Dị ứng ngoài da là vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bé bị dị ứng da nhẹ thì mẩn đỏ, ngứa thông thường, nặng là phát ban hay nổi mề đay khắp người. Vậy nên, hiểu đúng về triệu chứng, nguyên nhân sẽ giúp mẹ có cách xử lý đúng khi bé không may bị dị ứng da, mẩn ngứa. Cùng tìm hiểu điều này qua bài viết sau.
Nguyên nhân bé bị dị ứng da
Dị ứng không chỉ xuất hiện ở da, mà còn biểu hiện tại nhiều cơ quan khác như đường tiêu hóa, hô hấp… tương ứng với các triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, da là cơ quan chịu ảnh hưởng bởi dị ứng phổ biến nhất. Thực tế, bé bị dị ứng da có thể thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng bên ngoài, ăn uống, tiêm chích (côn trùng đốt) hoặc một số bệnh lý liên quan
Ở con đường tiếp xúc, nguyên nhân gây dị ứng cho bé có thể là thực phẩm, thuốc, chất tẩy rửa… Trong các tác nhân gây dị ứng thì thực phẩm được coi là yếu tố chiếm tỷ lệ nhiều. Ngoài ra, nguyên nhân gây dị ứng còn do các yếu tố khác, chẳng hạn: Mồ hôi, tuyến bã nhờn, sữa mẹ, nhiễm nấm, nước dãi…
>>> Xem thêm: Các dạng dị ứng ở trẻ em thường gặp và cách chữa tốt nhất
Bé bị dị ứng phải làm sao?
Tùy vào mức độ và trạng thái biểu hiện, xử lý khi bé bị dị ứng da cũng khác nhau. Điều quan trọng là phải giải quyết sớm mọi thay đổi trên làn da bé trước khi các biến chứng có thể xảy ra.
Điều trị ban đầu
Nhìn chung, cách tốt nhất để điều trị dị ứng da là xác định và tránh các tác nhân gây bệnh. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tìm hiểu tại nhà hoặc làm một số xét nghiệm dị nguyên, máu… tại các cơ sở y tế. Nếu đã tìm được nguyên nhân gây dị ứng da, bạn không nên để bé tiếp xúc lại với chúng, ngăn chặn nguy cơ tái phát.
Trong trường hợp da bị khô dẫn đến dị ứng, mẩn ngứa thì cấp nước và dưỡng ẩm lại cần thiết hơn cả. Dưỡng ẩm cho da bé có thể bằng dinh dưỡng hoặc một số loại kem đặc biệt. Đây chính là nguyên tắc trong việc đẩy lùi “vòng xoắn” của bệnh lý chàm sữa, song song với việc phục hồi và bảo vệ làn da bé.
Thoa kem dưỡng ẩm cho da bé để ngăn chặn sự khô da và mất nước
Thay đổi chế độ ăn uống
Để chăm sóc bé an toàn và hiệu quả, giảm bớt ngứa, cũng như hạn chế thương tổn mới xuất hiện, mẹ cần nhớ một số nguyên tắc sau:
- Cho bé uống nhiều nước, ít nhất từ 1 - 1,5 lít mỗi ngày.
- Tăng hàm lượng thực phẩm chứa nhiều acid béo omega như 3, 6, 9 thường xuyên để giảm bớt tình trạng da khô, làm dịu triệu chứng đỏ rát và ngứa, củng cố hàng rào bảo vệ da bé.
- Tránh để bé tiếp xúc với những yếu tố gây dị ứng như: Hóa chất, chất tẩy rửa…
- Tắm cho bé hàng ngày, không dùng sữa tắm có cồn hoặc mùi thơm nồng nặng. Sau đó, cần làm mềm da bằng kem dưỡng ẩm nhằm cung cấp độ ẩm và tránh để da bị kích ứng.
- Tránh không cho bé ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như: Hải sản, trứng, sữa… bởi nó sẽ khiến các biểu hiện trở nên nặng nề hơn.
- Loại bỏ vật nuôi hay bất cứ thứ gì có thể khiến làn da bé mẫn cảm hơn.
Dùng thuốc chống dị ứng
Bình thường, bé bị dị ứng da sẽ không phải dùng thuốc hay can thiệp quá nhiều. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng hay đặc biệt như mề đay, chàm và viêm da dị ứng, bé sẽ cần điều trị bằng thuốc chứ không chỉ dừng ở chăm sóc bên ngoài.
Những loại thuốc được chỉ định khi bé bị dị ứng da thường là: Kháng histamin dạng viên hoặc siro và các thuốc kem hoặc mỡ. Các thuốc này có thể làm dịu triệu chứng ngứa, phát ban, đỏ da sau 1-2 giờ sử dụng. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý là các thuốc này có khá nhiều tác dụng phụ không tốt như gây buồn ngủ, làm mòn da hoặc gây suy thượng thận nếu dừng thuốc đột ngột. Do đó, cần hỏi kỹ ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ có chuyên môn trước khi cho bé dùng thuốc.
Thận trọng khi cho bé dùng thuốc dị ứng để giảm ngứa
>>> Xem thêm: Bị dị ứng nên làm gì? Mẹo hay cho bạn
Cải thiện dị ứng da cho bé với giải pháp từ thiên nhiên
Khi bé bị dị ứng da, rất nhiều ông bố bà mẹ đau đầu suy nghĩ vì không biết phải làm gì để giúp con. Thế nhưng, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi tình trạng này có thể khắc phục được nếu chúng ta biết cách.
Theo các chuyên gia, bên cạnh việc tìm ra nguyên nhân và loại bỏ nó, để điều trị dị ứng da cho bé hiệu quả, bền vững, bạn cần đảm bảo 2 mục tiêu sau:
- Trước mắt: Cải thiện triệu chứng viêm, ngứa, mẩn đỏ, làm dịu những thương tổn ban đầu.
- Lâu dài: Tăng cường chức năng giải độc (gan), thải độc (thận) và hệ miễn dịch (sức đề kháng). Theo đó, gan và thận chịu trách nhiệm chuyển hóa các chất trong cơ thể. Nếu chức năng gan kém, thận yếu sẽ khiến chất độc bị tích tụ, đi vào máu và hình thành các nốt mẩn ngứa, phát ban bên ngoài. Ngoài ra, vì hệ miễn dịch yếu nên sức đề kháng của bé cũng giảm đi nhiều, khiến dị ứng trở nên tồi tệ hơn.
Dựa trên bài thuốc cổ trị ngứa của y học cổ truyền kết hợp cùng công nghệ bào chế hiện đại, các nhà khoa học đã bào chế ra một giải pháp dưới dạng viên nén tiện dùng giúp hỗ trợ điều trị mề đay dị ứng an toàn, hiệu quả mang tên Phụ Bì Khang. Sản phẩm là sự phối hợp giữa các thành phần theo các nhóm tác dụng:
- Giảm viêm, ngứa nhờ cao nhàu: Theo tài liệu, nhàu có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch nên giúp làm dịu vết thương, hạn chế hình thành sẹo.
- Tăng cường chức năng giải độc (cao gan), thải độc (cao nhàu): Cao gan được chiết xuất từ gan động vật, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào gan khỏe mạnh. Đồng thời, cao nhàu giúp tăng cường chức năng thận, tăng thải độc cho thận.
- L-carnitine fumarate: Là 1 acid amin giúp cung cấp năng lượng cho tế bào, bảo vệ tế bào, từ đó nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Chính nhờ những công dụng trên, Phụ Bì Khang là một giải pháp hoàn hảo cho những trường hợp bị dị ứng da, mề đay, mẩn ngứa. Tất cả các thành phần trong sản phẩm đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ nên mẹ hãy an tâm cho bé sử dụng nhé!
Cảm nhận của người dùng
Từ khi ra mắt, Phụ Bì Khang đã giúp rất nhiều người bị dị ứng mề đay cải thiện bệnh. Điển hình là trường hợp của bé Lê Bảo Chi (10 tuổi, Duy Tiên, Hà Nam) bị mề đay rất nặng, cứ trung bình 4 ngày là bệnh lại tái phát. Dù đã uống nhiều loại thuốc nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm nên chị Huệ (mẹ bé Chi) phải đưa con lên Hà Nội thăm khám. May mắn được chọn làm bệnh nhân trong đề tài nghiên cứu của PGS Trần Lan Anh và sử dụng sản phẩm Phụ Bì Khang miễn phí trong 3 tháng dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ. Sau thời gian điều trị, theo phản ánh của gia đình, bé Chi đã hết ngứa hoàn toàn, không bị tái phát trở lại.
Để biết chi tiết câu chuyện của mẹ con chị Huệ, mời bạn xem TẠI ĐÂY.
>>> Xem thêm: Bằng cách này, tôi đã giúp con thoát khỏi mề đay mẩn ngứa
Đánh giá của chuyên gia
Người bị nổi mề đay đã dùng thuốc nhưng bệnh vẫn tái phát cần làm gì để cải thiện? Lắng nghe PGS. TS Trần Lan Anh tư vấn về chủ đề này qua video dưới đây:
>>> Xem thêm: Trẻ hay bị dị ứng nổi mẩn đỏ phải làm sao?
Bé bị dị ứng da khá thường gặp nhưng không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm. Tuy vậy, không ít trường hợp nặng hay kéo dài thành mạn tính và có thể phát triển đến tuổi trưởng thành. Do đó, hãy quan sát thật kỹ các biểu hiện trên da bé và sử dụng Phụ Bì Khang sớm để ngăn chặn dị ứng, mẩn ngứa xảy ra nhé!
Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh mề đay, mẩn ngứa, dị ứng và sản phẩm Phụ Bì Khang, bạn hãy liên hệ đến Hotline Zalo/Viber 0916751651 / 0916767653 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh