Vào những ngày mùa hè, nhiệt độ tăng cao làm gia tăng sự xuất hiện của các dị nguyên như phấn hoa, nấm, mạt bụi... Ở những người có cơ địa nhạy cảm, các dị nguyên này làm rối loạn hệ miễn dịch, gây dị ứng thời tiết nóng. Nếu không điều trị đúng cách, tình trạng này sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Dị ứng thời tiết nóng là biểu hiện như thế nào?
Dị ứng thời tiết nóng có thể kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng. Mặc dù có thể có nguyên nhân khác nhau gây dị ứng nhưng hầu hết các triệu chứng vẫn giống nhau. Các triệu chứng phổ biến gây dị ứng thời tiết bao gồm:
- Ngứa mắt và mũi: Thường xuất hiện các triệu chứng ngứa, có thể ngứa mắt, họng, tai, mũi hay vòm miệng. Ngứa bắt đầu từ từ hoặc đột ngột. Đi kèm với ngứa có thể xuất hiện tình trạng chảy nước mắt.
- Ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp: Có các biểu hiện viêm đường hô hấp trên gây khó chịu cho người bệnh, bao gồm hắt hơi, sổ mũi và chảy nước mũi, kèm theo đó là tình trạng nghẹt mũi, thở khò khè, ho hoặc khó thở, nếu không được điều trị kịp thời.
- Nổi mề đay, phát ban: Trên bề mặt da xuất hiện những nốt mẩn đỏ, thường gặp ở vùng tay, chân, có thể thấy cả ở mặt. Làm cho cơ thể có cảm giác ngứa, khi gãi càng làm cho những nốt mẩn này lan rộng hơn và thành từng mảng trên khắp bề mặt da.
- Rối loạn tiêu hóa: Đây là trường hợp hiếm gặp hơn, gây ra một số vấn đề như tiêu chảy, buồn nôn, nôn,...
- Các triệu chứng khác: Quầng thâm dưới mắt, nếp nhăn trên mũi…
Phát ban và nổi mề đay mẩn ngứa là biểu hiện thường gặp của dị ứng
Dị ứng thời tiết nóng có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, một số người khi tiếp xúc với sự thay đổi của môi trường sẽ gây ra tình trạng dị ứng thời tiết, nhất là vào thời điểm giao mùa. Mỗi cơ thể khác nhau phản ứng khác nhau với các tác nhân gây dị ứng nên mức độ dị ứng cũng khác nhau. Đối với dị ứng thời tiết nóng, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi nên làn da sẽ luôn trong trạng thái ẩm ướt, dễ dẫn đến các tình trạng viêm nhiễm, từ đó làm bệnh dị ứng trở nên ngày càng nặng hơn.
Dị ứng này có thể được chia làm hai dạng là dị ứng cấp tính và dị ứng mạn tính. Trong trường hợp bệnh ở trạng thái cấp tính, cơ thể sẽ xuất hiện các biểu hiện lâm sàng là phát ban, ngứa ngáy. Thông thường tình trạng này sẽ kéo dài trong vòng 24 giờ cho đến dưới 6 tuần. Nghe tưởng như đơn giản nhưng nếu những dấu hiệu này không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính, dẫn đến phản ứng dị ứng tái phát liên tục. Ngoài ra, trường hợp dị ứng nặng, các biểu hiện có thể gây nguy hiểm cho cơ thể như phù nề, nhiễm trùng da, hạ huyết áp, khó thở, sốc phản vệ và tình huống xấu nhất sẽ dẫn đến tử vong.
Vì vậy, khi thấy xuất hiện các biểu hiện của dị ứng do thời tiết, chúng ta không nên chủ quan mà nên đi đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám để có thể chữa trị đúng cách và kịp thời.
Dị ứng gây ra nhiều triệu chứng khác nhau ảnh hưởng đến người bệnh
>> Xem thêm: Giải pháp cho dị ứng, ngứa nổi mẩn khi thời tiết nắng nóng
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây dị ứng thời tiết nóng
Dưới đây là những nguyên nhân dị ứng phổ biến nhất mà mọi người gặp phải trong thời tiết nóng. Nếu bạn không chắc mình bị dị ứng với yếu tố nào , bác sĩ chuyên khoa dị ứng có thể tiến hành xét nghiệm chích da hoặc xét nghiệm máu.
Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thời tiết nóng
Phản ứng dị ứng thời tiết nóng cũng có cơ chế tương tự với phản ứng dị ứng thông thường. Do hệ miễn dịch phản ứng quá mẫn với tác nhân “lạ” xâm nhập vào cơ thể. Khi đó, có thể bị kích thích giải phóng histamin và các chất hóa học khác. Trong đó, histamin có tham gia vào phản ứng viêm và gây ra các triệu chứng dị ứng. Một số tác nhân “ lạ” thường gặp gây dị ứng thời tiết nóng gồm:
Phấn hoa gây dị ứng
Dị ứng phấn hoa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây dị ứng thời tiết nóng. Điều này là do số lượng phấn hoa tăng cao vào mùa hè. Phấn hoa là một chất giống như bột di chuyển trong không khí nhờ tác động của gió và động vật.
