Dị ứng da nổi mẩn đỏ sần ngứa là tình trạng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như nổi mề đay, dị ứng thời tiết, thức ăn, phát ban,... Để xử lý giảm nhẹ triệu chứng, bớt khó chịu người bệnh có thể thực hiện các biện pháp như chườm mát, mặc quần áo rộng rãi,... Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!

Dị ứng da nổi mẩn đỏ sần ngứa là tình trạng như thế nào?

Da đóng vai trò quan trọng như hàng rào bảo vệ cơ thể chứa đầy tế bào đặc biệt của hệ thống miễn dịch. Dị ứng da nổi mẩn đỏ ngứa ngáy xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với tác nhân lạ. Các triệu chứng phổ biến của phản ứng dị ứng da có thể bao gồm:

  • Ngứa.
  • Mẩn đỏ.
  • Sưng tấy.
  • Nổi da gà.
  • Bong da.
  • Da khô.

Di-ung-da-noi-man-do-san-ngua-khien-nguoi-benh-kho-chiu

Dị ứng da nổi mẩn đỏ, sần ngứa khiến người bệnh khó chịu

Dị ứng da nổi mẩn đỏ, sần ngứa - Nguyên nhân do đâu?

Nhiều tình trạng bệnh có thể dẫn tới tình trạng dị ứng da nổi mẩn đỏ sần ngứa. Dưới đây là những bệnh lý phổ biến có thể gây ra triệu chứng này:

Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất gây phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da ở trẻ em. Trường Đại học Dị ứng, Hen suyễn & Miễn dịch học Hoa Kỳ (ACAAI) báo cáo rằng, bệnh viêm da dị ứng ảnh hưởng đến 10-20% trẻ em, 1-3% người lớn.

Nguyên nhân có liên quan đến sự suy giảm chức năng của hàng rào bảo vệ da, làm tăng nguy cơ bị kích ứng và viêm nhiễm da. 

Dị ứng

Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng như thuốc, thực phẩm, lông vật nuôi, hóa chất, xà phòng, mỹ phẩm,... Tình trạng này có thể gây phát ban đỏ, ngứa, mụn nước hoặc vết sưng nhỏ trên da. 

Đặc biệt, tình trạng dị ứng với niken khá phổ biến. Khi tiếp xúc với đồ trang sức chứa niken dù chỉ một lượng nhỏ, người bệnh có thể bị đỏ da, sần, ngứa và sưng tại vị trí tiếp xúc.

Nổi mề đay

Nổi mề đay là dạng viêm da do giải phóng chất hóa học trong cơ thể gọi là histamine. Sự giải phóng này làm giãn các mạch máu nhỏ, khiến da sưng tấy. Nổi mề đay được chia thành 2 loại:

  • Nổi mề đay cấp tính: Thường xảy ra sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như thực phẩm hoặc thuốc cụ thể. Các nguyên nhân không do dị ứng như thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc tập thể dục, cũng có thể là nguyên nhân khởi phát bệnh.
  • Nổi mề đay mạn tính: Các tác nhân cụ thể không gây ra tình trạng này. Thường các triệu chứng tái phát và tồn tại trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. 

Noi-me-day-khien-da-bi-di-ung-noi-man-do-san-ngua

Nổi mề đay khiến da bị dị ứng nổi mẩn đỏ sần ngứa

Rối loạn chức năng gan

Dị ứng da nổi mẩn đỏ sần ngứa là một triệu chứng của bệnh gan mạn tính hoặc rối loạn chứng năng gan. Mặc dù không phải ai mắc bệnh gan cũng gặp phải tình trạng này. Người bệnh có thể bị ngứa cục bộ ở cánh tay dưới hoặc ngứa toàn thân. 

>>> XEM THÊM: Tìm hiểu về tình trạng dị ứng thời tiết chuyển mùa.

Da bị dị ứng nổi mẩn đỏ nên làm gì?

Để giúp làm dịu cảm giác ngứa và triệu chứng mẩn đỏ, người bệnh có thể áp dụng những mẹo có thể thực hiện tại nhà sau đây:

Chườm mát

Một trong những cách đơn giản để ngăn ngừa cơn đau và ngứa do dị ứng da đó là chườm lạnh. Người bệnh có thể chọn cách chườm lạnh, tắm nước mát hay sử dụng khăn ẩm. Nước mát làm hạn chế lưu lượng máu đến vùng bị viêm, có thể giúp giảm đau, sưng, cảm giác ngứa ngáy và chậm sự tiến triển của bệnh.

Cách thực hiện: 

  • Cho đá vào túi nhựa hoặc khăn vải.
  • Đặt một miếng vải lên vùng da bị bệnh trước khi chườm để tránh đá tiếp xúc trực tiếp lên da.
  • Giữ túi đá trên da cho đến khi cảm thấy triệu chứng ngứa hoặc đau giảm bớt.
  • Lặp lại khi cần thiết.

Tắm bột yến mạch

Bột yến mạch được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị các tình trạng bệnh lý về da. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt việc sử dụng bột yến mạch ở dạng hỗn dịch như một chất bảo vệ da vào năm 2003. 

Bột yến mạch hoạt động như chất chống viêm và chống oxy hóa để giảm triệu chứng ngứa da, khô và nổi mẩn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, yến mạch chứa các chất chống viêm như dầu linoleic, axit oleic và avenanthramides. Các hợp chất này làm giảm mức độ cytokine của cơ thể - một trong các protein được tiết ra bởi tế bào gây viêm.

Tam-bot-yen-mach-cai-thien-tinh-trang-da-di-ung-man-do

Tắm bột yến mạch cải thiện tình trạng da dị ứng mẩn đỏ

Cách thực hiện: 

  • Đổ nước ấm vào bồn tắm.
  • Trộn một cốc (hoặc một gói) bột yến mạch dạng keo vào nước.
  • Ngâm mình vào nước trong khoảng 30 phút.
  • Xả sạch cơ thể dưới vòi sen nước ấm.

Sử dụng nha đam (lô hội) tươi

Từ xa xưa nha đam đã được sử dụng rộng rãi trong chăm sóc sức khỏe da. Ngoài tác dụng chữa lành vết thương, nha đam còn chứa vitamin B12, canxi, magie, kẽm, vitamin A, C, E, và các axit béo thiết yếu, được sử dụng như một chất chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus và chống oxy hóa. 

Cách thực hiện: 

  • Chất gel trong suốt từ lá nha đam giúp làm dịu da bị ngứa và bị kích ứng.
  • Rửa sạch và lau khô vùng da bị ảnh hưởng trước khi sử dụng nha đam để hấp thụ dưỡng chất tối đa.
  • Sử dụng nha đam 2 lần/ngày hoặc nhiều hơn nếu được bác sĩ khuyên dùng.

>>> XEM THÊM: Chi tiết cách dùng nha đam trị dị ứng da mặt.

Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một chất dưỡng ẩm da với đặc tính khử trùng và chống viêm. Các axit béo trong dầu dừa nguyên chất có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm và chữa lành vết thương. 

Một thử nghiệm lâm sàng năm 2004 cho thấy, dầu dừa giúp cải thiện đáng kể mức độ hydrat hóa da và lipid bề mặt ở những người da khô, có vảy và ngứa. Một thử nghiệm lâm sàng 2013 của dầu dừa nguyên chất so với dầu khoáng để điều trị trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng cũng cho kết quả tương tự. 

Những người dị ứng với dừa nên thử trước trên một điểm trên cánh tay trong. Nếu không có phản ứng xảy ra trong vòng 24 giờ thì mới sử dụng, ngừng sử dụng nếu bị kích ứng.

Cách thực hiện: 

Dầu dừa an toàn để sử dụng như một loại kem dưỡng ẩm trên da. Người bệnh có thể áp dụng trên toàn cơ thể hoặc chỉ riêng khu vực da bị ảnh hưởng.

Lưu ý dầu dừa nguyên chất chưa qua chế biến là tốt nhất vì nó giữ các đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn.

Dau-dua-giup-cai-thien-tinh-trang-da-di-ung-man-ngua

Dầu dừa giúp cải thiện tình trạng da dị ứng mẩn ngứa 

Ngâm muối Epsom

Muối Epsom (magie sulfat) thường được sử dụng để tắm giúp làm dịu các cơn đau nhức cơ bắp. Đồng thời, một tác dụng khác của loại muối này đó là giúp giảm ngứa da và bong vảy vì chứa nhiều thành phần magie và khoáng chất.

Muối Epsom đã được chứng minh là cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ da, giúp da giữ ẩm và giảm viêm. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy, tắm muối Epsom kết hợp với liệu pháp ánh nắng mặt trời cho kết quả tốt đối với người bị viêm da dị ứng.

Cách thực hiện: 

  • Thêm 2 cốc muối Epsom vào bồn nước ấm. Đối với trẻ em, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về liều lượng.
  • Ngâm mình trong 15 phút.
  • Rửa sạch lại sau khi ngâm, thấm khô da và sử dụng kem dưỡng ẩm.

Lưu ý: Trong quá trình điều trị, người bệnh tránh gãi vì điều này sẽ gây kích ứng da hơn và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. 

>>> XEM THÊM: Bị dị ứng có nên uống mật ong không?

Phòng ngừa tái phát dị ứng da nổi mẩn đỏ sần ngứa

Dị ứng da nổi mẩn đỏ sần ngứa là tình trạng có thể tái phát thường xuyên khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và hoạt động hàng ngày. Để giảm nguy cơ tái phát, các bác sĩ da liễu khuyên người bệnh nên áp dụng các mẹo sau:

  • Tắm bằng nước ấm, chú ý không nên tắm nước quá nóng, gây khô và kích ứng da.
  • Thường xuyên sử dụng kem dưỡng da, xà phòng và chất tẩy rửa không mùi thơm để giảm thiểu kích ứng. 
  • Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu cotton. Hạn chế mặc chất liệu len và các loại vải có cảm giác thô ráp có thể gây kích ứng da, ngứa dữ dội.
  • Tránh thay đổi nhiệt độ quá cao, đột ngột. Duy trì một môi trường tương đối mát mẻ, độ ẩm trung tính trong nhà. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong mùa đông nếu bạn dễ bị khô da.
  • Giảm căng thẳng vì căng thẳng có thể làm tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn.
  • Đối với người có phản ứng dị ứng với một chất cụ thể, hãy chú ý để tránh sản phẩm hoặc chất đó.

Tranh-tac-nhan-gay-di-ung-da-de-phong-ngua-benh-tai-phat

Tránh tác nhân gây dị ứng da để phòng ngừa bệnh tái phát

Cải thiện da dị ứng ngứa và ngăn ngừa tái phát bằng sản phẩm thảo dược

Dị ứng da nổi mẩn đỏ sần ngứa là bệnh ngoài da và có liên quan mật thiết đến sự suy giảm các chức năng quan trọng trong cơ thể như giải độc, thải độc và hệ miễn dịch cũng là một tác nhân gây bệnh, dẫn đến tái phát liên tục. Bên cạnh áp dụng các phương pháp cải thiện triệu chứng tạm thời, chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm tác động vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh. 

Nổi bật trong đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang giúp tác động trực tiếp lên những tế bào bị tổn thương sâu trong cơ thể, từ đó cải thiện hiệu quả các trường hợp bị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng da sần ngứa. 

Tác dụng của sản phẩm nhờ sự kết hợp của các thành phần sau: 

Cao gan:

  • Được chiết xuất từ gan động vật, chứa nhiều protein, sắt, vitamin B12.
  • Giúp hỗ trợ tăng cường chức năng gan, bổ máu, tăng khả năng giải độc.

Cao nhàu:

  • Giải độc, thanh nhiệt.
  • Nâng cao miễn dịch, phục hồi tế bào bị tổn thương.

L – carnitine fumarate:

  • L – carnitine là acid amin giúp chuyển hóa và cân bằng năng lượng, tăng cường chức năng hệ miễn dịch.
  • Fumarate đóng vai trò trong chu trình Krebs và hỗ trợ tác dụng chuyển hóa năng lượng của L – carnitine.

