Có nhiều tác nhân gây bệnh dị ứng nổi mề đay như: Thức ăn, thuốc, côn trùng cắn, hóa mỹ phẩm, hay do di truyền,… Tuy nhiên đó chỉ là những yếu tố gây kích hoạt dị ứng nổi mề đay mà thôi. Theo các chuyên gia da liễu, nguyên nhân chính gây bệnh nổi mề đay là do suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm chức năng gan/thận, suy giảm năng lượng tế bào. Vậy khi bị nổi mề đay kiêng gì, nên ăn gì?

Người bị nổi mề đay kiêng gì?

Bên cạnh việc điều trị, việc kiêng khem cũng rất quan trọng giúp đẩy lùi bệnh nhanh và tránh tình trạng mề đay nghiêm trọng hơn. Để kiểm soát bệnh nổi mề đay hiệu quả, người bệnh cần lưu tâm đến chế độ ăn uống bao gồm:

Kiêng các thực phẩm giàu đạm, protein

Tôm, cua, hải sản, thịt bò, cá biển,… Những thực phẩm này thường có hàm lượng đạm và protein khá cao có thể là tác nhân gây dị ứng, đặc biệt là với người có cơ địa nhạy cảm. Ngoài ra, khi bị dị ứng nổi mề đay, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Nếu người bệnh ăn các loại thực phẩm này, cơ thể khó tiếp nhận và khó chuyển hóa khiến cơ thể sẽ càng dễ bị kích ứng, bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn, làm ảnh hưởng đến việc điều trị.

Nổi mề đay nên tránh các thực phẩm giàu đạm như hải sản

Nổi mề đay nên tránh các thực phẩm giàu đạm như hải sản

Kiêng các thực phẩm chứa nhiều đường và muối

Đường và muối có thể kích thích hệ thần kinh ngoại biên, khiến các vết nổi mề đay mẩn ngứa ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, đồ ngọt còn có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ miễn dịch, khiến các vết mẩn ngứa trên da khó lành hơn và làm tăng tỷ lệ tái phát.

Kiêng các thực phẩm cay, nóng, dầu mỡ

Bao gồm đồ chiên rán, ớt cay, hạt tiêu… Khi ăn những thực phẩm này, các bộ phận trên cơ thể phải hoạt động nhiều hơn mức bình thường, gây nóng trong người, tạo cảm giác bứt rứt và khó chịu. Ngoài ra, đồ cay, nóng còn làm khô da, khiến da dễ bong tróc.

Kiêng sử dụng các chất kích thích

Rượu, bia, cà phê,... các chất kích thích này khi được đưa vào cơ thể mà đang bị mề đay sẽ làm cho gan bị quá tải, dẫn đến mề đay khó chữa hơn.

Thực phẩm nhiều histamin cần kiêng

Nổi mề đay kiêng ăn gì? Histamin là chất hóa học gây ra các triệu chứng viêm, ngứa. Do đó, tránh nhóm thực phẩm có thành phần histamin hạn chế bệnh diễn biến xấu đi, bao gồm:

  • Phô mai, sữa chua.
  • Thịt bảo quản đông lạnh.
  • Một số trái cây như dâu tây và anh đào.
  • Thực phẩm lên men.
  • Nhóm thức ăn nhanh.
  • Các loại cá đóng hộp, đông lạnh và hun khói, bao gồm cá ngừ, cá cơm và cá mòi.
  • Những gia vị gồm bột ớt, quế, đinh hương và giấm.

Ngoài việc kiêng ăn một số món như trên, người bệnh cần chú ý những thói quen sinh hoạt sau:

  • Mặc quần áo sáng màu, không bó sát.
  • Tránh gãi ngứa, chà xát mạnh lên vùng da bị nổi mề đay.
  • Không nên sử dụng xà phòng, sữa tắm, hóa chất tẩy rửa,…
  • Làm mát khu vực bị nổi mề đay bằng vòi sen, quạt, vải mát hoặc kem dưỡng da dịu nhẹ.
  • Không nên tắm nước quá nóng.
  • Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc.