Các triệu chứng của dị ứng phấn hoa thường gặp chủ yếu trên đường hô hấp bao gồm: Hắt xì, nghẹt mũi, ngứa mũi, ngứa họng và mắt, sổ mũi, đỏ hay chảy nước mắt, thở khò khè…
Côn trùng như ong, kiến,... đốt
Khi bị ong bắp cày, kiến lửa và các côn trùng khác đốt có thể gây ra phản ứng dị ứng t, các loài này hoạt động nhiều vào mùa nóng. Ngoài ra, mạt bụi cũng là một tác nhân dị ứng của nhiều người, số lượng đạt đỉnh điểm vào mùa hè, vì chúng phát triển mạnh ở nơi có nhiệt độ ấm, ẩm. Ở một số người, khi bị côn trùng đốt chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ như ngứa, sưng ở vị trí đốt. Tuy nhiên, một số trường hợp nghiêm trọng tình trạng mẩn đỏ, sưng viêm xuất hiện toàn thân và cả ở đường hô hấp, tiêu hóa.
Bào tử nấm mốc
Cái nóng và độ ẩm mà mùa hè tạo môi trường tốt nhất cho nấm mốc phát triển. Nấm mốc là một loại nấm có thể sống trong nhà và ngoài trời. Không phải tất cả các loại nấm mốc đều gây dị ứng và dị ứng với một loại không có nghĩa là bạn sẽ phản ứng với tất cả chúng. Một số loại nấm mốc gây dị ứng thường gặp là cladosporium, alternaria, aspergillus và penicillium.
Các triệu chứng dị ứng nấm mốc thường gặp là: Hắt xì, sổ mũi, ngứa mũi và vùng miệng, chảy nước mắt, tắc nghẽn hô hấp... Nếu bạn bị hen suyễn, dị ứng nấm mốc cũng có thể gây ra các triệu chứng thở khò khè, tức ngực và khó thở.
Dị ứng với các loại thực phẩm mùa nóng
Các loại trái cây vào mùa nóng như: Đào, dưa, quả mọng, cà chua, bí... gây ra phản ứng dị ứng với những người có cơ địa nhạy cảm với chúng. Những loại trái cây và rau củ này chứa các protein tương tự như một số loại cỏ và phấn hoa. Vì vậy, những người bị dị ứng thực phẩm có thể gặp các phản ứng giống như khi tiếp xúc với phấn hoa.
Các triệu chứng phổ biến của dị ứng thực phẩm mùa nóng thường xuất hiện ở đường tiêu hóa, da bao gồm: Ngứa và ngứa ran trong và xung quanh miệng, sưng lưỡi, môi và/hoặc cổ họng, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, hắt xì, chóng mặt và/hoặc choáng váng.
Dị ứng với thực phẩm mùa nóng
Các phương pháp xử trí dị ứng thời tiết nóng
Hướng điều trị chung cho những tình trạng dị ứng là cần xác định tác nhân “lạ” và tránh tiếp xúc hoàn toàn. Bên cạnh đó, kết hợp điều trị các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng các phương pháp sau:
Điều trị dị ứng thời tiết nóng bằng thuốc
Một số loại thuốc có thể giúp giảm bớt các triệu chứng dị ứng, bao gồm:
- Thuốc uống kháng histamine: Thuốc kháng histamine có thể giúp giảm hắt hơi, ngứa, sổ mũi và chảy nước mắt. Ví dụ về thuốc kháng histamine uống bao gồm loratadine, cetirizine và fexofenadine.
- Thuốc thông mũi: Các loại thuốc thông mũi như pseudoephedrine có thể giúp giảm ngạt mũi tạm thời. Thuốc thông mũi thường được sử dụng là oxymetazoline và phenylephrine. Chỉ sử dụng thuốc thông mũi trong vài ngày liên tiếp. Do trong trường hợp sử dụng thuốc xịt thông mũi trong thời gian dài có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng (gây nghẹt mũi tái phát).
- Thuốc xịt mũi: Cromolyn natri có thể làm dịu các triệu chứng dị ứng và không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng trước khi các triệu chứng bắt đầu.
- Thuốc phối hợp: Một số loại thuốc trị dị ứng kết hợp thuốc kháng histamin với thuốc thông mũi. Chẳng hạn thuốc phối hợp loratadin - pseudoephedrine và fexofenadine - pseudoephedrine.
Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh dị ứng thời tiết
Dùng các thảo dược bổ trợ cải thiện dị ứng
Hiện nay, phương pháp điều trị dựa bằng thảo dược nguồn gốc từ thiên nhiên rất được tin dùng nhờ hiệu quả cao và ít tác dụng phụ. Có rất nhiều loại thảo dược hữu ích cho những người bị dị ứng.
Nếu bạn đangbị dị ứng mẩn ngứa, hãy gọi ngay tới số hotline 0916.755.060 / 0916.757.545 để được tư vấn giải pháp phù hợp
- Dùng lá lốt cải thiện triệu chứng dị ứng
Lá lốt không những được sử dụng làm thực phẩm để tạo nên nhiều món ăn mà còn được xem như một loại thảo dược quý để điều trị nhiều bệnh lý. Trong đó, sử dụng lá lốt để cải thiện triệu chứng dị ứng thời tiết là phương pháp đã được áp dụng từ xưa và mang lại hiệu quả khả quan. Theo Đông y, lá lốt có vị cay nồng và tính ấm, có tác dụng tán hàn, chỉ thống, hạ khí, ôn trung, tỵ uyên, yêu cước thống… Bên cạnh đó, trong lá lốt chứa nhiều dưỡng chất cùng các vitamin hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể, tăng khả năng chống và kháng bệnh. Thành phần của lá lốt còn chứa nhiều loại tinh dầu, quan trọng nhất là piperidin. Hoạt chất này được ví như một loại kháng sinh tự nhiên. Nhờ đó có khả năng kháng viêm, loại bỏ các tác nhân gây hại và làm giảm các triệu chứng của bệnh da liễu dị ứng như nổi mề đay, phát ban,… Từ những thành phần dược tính của lá lốt cho thấy chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt là hoàn toàn có cơ sở.
- Dùng khoai tây trong điều trị dị ứng thời tiết
Khoai tây là chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giàu chất xơ và đa dạng các loại vitamin. Công dụng là hỗ trợ quá trình nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn để chống chọi với bệnh tật. Các hoạt chất ở trong khoai tây còn có khả năng xoa dịu và làm lành tổn thương xuất hiện bên trên bề mặt da, kết hợp với vitamin hỗ trợ tái tạo các tế bào da mới và cung cấp độ ẩm.
- Điều trị dị ứng thời tiết nóng bằng nước ép trái nhàu
Nước ép trái nhàu là một loại nước giải khát tốt cho sức khỏe phổ biến trên toàn cầu có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Có đặc tính chống oxy hóa và có thể góp phần vào hoạt động điều hòa miễn dịch, tăng nồng độ IL-2 trung bình và hoạt tính NK trong máu. Từ đó có thể công nhận tác dụng của trái nhàu trong điều trị bệnh dị ứng.
Sử dụng trái nhàu để điều trị dị ứng thời tiết
Nếu bạn đangbị dị ứng mẩn ngứa, hãy gọi ngay tới số hotline 0916.755.060 / 0916.757.545 để được tư vấn giải pháp phù hợp
Làm cách nào để phòng ngừa, hạn chế dị ứng thời tiết nóng?
Để giảm tiếp xúc với những thứ gây ra dị ứng (chất gây dị ứng), phòng ngừa và hạn chế được tình trạng dị ứng này tiếp diễn bạn có thể áp dụng các phương pháp như:
- Ở trong nhà vào những ngày khô và gió. Thời điểm tốt nhất để đi ra ngoài trời là sau một cơn mưa, giúp làm sạch phấn hoa trong không khí.
- Không làm các công việc cắt cỏ, nhổ cỏ và các công việc làm vườn khác có nguy cơ gây dị ứng.
- Cởi bỏ quần áo bạn đã mặc bên ngoài và tắm để rửa sạch phấn hoa trên da và tóc sau.
- Không treo đồ giặt bên ngoài - phấn hoa có thể dính vào khăn trải giường và khăn tắm.
- Đóng cửa ra vào và cửa sổ vào ban đêm hoặc bất kỳ lúc nào khác khi lượng phấn hoa nhiều.
- Tránh các hoạt động ngoài trời vào sáng sớm vì khi đó số lượng phấn hoa cao nhất.
- Giữ không khí trong nhà sạch sẽ.
- Giữ không khí trong nhà khô ráo bằng máy hút ẩm.
- Sử dụng bộ lọc không khí trong phòng ngủ của bạn.
- Thường xuyên lau sàn bằng máy hút bụi có bộ lọc HEPA (tiếng anh là High efficiency particulate air filter, đây là một tiêu chuẩn về tỷ lệ hiệu quả trong việc lọc khí).
- Loại bỏ nấm mốc trong nhà bằng cách sửa vòi nước và đường ống bị rò rỉ.
- Loại bỏ thảm trong nhà có thể giữ ẩm.
- Làm sạch nấm mốc trên bề mặt bằng giấm.
Nếu đang phải đối mặt với chứng dị ứng nói chung và dị ứng thời tiết nóng nói riêng, bạn sẽ biết nó gây khó chịu như thế nào. Nắm được nguyên nhân và cách điều trị sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy liên hệ số hotline (Zalo/Viber): 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc để lại câu hỏi và số điện thoại bên dưới phần bình luận, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp.
Tài liệu tham khảo