Nổi mẩn ngứa là phản ứng viêm của da và có thể xuất hiện mọi lúc. Đa số những trường hợp da chỉ nổi mẩn ngứa thì đều lành tính. Tuy nhiên, khi ngứa đi kèm với các triệu chứng như mẩn đỏ, mụn nước,… thì không hề đơn giản bởi nó chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề. Vậy nổi mẩn đỏ ngứa là bệnh gì, nguyên nhân do đâu và điều trị như thế nào?
Nổi mẩn ngứa là biểu hiện của bệnh gì?
Nổi mẩn ngứa (phát ban) là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Những nốt mẩn thường có màu đỏ, mọc đơn lẻ hoặc tạo thành mảng lớn, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, rát nhẹ.
Trên thực tế, da khô là nguyên nhân gây ngứa thường xuyên nhất. Ngoài ra, các nguyên nhân khác cũng có thể kích hoạt nổi mẩn ngứa toàn thân, bao gồm: Bệnh thận, dị ứng, ung thư, bệnh gan, các bệnh về máu hay côn trùng đốt,...
Dị ứng gây nổi mẩn ngứa
Có thể nói, dị ứng là nguyên nhân hàng đầu gây nổi mẩn ngứa. Khi một phản ứng xảy ra, hệ miễn dịch sẽ tạo các kháng thể và giải phóng một loạt chất trung gian hóa học gây viêm như histamin, bradykinin vào máu nhằm tăng tốc cho quá trình miễn dịch.
Histamin sẽ phá vỡ các liên kết mạch máu, làm rò rỉ chất lỏng và protein huyết tương ra ngoài, gây sưng, phù, đỏ,… Đồng thời, nó cũng kích thích dây thần kinh cảm giác gây ngứa.
Có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng, dẫn đến nổi mẩn ngứa như thực phẩm, thuốc, hóa chất, mỹ phẩm,… Phản ứng với thuốc và thực phẩm được ghi nhận là tác nhân gây nổi mẩn ngứa hàng đầu.
Không chỉ dừng ở mẩn ngứa thông thường, dị ứng thức ăn hay dị ứng thuốc còn gây ngứa lan rộng, đi kèm phát ban hoặc nổi mề đay.
Dị ứng là nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa phổ biến nhất
Viêm da tiếp xúc xuất hiện nốt mẩn ngứa
Viêm da tiếp xúc là một loại viêm da do dị ứng hoặc kích ứng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất nhiều như: Do tiếp xúc với hóa chất (chất hóa học có tính axit, kiềm, xà phòng tẩy rửa mạnh), cơ địa dị ứng với kim loại, chất bảo quản, nước hoa,...
Bên cạnh triệu chứng nổi mẩn ngứa, viêm da tiếp xúc còn gây ra cảm giác đau nhiều hơn và có xu hướng tăng dần. Nhiều trường hợp còn xuất hiện các mụn nước li ti. Việc xác định chính xác nguyên nhân không phải lúc nào cũng dễ. Bác sĩ cần kiểm tra kỹ nghề nghiệp, sở thích, công việc, tiền sử gia đình, sinh hoạt và các loại thuốc bôi từng sử dụng.
Các bệnh lý bên trong gây nổi mẩn ngứa
Ngoài những tác nhân bên ngoài, nổi mẩn ngứa còn là biểu hiện của một số bệnh như vàng da do máu có quá nhiều sắc tố mật, tăng hồng cầu, bệnh thận, tiểu đường, ung thư,… Cụ thể:
- Gan chịu trách nhiệm chuyển hóa và đào thải độc tố. Nếu gan gặp vấn đề hoặc bị suy yếu thì chất thải thừa sẽ tích tụ. Khi đó cơ thể sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy được xem là độc tố phát ra bên ngoài qua da.
- Tương tự gan, thận cũng góp sức vào quá trình đào thải độc tố qua đường nước tiểu. Các bệnh lý ở thận khiến chức năng thận bị giảm dẫn đến phát ban, nổi mẩn ngứa.
- Ở những người mắc bệnh đái tháo đường thường có lượng đường trong máu cao, khiến cơ thể tăng thải nước, mất nước và da trở nên khô ráp.
- Suy giáp khiến da dần khô hơn, khả năng chịu đựng nhiệt độ lạnh kém nên xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, nổi mẩn.
- Bệnh zona thần kinh do virus varicella-zoster gây ra có biểu hiện ban đầu là đau đầu, sốt, mệt mỏi và da thì nổi mẩn ngứa, dần hình thành nốt mụn nước.
Bên cạnh các nguyên nhân thường gặp, nổi mẩn ngứa còn là hệ quả của một số yếu tố khác, chẳng hạn như căng thẳng, stress, áp lực,…
Suy giảm chức năng gan, thận gây tích tụ độc tố, dẫn đến nổi mẩn ngứa
Đối tượng dễ bị nổi mẩn ngứa
Mẩn ngứa xảy ra hàng ngày và ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bao gồm:
Trẻ nhỏ
Một điều hoàn toàn dễ hiểu nếu em bé của bạn thường xuyên bị nổi mẩn đỏ ngứa. Lý do bởi làn da của trẻ nhỏ vốn mỏng manh, non nớt, các tế bào sừng chưa hoàn thiện và phát triển như người lớn. Vậy nên, dù chỉ một tác động nhỏ như bụi nhà, lông vật nuôi dính trên da cũng khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.
Bé bị nổi mẩn ngứa có thể ở tay, chân hoặc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thậm chí là khắp người. Không ít bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm thường xuyên, ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ.
Phụ nữ có thai
Nổi mẩn ngứa khi mang thai khá phổ biến, thường xuất hiện ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Sự thay đổi nồng độ hormone nhằm đáp ứng với sự lớn dần của thai nhi được coi là nguyên chính dẫn đến hiện tượng này.
Ngoài ra, có bầu bị nổi mẩn ngứa còn do thân nhiệt của người mẹ cao hơn bình thường, dẫn đến đổ mồ hôi, rôm sảy với các nốt li ti. Ở một số trường hợp, mẹ còn gặp phải tình trạng sẩn ngứa khi mang thai (PUPPP) ở bụng, chân và ngực.
Phụ nữ có thai dễ bị mẩn ngứa, phát ban trong 3 tháng cuối thai kỳ
Phụ nữ sau sinh
Chị em sau sinh cũng gặp phải tình trạng nổi mẩn ngứa, phát ban da. Hệ miễn dịch kém, thay đổi nội tiết tố hay dinh dưỡng không phù hợp đều là những tác nhân cơ bản khiến mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa.
Ngoài ra, nổi mẩn đỏ ngứa sau sinh cũng có thể xảy ra nếu người mẹ gặp các vấn đề tâm lý như căng thẳng, áp lực, trầm cảm,…
Có tiền sử dị ứng
Năm 2008, BBC News – Tạp chí Khoa học và Đời sống hàng đầu thế giới đã đăng tải một bài báo về kết quả nghiên cứu giữa sự liên quan giữa gen di truyền và dị ứng. Theo đó, nhóm nhà nghiên cứu người Mỹ đã phát hiện ra một gen da bị khiếm khuyết ở những người bị rối loạn da di truyền có thể gây ngứa, đặc biệt là ở chân. Vậy nên, không lạ khi bạn bị nổi mẩn ngứa khắp người nếu trong nhà có người thân mắc các bệnh về dị ứng hoặc hen suyễn.
Di truyền đóng một vai trò quan trọng trong các bệnh dị ứng
Cách trị nổi mẩn ngứa
Gãi! Đây có lẽ là cách mà 100% người đều làm kể cả khi chưa rõ nguyên nhân bị ngứa do đâu. Tuy nhiên, các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân không nên gãi hay chà xát quá mạnh lên da. Bởi điều này có thể tạo ra những vết thương mới, gây nhiễm trùng và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Khi bị ngứa lâu ngày phải tìm cách chữa trị càng nhanh càng tốt.
Giảm ngứa tức thì
Nếu bạn thường bị ngứa vào mùa nóng thì cấp ẩm và đắp gạc lạnh là giải pháp tối ưu. Nhúng một chiếc khăn hoặc mảnh vải sạch vào nước lạnh rồi đắp lên vùng da bị ngứa cho đến khi cơn ngứa dịu lại. Ngoài ra, một vài gợi ý giúp giảm ngứa dưới đây bạn cũng nên thử:
- Tắm với bột yến mạch hoặc baking soda với nước lên khu vực bị ngứa.
- Nếu có lô hội nguyên cây, bạn hãy cắt thành từng lát mỏng rồi bôi lên vùng da bị ngứa. Lô hội chứa nhiều vitamin E, giúp chống nấm, chống vi khuẩn nên rất hiệu quả trong điều trị bỏng, giảm sưng, viêm và ngứa.
- Sử dụng một vài loại thảo dược quen thuộc trong đời sống như gừng, lá tía tô, kinh giới,… chà nhẹ hoặc nấu cùng nước sôi và ngâm với phần da nổi mẩn ngứa khoảng vài phút. Cách này giúp làm dịu cơn ngứa nhanh chóng, đặc biệt phù hợp nếu nổi mẩn ngứa thành mảng hoặc ở chân.
Bột yến mạch có tác dụng giảm mẩn ngứa, có thể dùng để đắp mặt hoặc tắm
>>> Xem thêm: 3 cách trị nổi mề đay đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với sức khỏe mỗi con người và là yếu tố quyết định đến quá trình điều trị bệnh. Nó có thể giúp việc điều trị dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nhưng ngược lại, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hoặc chuyển biến xấu nếu chế độ ăn uống không phù hợp. Khi bị nổi mẩn ngứa ngoài da, bạn cần đặc biệt lưu tâm đến thói quen ăn uống như:
Uống đủ nước
Chúng ta đều biết nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người. Nước giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho tế bào, loại bỏ chất thải qua hệ tiết niệu, da, hơi thở. Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày không chỉ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn mà còn hạn chế tình trạng mất nước ở da, giảm khả năng kích ứng và ngứa.
Tránh đồ cay nóng, dễ dị ứng
Thật khó để kiềm lòng trước những món ăn nhiều màu sắc, đi kèm là không ít các gia vị kích thích. Tuy nhiên, một số thực phẩm như hải sản, thịt bò, thịt gà,… hay đồ ăn cay nóng lại là những tác nhân gây dị ứng, nổi mẩn ngứa thường xuyên. Thế nên, dù là bị ngứa do nguyên nhân gì, bạn cũng nên tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng.
Hạn chế ăn hải sản trong thời gian bị nổi mẩn ngứa
Thực phẩm giàu vitamin C
Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, sự thiếu hụt vitamin C có liên quan đến việc da bị khô, sần sùi và đóng vảy. Sau cùng, da sẽ bị ngứa và dẫn đến viêm. Bổ sung vitamin C từ các loại hoa quả như cam, chanh,… hàng ngày là cách tuyệt vời để ngăn chặn nổi mẩn ngứa xảy ra.
Trên thực tế, nổi mẩn ngứa có thể tự biến mất mà không cần điều trị hay can thiệp quá nhiều. Nhưng nếu nó kéo dài hay diễn biến xấu đi, bạn cần nghĩ đến các phương pháp điều trị y tế cụ thể.
Thuốc trị nổi mẩn ngứa
Tùy vào mức độ cũng như biểu hiện đi kèm cơn ngứa (nếu có), thuốc được chỉ định điều trị cho từng trường hợp cũng sẽ khác nhau.
Thuốc bôi trị ngứa ngoài da
Nếu ngứa chỉ ở mức nhẹ và do nhiễm ký sinh trùng, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng crotamiton dạng mỡ để giảm ngứa, chống trầy xước và giảm bội nhiễm. Thuốc có tác dụng giảm ngứa nhanh và duy trì trong khoảng 6 giờ, hiệu quả với nhiều dạng ngứa khác nhau.
Thuốc chống dị ứng kháng histamin
Ngứa là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó có dị ứng. Các thuốc giảm ngứa thông thường sẽ không có tác dụng tích cực với cơn ngứa do nguyên nhân này. Khi đó, thuốc chống dị ứng sẽ được chỉ định điều trị thay thế, điển hình là kháng histamin (antihistamine).
Bằng cách ức chế hệ miễn dịch không giải phóng histamin – thủ phạm của phản ứng dị ứng và gây nên ngứa, thuốc sẽ ngăn cản histamin gắn vào thụ thể, từ đó làm giảm các triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên, thuốc kháng histamin lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, phổ biến là gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón,…
Cùng với kháng histamin, thuốc corticosteroid đường uống, tiêm hay thuốc mỡ bôi lên chỗ ngứa cũng cho tác dụng giảm viêm đáng kể. Ngoài ra, thuốc giảm đau như aspirin hay kháng sinh cũng được phối hợp sử dụng nếu có nhiễm khuẩn.
Thuốc kháng histamin phổ biến trong điều trị mẩn ngứa, dị ứng
Hỗ trợ giảm ngứa và ngừa tái phát nhờ Phụ Bì Khang
Thuốc chống dị ứng có thể kiểm soát tốt mẩn ngứa nhưng không giải quyết được triệu chứng tiềm ẩn, dẫn đến tái phát. Đây cũng là mặt hạn chế lớn nhất của thuốc chống dị ứng, cũng là điểm khó chịu nhất ở người mắc bệnh lâu năm.
Ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm tốt khi bị nổi mẩn ngứa, người bệnh cần được giải độc, tăng cường sức đề kháng nhằm đào thải chất có hại ra ngoài, từ đó dứt điểm bệnh.
Theo NCBI (Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ), nhàu - một loài cây phân bố tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có tác dụng chữa ngứa và viêm liên quan đến triệu chứng dị ứng rất tốt.
Quả nhàu giúp tăng sản xuất tế bào T có vai trò quan trọng trong việc đề kháng với các tế bào lạ hoặc những chất gây dị ứng cho cơ thể con người. Ngoài ra, nó còn có khả năng chống oxy hóa cao, giúp ngăn chặn sự hủy hoại từ các gốc tự do và chống dị ứng.
Tại Việt Nam, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang với thành phần chính từ quả nhàu được đánh giá cao giúp giảm ngứa, viêm và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống tái phát.
Phụ Bì Khang giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa do mề đay dị ứng
Những bằng chứng chứng minh chất lượng và hiệu quả của Phụ Bì Khang
Sản phẩm Phụ Bì Khang đã được nghiên cứu tại 3 bệnh viện da liễu đầu ngành là: Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Da liễu TP. HCM, Đại học Y Hà Nội cho hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ điều trị mề đay cấp và mạn tính.
Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định:
- Sản phẩm nguồn gốc thảo dược, có tác dụng điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị căn nguyên bệnh mề đay.
- Làm giảm các triệu chứng mề đay và giảm tái phát.
- Theo dõi bệnh nhân điều trị phối hợp Phụ Bì Khang + Kháng histamin sau 4 tuần không thấy có tác dụng phụ.
- Hiệu quả rõ rệt sau 4 tuần sử dụng.
Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành do Bộ Y tế xuất bản số 708 tháng 3/2010, số 733 tháng 7/2011 và số 4/2014.
>>> Chi tiết về các kết quả nghiên cứu của Phụ Bì Khang bạn có thể xem TẠI ĐÂY.
Chia sẻ của những trường hợp đã thoát khỏi mề đay, mẩn ngứa nhờ sử dụng Phụ Bì Khang
Rất nhiều bệnh nhân bị mề đay mẩn ngứa tái phát lâu năm trên khắp cả nước đã sử dụng Phụ Bì Khang thấy hiệu quả tốt. Kết quả này đã khẳng định vai trò và vị thế của sản phẩm trong việc giải quyết triệt để căn bệnh khó chịu này.
>>> Chị Vũ Thị Tuyết Lan (Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội)
Nhớ lại những ngày mới mắc mề đay, chị Lan không hiểu mình bị bệnh gì mà chỉ thấy trên da có từng mảng đỏ nổi rải rác khắp người và rất ngứa. Nhưng không phải ngứa thông thường mà nó hành hạ chị đến nỗi thời gian chị gãi ngứa còn nhiều hơn thời gian làm các công việc khác. Đến mức ngứa không thể chịu đựng thêm, chị quyết định đến Bệnh viện Da liễu khám và tìm được giải pháp chấm dứt cơn ngứa dai dẳng bấy lâu. Mời bạn xem thêm chia sẻ về hành trình chữa bệnh mề đay của chị Lan TẠI ĐÂY.
>>> Anh Nguyễn Ngọc Hùng (Khu phố trưởng, KP 11, số 49, đường 38, phường 12, quận Gò Vấp, TP. HCM)
Anh Hùng bị mề đay, mẩn ngứa đã hơn một năm và mua đủ thuốc của Mỹ, Pháp nhưng chỉ được một thời gian là bệnh lại tái phát. Là dân địa phương, mối quan hệ rộng nên anh Hùng không tránh khỏi những buổi tiệc tùng, nhậu nhẹt. Hệ quả là cứ khi nào ăn hải sản hay đi mưa về, khắp người anh bị nổi mề đay, ngứa ngáy rất khó chịu. Nhưng giờ đây, anh Hùng đã cải thiện bệnh được 80-90% chỉ nhờ dùng Phụ Bì Khang. Cùng xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Anh Hùng từng có thời gian khổ sở vì căn bệnh mề đay, mẩn ngứa
Danh hiệu đã đạt được
Nhờ những đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ điều trị hiệu quả mề đay, mẩn ngứa tái phát, Phụ Bì Khang đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng cao quý trong lĩnh vực y học:
Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em
Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế châu Á Thái Bình Dương
Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng
Tình trạng nổi mẩn ngứa tái phát liên tục ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Điều quan trọng là cần kiểm soát tốt triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Hãy để Phụ Bì Khang giúp bạn thực hiện điều này bằng cách Comment/Inbox ngay bên dưới, hoặc liên hệ trực tiếp đến chuyên gia qua Hotline Zalo/Viber 0916.751.651/0916.767.653.
Tài liệu tham khảo
https://www.healthline.com/health/rashes
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/common-rashes
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/medgen/8732