiêng gì và những lưu ý cần thiết

Lưu ý khi dùng thuốc tây trị mề đay

Hiện nay, thuốc trị mề đay mẩn ngứa được dùng rất nhiều bởi dễ mua và sử dụng đơn giản. Tuy nhiên, để dùng thuốc hiệu quả và hạn chế tác dụng không mong muốn, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không dùng kháng histamin với các thuốc an thần khác vì làm tăng tác dụng gây buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt.
  • Cẩn trọng khi sử dụng cho những đối tượng nhạy cảm như: Trẻ em, phụ nữ có thai, mắc bệnh gan, thận yếu...
  • Không tự ý tăng, giảm liều so với khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Luôn nhớ loại thuốc bản thân đang sử dụng và biết rõ tác dụng phụ của nó để phòng tránh.
  • Hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để đảm bảo dùng thuốc đúng cách, đủ liều.

hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc trị mề đay Trao đổi với bác sĩ để tìm được thuốc phù hợp cho bản thân

>>> Xem thêm: Mề đay phù mạch và cách điều trị hiệu quả nhất

Phụ Bì Khang – Giải pháp giúp giảm mề đay, ngăn ngừa tái phát bền vững

Bởi giảm ngứa nhanh, trung bình từ 1-2 giờ sau khi sử dụng nên thuốc tây trị mề đay được nhiều người lựa chọn khi mắc bệnh. Tuy nhiên, chính bạn cũng biết, những thuốc này chỉ có tác dụng tạm thời, sau một thời gian ngắn, mề đay sẽ tái phát và lần sau thường nặng hơn lần trước. Trong một số trường hợp, người bệnh còn bị dị ứng với chính những thuốc này và khiến tình trạng mề đay càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Thấu hiểu với những hạn chế và khó khăn của người bệnh khi điều trị mề đay, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu các vị thuốc quý trong y học cổ truyền kết hợp cùng công nghệ bào chế hiện đại để cho ra đời một giải pháp giúp hỗ trợ an toàn, hiệu quả mang tên Phụ Bì Khang.

Phụ Bì Khang có thành phần chính là cao gan – chiết xuất từ gan động vật, chứa nhiều sắt, protein, vitamin giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa cao nhàu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa, tăng khả năng thải độc cho thận và phục hồi các tế bào bị tổn thương.

Ngoài ra, L – carnitine fumarate là một acid amin có trong sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong chu trình Krebs, hỗ trợ quá trình chuyển hóa và cân bằng năng lượng cho cơ thể, giúp nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Như vậy, sự kết hợp độc đáo giữa các thành phần trong sản phẩm Phụ Bì Khang giúp mang lại hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát các trường hợp mề đay, dị ứng, mẩn ngứa. Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, đặc biệt an toàn và không gây tác dụng phụ.

Cảm nhận của người dùng

Trên thực tế, rất nhiều người đã sử dụng sản phẩm và nhận thấy hiệu quả tích cực. Điển hình là trường hợp của chị Trần Thị Minh Mỹ Ấn (ở 18/9 đường Bạch Mã, phường 15, quận 10, TP. HCM) bị nổi mề đay sau một lần ăn hải sản với bạn bè. Về nhà, chị bị nổi từng nốt đỏ ở tay, chân, sau đó lan ra khắp người, có những chỗ sưng to thành mảng lớn và rất ngứa. May mắn biết đến Phụ Bì Khang qua một lần tìm hiểu thông tin trên mạng, chị Mỹ Ẩn mua về sử dụng và đã hết ngứa. Chị còn vui hơn khi có thể ăn lại các món từ hải sản mà không còn lo bị mề đay tái phát nữa.

Mời bạn xem chi tiết câu chuyện của chị TẠI ĐÂY.

>>> Xem thêm: May mắn đã giúp con tôi thoát khỏi mề đay mẩn ngứa tái phát

Đánh giá của chuyên gia

Người bị nổi mề đay đã dùng thuốc nhưng bệnh vẫn tái phát cần làm gì để cải thiện? Lắng nghe PGS. TS Trần Lan Anh tư vấn về chủ đề này qua video dưới đây:

>>> Xem thêm: Bệnh mề đay có nguy hiểm không?

Tóm lại, thuốc tây trị mề đay có rất nhiều, tùy vào đối tượng và mục đích sử dụng mà bạn sẽ được chỉ định loại thích hợp. Thế nhưng, bởi những tác dụng không mong muốn của chúng, chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như Phụ Bì Khang để việc điều trị đạt hiệu quả bền vững, lâu dài.

Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh mề đay, dị ứng tái phát và sản phẩm Phụ Bì Khang,  bạn hãy liên hệ tới Hotline Zalo/Viber 0916751651 / 0916767653 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh