Tại Việt Nam, bia rượu là thức uống yêu thích của nhiều người, không kể đàn ông hay phụ nữ. Thế nhưng, một điều kỳ lạ là không ít trường hợp uống rượu bị ngứa, nổi mẩn đỏ, phát ban khắp người. Thực tế, uống rượu xong bị ngứa không phải là hiện tượng hiếm gặp mà rất phổ biến ở nam giới. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và cách xử lý thế nào?

Nguyên nhân gây ngứa khi uống rượu

Sau khi uống rượu bia vài giờ, nhiều người có cảm giác nóng ran, châm chích, tiếp đến là nổi mẩn, ngứa ngáy. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có rất nhiều, bao gồm:

Dị ứng rượu

Mặc dù thành phần chính của rượu là nước nhưng thức uống này còn được cấu tạo từ nhiều nguyên liệu khác, bao gồm: Chất lên men, lúa mạch, chất tạo màu… Thế nên, nếu bị dị ứng rượu thì thực chất là bạn đang gặp vấn đề với các thành phần có trong nó. Ngoài ra, rượu giả hoặc chất lượng kém cũng dẫn đến tình trạng mẩn ngứa ngoài da.

Cơ thể không dung nạp rượu

Không dung nạp rượu là một biểu hiện của tình trạng không dung nạp thực phẩm và xảy ra ở đường tiêu hóa. Khác với dị ứng, mẩn đỏ trên da, hiện tượng không dung nạp rượu biểu hiện chủ yếu ở hệ tiêu hóa với các triệu chứng như: Đau bụng, tiêu chảy… rất đặc trưng. Tuy nhiên, đây không phải hiện tượng ngộ độc rượu mà chỉ là do cơ thể quá mẫn cảm, không thể dung nạp được loại đồ uống này.

Chức năng gan suy giảm

Cuộc sống bận rộn, áp lực công việc hàng ngày khiến con người dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn bực. Lúc này, sử dụng rượu bia hay chất kích thích là cách được nhiều người lựa chọn để giải tỏa tinh thần. Thế nhưng, có thể bạn chưa biết, trong bia rượu chứa một lượng lớn ethanol - khi đưa vào cơ thể sẽ được gan chuyển hóa và bài tiết xuống mật, thận. Nhưng khi tiêu thụ một lượng lớn rượu bia, gan không thể lọc, đào thải các chất độc, gây ứ đọng ở mật và làm rối loạn chuyển hóa chất béo. Đây chính là lý do gan bị viêm, máu nhiễm mỡ và nguy hiểm nhất là xơ gan. Lúc này, mẩn đỏ, ngứa ngáy sau khi uống rượu là cách để gan báo rằng nó đang gặp vấn đề và cần được thanh lọc, giải độc.

>>> Xem thêm: Những triệu chứng bệnh mề đay cần nắm rõ để điều trị đúng

Xử lý tình trạng uống rượu bị mẩn ngứa thế nào?

Hiện tượng uống rượu bia bị ngứa có nhiều mức độ khác nhau, nhẹ thì chỉ râm ran, châm chích, nặng là nổi mề đay hoặc phát ban khắp người. Với những trường hợp bị ngứa nhẹ, dừng uống rượu và chuyển sang một nhãn hiệu khác sẽ giải quyết được vấn đề này. Nhưng nếu cơn ngứa vẫn tiếp diễn và không có dấu hiệu dừng lại, bạn có thể giảm bớt sự khó chịu đó bằng một vài biện pháp sau đây:

Uống nhiều nước

Nước giúp thanh lọc và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Khi uống rượu, bạn hãy uống kèm các loại nước như chanh, cam để thúc đẩy quá trình đào thải cồn ra khỏi cơ thể, từ đó làm giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ.

Nên uống kèm nước khi uống rượu

Nước giúp thanh lọc cơ thể, làm giảm nồng độ cồn trong rượu

Dùng thuốc chống dị ứng

Nếu bị mẩn ngứa sau khi uống rượu, người bệnh có thể sử dụng một vài loại thuốc chống dị ứng để giảm bớt sự khó chịu và kiểm soát cơn ngứa. Phần lớn những thuốc này đều có tác dụng giảm triệu chứng ngứa, viêm, điển hình là kháng histamin, corticosteroid… Tuy nhiên, vì có nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe nên người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể

Bên cạnh việc uống nhiều nước, tiêu thụ rau xanh, trái cây hàng ngày cũng là cách để làm giảm cơn ngứa, thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Theo các tài liệu, những thực phẩm chứa vitamin C như cam, quýt hoặc một số loại rau màu xanh đậm, đỏ như cà chua, cà rốt... giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương do bia rượu khá tốt. Mặt khác, người bệnh cũng nên uống một ít nước hầm xương hoặc ăn súp sau khi uống rượu vì chúng giúp bù đắp kali, muối và các chất điện giải khác cho cơ thể, từ đó làm dịu cơn ngứa.

>>> Xem thêm: Bí quyết chặn đứng mề đay mẩn ngứa, không lo tái phát

Phòng tránh nổi mẩn ngứa do uống rượu

Nếu đã từng bị mẩn ngứa sau khi uống rượu bia, việc phòng tránh là cực kỳ cần thiết. Tuy không quá nguy hiểm nhưng uống rượu bị ngứa khiến người bệnh rất khó chịu và mất tự tin, đặc biệt là các đấng mày râu. Thế nên, cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này là không sử dụng rượu bia hoặc các chất có cồn khác.

Tuy nhiên, có những người bắt buộc phải dùng đến rượu bia vì tính chất công việc hoặc ở các sự kiện quan trọng. Trong những trường hợp này, bạn cần kiểm soát được lượng rượu mà cơ thể tiêu thụ, đồng thời xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế tình trạng mẩn ngứa.

Phòng tránh nổi mẩn ngứa khi uống bia rượu

Ăn uống khoa học để giảm bớt nguy cơ bị ngứa do rượu bia

>>> Xem thêm: Nổi mề đay là gì? Tất tần tật những thông tin cần thiết

Sản phẩm thảo dược – Bí quyết giúp cải thiện tình trạng uống rượu bị ngứa hiệu quả

Như đã đề cập ở trên, chức năng gan suy giảm là một yếu tố không nhỏ thúc đẩy hiện tượng mẩn ngứa sau khi uống rượu xảy ra. Vậy nên, tăng cường và củng cố chức năng gan, bảo vệ nó ngay từ sớm chính là cách hữu hiệu để bạn ngăn chặn và đối phó với tình trạng dị ứng, nổi mẩn ngứa.

Hiện nay, có khá nhiều các sản phẩm giúp thanh lọc, giải độc và tăng cường chức năng gan trên thị trường, nhưng chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn giải pháp đã được nghiên cứu lâm sàng, cũng như hiệu quả thực tế mà người dùng đã trải nghiệm. Và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang là giải pháp hàng đầu trong lĩnh vực này.

Phụ Bì Khang có thành phần chính là cao gan, chiết xuất từ gan động vật, chứa nhiều sắt, vitamin, protein, đặc biệt phù hợp với người đã dùng thuốc tây trong thời gian dài. Mặt khác, cao gan còn giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu, nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào gan khỏe mạnh.

dat-mua.gif

Cùng với cao gan, thành phần cao nhàu giúp tăng cường chức năng thận, tăng khả năng thải độc, hỗ trợ quá trình chuyển hóa nhằm loại bỏ các chất có hại ra khỏi cơ thể. Nhờ tác dụng chống viêm, giảm đau, cao nhàu còn cải thiện triệu chứng viêm, mẩn đỏ, làm dịu cơn ngứa và hạn chế hình thành sẹo.

Hiệu quả của sản phẩm càng được củng cố khi có mặt của L-carnitine fumarate – một acid amin giúp cung cấp năng lượng cho tế bào, bảo vệ tế bào, từ đó nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

Chính nhờ những công dụng trên, Phụ Bì Khang là một giải pháp hoàn hảo cho những người bị ngứa sau khi uống rượu bia và chặn đứng nguy cơ tái phát.

Cảm nhận của người dùng

Từ khi ra mắt, Phụ Bì Khang đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực của người dùng trên khắp cả nước. Điển hình là trường hợp của anh Nguyễn Quang Thao (460 Trần Quý Cáp, Đống Đa, Hà Nội) thường xuyên bị phát ban, nổi mẩn khắp người sau khi uống rượu bia. Thế nhưng, nhờ người vợ chu toàn hết lòng chăm sóc cho chồng con, chị đã giúp anh thoát khỏi cơn ngứa khó chịu và không còn là mề đay tái phát.

Cùng xem bí quyết của vợ chồng anh Thao TẠI ĐÂY.

Hay như bé Nguyễn Duy Trung (14 tuổi) con trai chị Trần Thị Lan (trú tổ 3, Thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) bị nổi mề đay dày như cơm cháy cả ngày lẫn đêm. Ngứa ngáy, khó chịu khiến Trung mất ngủ, sút cân, học hành không tập trung... May mắn biết đến sản phẩm Phụ Bì Khang, chị Lan liền mua về cho con uống trong 2 tháng thì bệnh mề đay dần biến mất, da dẻ hồng hào trở lại.

Mời bạn xem thêm chia sẻ của mẹ con chị Lan TẠI ĐÂY.

Đánh giá của chuyên gia

Người bị nổi mề đay đã dùng thuốc nhưng bệnh vẫn tái phát cần làm gì để cải thiện? Lắng nghe PGS. TS Trần Lan Anh tư vấn về chủ đề này qua video dưới đây:

>>> Xem thêm: Người bị dị ứng thời tiết, nổi mề đay cần lưu ý những gì?

Tóm lại, tình trạng uống rượu bị ngứa rất thường gặp và phổ biến ở nam giới. Ngoài vai trò kết nối giữa con người với nhau, rượu còn có tác dụng làm đẹp và tăng cường sức khỏe nếu được sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, nếu bị ngứa ngáy hay nổi mẩn sau khi uống rượu, bạn cần hạn chế loại đồ uống này và sử dụng Phụ Bì Khang để ngăn chặn tái phát nhé!

Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh mề đay, dị ứng tái phát và sản phẩm Phụ Bì Khang,  bạn hãy liên hệ tới Hotline Zalo/Viber  0916755060 - 0916757545 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh