Mề đay dị ứng là một bệnh ngoài da phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ ai, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Ở một vài người, mề đay có thể tự hết sau 1-2 tuần, nhưng phần lớn những trường hợp khác thường kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ. Vậy người bị mề đay cần làm gì để cải thiện triệu chứng và giảm bớt nguy cơ tái phát?
Mề đay là bệnh gì?
Mề đay là hệ quả của các phản ứng quá mẫn do hệ miễn dịch bị kích thích dưới sự tác động của nhiều yếu tố gây phù ở da và niêm mạc. Đặc điểm của bệnh là những nốt sẩn phù, ban đỏ nổi gờ trên bề mặt da, có thể mọc rải rác khắp người hoặc tập trung thành đám, mảng lớn và gây ngứa.
Dựa theo thời gian mắc bệnh và các biểu hiện lâm sàng, người ta chia mề đay làm 2 loại là: Mề đay cấp tính (kéo dài dưới 6 tuần) và mề đay mạn tính (từ 6 tuần trở lên).
Mề đay với những nốt ban đỏ gây ngứa ngoài daNguyên nhân gây bệnh mề đay là gì?
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay và không phải ai cũng xác định được. Trên cùng một người mà có đến hai, thậm chí ba nguyên nhân cùng kết hợp và gây bệnh, tạo ra không ít khó khăn trong việc chẩn đoán cũng như điều trị.
Theo các chuyên gia, những nguyên nhân gây bệnh mề đay thường gặp là:
-
- Dị ứng thức ăn: Đây là nguyên nhân hàng đầu trong các trường hợp bị nổi mề đay ở cả trẻ em và người lớn. Về cơ bản, chúng ta có thể bị dị ứng với mọi thực phẩm, nhưng những thức ăn giàu đạm (protein) sẽ dễ phản ứng hơn, bao gồm: Hải sản (tôm, cua), trứng, sữa, thịt gà, thịt bò... Bạn cần nhớ rằng, những thức ăn thông thường, “lành nhất” cũng có thể gây bệnh.
- Dị ứng thuốc: Tất cả các loại thuốc và đường đưa thuốc (uống, tiêm, xông, hít, bôi ngoài da, đặt dưới lưỡi...) vào cơ thể đều có thể gây dị ứng mề đay. Những thuốc gây nổi mề đay thường gặp nhất là: Kháng sinh (nhóm beta-lactam, cyclin...); Chống viêm NSAIDs (aspirin, decolgen...); Vitamin (B1, B12, PP)...
- Tiếp xúc với các chất hữu cơ hay hóa học: Mề đay có thể xuất hiện khi tiếp xúc với các chất hóa học như: Mỹ phẩm, thuốc nhuộm, xà phòng, chất tẩy rửa vệ sinh...
- Các tác nhân vật lý: Đây là dạng mề đay không do cơ chế dị ứng, dưới sự tác động của các yếu tố vật lý từ bên ngoài như: Vận động, chèn ép, nóng, lạnh, ánh sáng mặt trời...
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị mề đay thì khả năng cao, những thành viên khác cũng sẽ mắc bệnh.
- Tự phát: Mề đay không rõ nguyên nhân, còn gọi là vô căn.
Một trong số rất nhiều trường hợp bị mề đay do dị ứng hải sản là chị Trần Thị Minh Mỹ Ẩn (ở 18/9 đường Bạch Mã, phường 15, quận 10, TP. HCM). Năm 20 tuổi, sau một lần ăn hải sản cùng bạn bè, chị Mỹ Ẩn bị nổi từng nốt đỏ ở tay, chân, sau đó lan ra khắp cơ thể và rất ngứa. Chị chia sẻ: “Tôi thường xuyên mất ngủ vì ngứa. Học hành thì không tập trung được. Tôi hạn chế gặp bạn bè vì xấu hổ bởi da dẻ xấu xí và đứng đâu cũng gãi”. Thấy vậy, gia đình chị rất lo lắng và đưa đến bệnh viện tỉnh để kiểm tra. Tại đây, chị được chẩn đoán mắc bệnh mề đay cấp và phải uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
Hải sản là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng>>> Xem thêm: 3 cách chữa mề đay mẩn ngứa hiệu quả
Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để hạn chế mề đay tái phát
Nhìn chung, với những bệnh lý mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp hoặc có liên quan đến cơ địa như mề đay mẩn ngứa, chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp việc điều trị mề đay nhanh hơn, giảm bớt nguy cơ tái phát.