Nhờ tác dụng vào những vấn đề gốc rễ gây dị ứng da nổi mẩn đỏ sần ngứa mà bên cạnh tác hỗ trợ điều trị, Phụ Bì Khang còn giúp giảm nguy cơ tái phát hiệu quả.  

Phu-Bi-Khang-Giai-phap-tu-thao-duoc-cho-tinh-trang-di-ung-da-noi-man-do-san-ngua

Phụ Bì Khang - Giải pháp từ thảo dược cho tình trạng dị ứng da nổi mẩn đỏ sẩn ngứa 

nut-dat-mua

Điểm đang chú ý là sản phẩm Phụ Bì Khang đã được nghiên cứu lâm sàng tại chuyên khoa da liễu. Các kết quả đều khẳng định rằng:

  • Nguồn gốc thảo dược giúp điều hòa chức năng miễn dịch.
  • Giảm nhẹ các triệu chứng mề đay và giảm nguy cơ bệnh tái phát.
  • Người bệnh sử dụng Phụ Bì Khang kết hợp kháng histamin sau 4 tuần không gặp tác dụng phụ.
  • Hiệu quả rõ rệt sau vài tuần sử dụng.

Nghiên cứu lâm sàng sản phẩm Phụ Bì Khang được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành do BYT xuất bản số 708 tháng 3/2010, số 733 tháng 7/2011 và số 4/2014.

Hướng dẫn sử dụng sản phẩm Phụ Bì Khang:

  • Dùng 4-6 viên/ngày chia 2 lần.
  • Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.
  • Nên dùng 1 đợt liên tục từ 2-3 tháng để có kết quả tốt.

Từ khi xuất hiện trên thị trường đến nay, sản phẩm Phụ Bì Khang đã giúp nhiều người cải thiện tình trạng da bị dị ứng mẩn ngứa, dị ứng. Tiêu biểu như trường hợp của chị Mai ở Đông Triều, Quảng Ninh. Chị Mai bị nổi mẩn tay, đùi và bụng, nốt dị ứng phồng đỏ rồi to dần, tập hợp lại thành từng đám lan rộng. 

May mắn khi chị Mai biết đến và sử dụng sản phẩm Phụ Bì Khang. Sau 1 tháng sử dụng 5 hộp sản phẩm, những nốt mẩn ngứa trên da chị dần thuyên giảm, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh trở lại. Cùng xem chia sẻ của chị Mai TẠI ĐÂY.

Không chỉ có vậy, Phụ Bì Khang còn được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về tác dụng. Cụ thể nhận định của PGS.TS Phạm Văn Hiển như sau:

“Có nhiều quan điểm chữa mề đay khác nhau. Điều quan trọng là xác định được nguyên nhân. Tôi thường tin dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang và đã tham gia nghiên cứu. Sản phẩm cho tác dụng tốt và không có tác dụng phụ nào”

Chuyen-gia-Pham-Van-Hien-danh-gia-tac-dung-giam-me-day,-man-ngua-cua-Phu-Bi-Khang

Chuyên gia Phạm Văn Hiển đánh giá tác dụng giảm mề đay, mẩn ngứa của Phụ Bì Khang

Lưu ý: Thời gian tác dụng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào thể trạng, mức độ bệnh, cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người và sử dụng Phụ Bì Khang theo đúng hướng dẫn hay không.

Tóm lại, dị ứng da nổi mẩn đỏ sần ngứa là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Nếu không điều trị kịp thời gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe của người mắc. Bên cạnh vận dụng các phương pháp mà bài viết nêu trên, đừng quên sử dụng sản phẩm Phụ Bì Khang mỗi ngày để đẩy lùi triệu chứng khó chịu và phòng ngừa tái phát nhé!

Nếu bạn còn có thắc mắc về tình trạng dị ứng da nổi mẩn đỏ sần ngứa và sản phẩm Phụ Bì Khang, hãy liên hệ đến số điện thoại 0916751651 / 0916767653 để được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ sớm nhất.

Link tham khảo: 

https://www.healthline.com/health/skin-allergy-home-remedy

https://www.healthline.com/health/home-remedies-for-rashes#_noHeaderPrefixedContent

https://www.aad.org/public/everyday-care/itchy-skin/itch-relief/relieve-itchy-skin