Tránh gãi vì sẽ làm tăng tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng

Tránh gãi vì sẽ làm tăng tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng

>>Xem thêm: Nổi mề đay khi ăn hải sản – Bí kíp đẩy lùi hiệu quả, phòng tránh tái phát

Người bị nổi mề đay nên ăn gì để mau khỏi bệnh

Theo các chuyên gia da liễu cho biết, người bị dị ứng nổi mề đay thường có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu do đó cần bổ sung những loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cơ thể, dễ hấp thu, giải phóng histamin trong cơ thể. Một số nhóm thực phẩm người bị mề đay nên ăn có thể tham khảo:

  • Thực phẩm giàu quercetin: táo đỏ, bông cải xanh, hành tây,… là những thực phẩm chứa quercetin, có tác dụng chống dị ứng và các chứng liên quan đến nổi mề đay, mẩn ngứa, phát ban.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: ổi, cam, quýt, bưởi, dâu tây,… theo một số nghiên cứu cho thấy, vitamin C có nhiều tác dụng đặc biệt là tham gia quá trình bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể, là chất kích hoạt enzyme có thể bảo vệ da.
  • Thực phẩm giàu probiotic: Sữa chua có tác dụng tăng cường miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy những người ăn sữa chua khỏe mạnh và ít bị bệnh hơn.
  • Trà xanh: chứa hoạt tính EGCG giúp kháng histamin – nguyên nhân chính gây dị ứng nổi mề đay.
  • Nước gừng: Gừng có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đối với người bị dị ứng nổi mề đay thì gừng giúp làm nóng cơ thể và giảm nhanh các triệu chứng mắc phải.
  • Tỏi, nghệ: không chỉ là gia vị cho các món ăn mà còn chữa bệnh rất hiệu quả. Trong khi nghệ có tác dụng chống viêm tốt thì tỏi sẽ giúp làm giảm triệu chứng mề đay, phát ban nhờ việc hạn chế hoạt động của một số enzym gây viêm.
  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày: Mỗi ngày nên uống khoảng 2 lít nước/ngày để thanh lọc cơ thể.

Bổ sung đủ nước nhằm giúp tăng khả năng thanh thải độc tố

Bổ sung đủ nước nhằm giúp tăng khả năng thanh thải độc tố

>>Xem thêm: Dị ứng khi ăn sứa biển – Điều trị sớm để tránh biến chứng

Không còn lo bị mề đay nhờ phương pháp Đông Tây y kết hợp

Ngoài việc áp dụng các biện pháp kiêng cữ trong sinh hoạt, lưu ý những thực phẩm nên ăn và không nên ăn, sử dụng thuốc chống dị ứng theo chỉ định của bác sĩ da liễu, người bị mề đay mẩn ngứa cần kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược để tăng cường sức khỏe, an toàn và hiệu quả lâu dài.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm chữa dị ứng mề đay, tuy nhiên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang đang được các chuyên gia da liễu đầu ngành tin tưởng lựa chọn hơn cả trong hỗ trợ điều trị và chống tái phát dị ứng mề đay nhờ tác dụng vào 3 nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, cụ thể:

  • Cao nhàu: Giúp tăng cường chức năng thận, tăng khả năng thải độc. Đẩy nhanh quá trình phục hồi các tế bào bị tổn thương.
  • Cao gan: Giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, giúp bổ máu.
  • L- carnitine fumarate: Giúp tăng cường năng lượng và bảo vệ tế bào. Nâng cao hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Phụ Bì Khang - Hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa mề đay mẩn ngứa

Phụ Bì Khang - Hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa mề đay mẩn ngứa

hang-động.gif

Trên thực tế, hầu hết người dùng Phụ Bì Khang đã cải thiện tình trạng mề đay, mẩn ngứa rõ rệt sau 3 giai đoạn:

  • Sau 3 – 4 tuần: cơn ngứa giảm dần, không còn quá dữ dội, ít xuất hiện thương tổn mới
  • Sau 2 – 3 tháng: sẩn phù giảm đáng kể, nốt mẩn đã lặn nhưng vẫn còn ngứa nhẹ, giảm căng da và đau nhức
  • Sau 4 tháng: mề đay cơ bản được kiểm soát, đa số các biểu hiện của bệnh đã biến mất. Không còn nổi mẩn mới và không bị tái lại

Lưu ý: Thời gian tác dụng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào thể trạng, mức độ bệnh, cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người và sử dụng Phụ Bì Khang theo đúng hướng dẫn hay không.

Việc điều trị mề đay không thể một sớm một chiều, để tránh tái phát người bệnh cần kiên trì và thực hiện theo đúng phác đồ đã được chỉ định.

Nổi mề đay kiêng gì, ăn gì? Là điều được nhiều người quan tâm bởi có thể giúp bệnh phục hồi nhanh, tránh tái phát. Trường hợp ngược lại khiến mề đay mẩn ngứa tiến triển xấu hơn. Mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích cho người bệnh trong việc chăm sóc bệnh mề đay.

Để được giải đáp mọi thông tin liên quan đến bệnh mề đay, mẩn ngứa tái phát và sản phẩm Phụ Bì Khang, bạn có thể liên hệ tới hotline (Zalo/Viber) 09167550601 / 0916757545 để được chuyên gia da liễu hỗ trợ kịp thời.

*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/ciu/foods-to-eat-and-avoid

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6936629/

https://dermnetnz.org/topics/urticaria-an-overview