Theo các chuyên gia, khi bị mề đay, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
- Xác định nguyên nhân gây mề đay dị ứng, loại bỏ và tránh tiếp xúc lại.
- Tránh ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như: Tôm, cua, trứng, sữa... trong thời gian mắc bệnh.
- Hạn chế dùng mỹ phẩm hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa hay hóa chất khác.
- Uống nhiều nước, bổ sung thêm các loại rau xanh và trái cây tươi vào thực đơn hàng ngày.
- Không ăn đồ cay nóng, gia vị mạnh hoặc chế biến sẵn.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích hoặc đồ uống có cồn.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt như cotton để làn da không bị kích ứng.
- Nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, tránh căng thẳng quá mức.
- Vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. (trừ trường hợp nổi mề đay do mồ hôi).
Trên thực tế, khá nhiều người đã áp dụng biện pháp thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để hạn chế mề đay tái phát. Tuy nhiên, vì tính chất phức tạp, bệnh mề đay vẫn tái đi tái lại khiến người mắc vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Đây chính là nỗi băn khoăn, lo lắng của chị Mỹ Ẩn khi bị mề đay “hành hạ” suốt 4 năm liền.
Dù kiêng khem rất kỹ nhưng mề đay vẫn tái phát khiến chị Mỹ Ẩn vô cùng mệt mỏiTheo lời kể, mặc dù đã ăn kiêng rất kỹ nhưng bệnh mề đay vẫn tái phát mà không rõ nguyên nhân nên chị Mỹ Ẩn và gia đình hết sức chán nản. Cuối cùng, chị quyết định vào Nam để thay đổi môi trường sống với hy vọng khí hậu và thời tiết ôn hòa tại đây sẽ giảm bớt được cơn ngứa. Thế nhưng, mọi sự cố gắng của chị đều không có kết quả như mong muốn. Chị bật cười nói rằng: “Vào thời điểm đó, các bạn của tôi trong túi lúc nào cũng có thỏi son, hộp phấn, riêng tôi thì luôn phải phòng bị một vài vỉ thuốc dị ứng mang theo người”.
>>> Xem thêm: Bị mề đay kiêng ăn gì, nên ăn gì để tránh bệnh tái phát?
Thoát khỏi mề đay dị ứng nhờ sử dụng sản phẩm thảo dược
Hiện nay, việc điều trị và phòng tránh mề đay tái phát vẫn còn nhiều hạn chế bởi căn nguyên gây bệnh khá phức tạp, các biện pháp chữa trị chưa thực sự có hiệu quả. Ngoài sự bất tiện trong sinh hoạt, mề đay còn để lại không ít tác động xấu đến sức khỏe và tâm lý người bệnh.
Theo các chuyên gia, để cải thiện tình trạng mề đay mẩn ngứa tái phát, người bệnh cần đảm bảo 3 mục tiêu điều trị sau:
-
- Tăng cường chức năng gan vì gan đảm nhiệm chức năng giải độc, chuyển hóa chất có hại thành ít hại hơn. Do đó, nếu chức năng gan kém thì khả năng giải độc sẽ bị suy giảm, gây ứ đọng và phát ban ra ngoài.
- Tăng cường chức năng thận vì thận là bộ máy lọc máu của cơ thể, chịu trách nhiệm đào thải các chất độc ra ngoài. Nếu thận yếu, các chất dư thừa sẽ bị tích tụ trong cơ thể, lâu ngày hình thành phát ban, mẩn ngứa bên ngoài.
- Tăng cường năng lượng tế bào nhằm hỗ trợ quá trình chuyển hóa và cân bằng năng lượng, nâng cao hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng.
Trên thực tế, dù thuốc chống dị ứng có thể làm giảm các triệu chứng mề đay rất nhanh, nhưng lại không thể tác động đến nguyên nhân gây bệnh sâu trong cơ thể, dẫn đến việc điều trị kéo dài. Trăn trở tìm giải pháp điều trị cho người bị nổi mề đay mẩn ngứa, các nhà khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng kết hợp những thảo dược quý giúp tác động đến nhiều nguyên nhân gây bệnh dưới dạng viên nén tiện dùng mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang.
Phụ Bì Khang hỗ trợ điều trị mề đay hiệu quảPhụ Bì Khang có các thành phần gồm:
- Cao gan, có tác dụng tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu, bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Cao nhàu giúp thanh nhiệt, giải độc, giúp vết thương mau lành, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, nhàu còn có thêm công dụng hỗ trợ tăng cường chức năng thận, tăng khả năng thải độc và loại bỏ chất các chất dư thừa ra ngoài.
- L-carnitine fumarate - 1 acid amin có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và cân bằng năng lượng, bảo vệ tế bào, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Nhờ sự phối hợp độc đáo giữa các thành phần, Phụ Bì Khang giúp hỗ trợ điều trị mề đay từ trong ra ngoài, giảm ngứa dần dần và chặn đứng nguy cơ tái phát một cách hiệu quả.
Với chị Mỹ Ẩn, cứ nghĩ bản thân sẽ bị mề đay hành hạ đến suốt đời thì tình cờ, trong một lần đọc báo Phụ nữ TP. HCM, chị phát hiện ra sản phẩm Phụ Bì Khang giúp hỗ trợ điều trị mề đay rất hiệu quả. Chị kể: “Thấy căn bệnh tôi đang mắc phải đúng như báo phân tích, mặc dù lúc đó cũng không đặt nhiều hy vọng về việc sẽ chữa khỏi nhưng tôi nghĩ cứ thử dùng xem có đỡ hơn không”. Cứ thế, chị Mỹ Ẩn ra hiệu thuốc mua Phụ Bì Khang và uống đúng như chỉ dẫn ngày 4 viên chia 2 lần trước ăn 30 phút. Và khi uống hết hộp thứ 3, chị đã thấy có những dấu hiệu chuyển biến tích cực. Chị Mỹ Ẩn tập ăn lại những món đã từng bị dị ứng và không được ăn trước đây thì các nốt mẩn đỏ không xuất hiện nữa. Chị cười thật rạng rỡ và nói: “Đợt điều trị đó tôi đã uống Phụ Bì Khang đúng 3 tháng, từ đó đến nay tôi ăn uống bình thường và cũng không còn lo bị mề đay tái phát nữa. Hiện giờ, tôi rất vui và hạnh phúc vì được ăn uống thoải mái rồi”.
Không chỉ chị Mỹ Ẩn, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang đã giúp hàng ngàn người lấy lại được niềm vui và sự tự do trong cuộc sống!
Cơ chế tác động của Phụ Bì KhangHơn 10 năm có mặt trên thị trường, Phụ Bì Khang đã nhận được sự tín nhiệm và đánh giá cao từ đông đảo người dùng cả nước cũng như các chuyên gia đầu ngành.
Chia sẻ của người dùng Phụ Bì Khang
Anh Nguyễn Ngọc Hùng (Khu phố trưởng, KP 11, số 49, đường 38, phường 12, quận Gò Vấp, TP. HCM) bị mề đay, mẩn ngứa hơn một năm và uống rất nhiều thuốc nhưng không khỏi. Là người có mối quan hệ rộng nên anh Hùng không tránh khỏi những buổi tiệc tùng, nhậu nhẹt. Hệ quả là cứ khi nào ăn hải sản hay đi mưa về, khắp người anh bị nổi mề đay, ngứa ngáy rất khó chịu. Nhưng giờ đây, anh Hùng đã cải thiện bệnh được 80-90% chỉ nhờ một bí quyết đơn giản mà lâu nay không để ý.
Mời bạn xem thêm chia sẻ của anh Hùng TẠI ĐÂY.
Qua số hotline 0916751651 và 0916767653, cũng có không ít những phản hồi tích cực về sản phẩm đã được gửi đến.
Đánh giá của chuyên gia
Tại sao Phụ Bì Khang lại cần có sự phối hợp của nhiều thành phần để hỗ trợ điều trị mề đay? Cùng lắng nghe những phân tích đến từ Ths Hoàng Khánh Toàn trong video dưới đây:
>>> Xem thêm: Cách chữa mề đay hiệu quả, không lo tái phát với sự tư vấn của Ths Diệp Xuân Thanh TẠI ĐÂY.
Mề đay dị ứng dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để lâu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và tâm lý người bệnh. Vì vậy, để điều trị mề đay hiệu quả và giảm nguy cơ tái phát, hãy ăn uống khoa học, đồng thời sử dụng Phụ Bì Khang ngay hôm nay, bạn nhé!
Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh mề đay, mẩn ngứa tái phát và sản phẩm Phụ Bì Khang, bạn hãy liên hệ tới Tổng đài miễn cước 18006302, Hotline Zalo/Viber 0916751651 / 0916767653 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Thu Hương
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh