Ngứa ngáy khó chịu kéo dài nhưng việc điều trị mề đay gặp rất nhiều hạn chế do căn nguyên gây bệnh khá phức tạp. Vì thế, nổi mề đay nguyên nhân do đâu là băn khoăn của không ít người khi chữa bệnh. Hiểu được điều đó, bài viết đã tổng hợp những tác nhân có thể gây nổi mề đay thường gặp nhất, đừng bỏ qua nhé!
Những nguyên nhân gây nổi mề đay
Theo nhiều nghiên cứu, tất cả các dạng mề đay đều là kết quả của sự phản ứng quá mức do hệ miễn dịch gây ra. Các phản ứng miễn dịch này xảy ra theo cơ chế dị ứng hoặc không dị ứng (tự miễn dịch).
Nổi mề đay do dị ứng
Dị ứng là nguyên nhân chính trong hầu hết các trường hợp bị nổi mề đay mẩn ngứa. Theo cơ chế này, nổi mề đay sẽ xuất hiện khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với một hay nhiều chất từ bên ngoài mà cơ thể cho là có hại.
Khi một phản ứng xảy ra, hệ miễn dịch sẽ giải phóng các chất trung gian hóa học như histamin, bradykinin, leukotriene... vào máu, khiến mao mạch sưng lên quá mức, đẩy nhanh tốc độ lưu thông máu nhằm tăng tốc quá trình miễn dịch. Khi điều này xảy ra, chất dịch và protein trong tế bào dưới da bị rò rỉ, tích tụ gây sưng, phù và đỏ. Lúc này, chính histamin là chất kích thích dây thần kinh cảm giác gây đau, ngứa tại những điểm sưng.
Về lý thuyết, chúng ta có thể bị dị ứng với bất cứ thứ gì, bao gồm: Thức ăn (tôm, cua, cá), thuốc (kháng sinh, giảm đau), phấn hoa, lông vật nuôi...
Nổi mề đay không do dị ứng
Như chúng ta đã biết, nổi mề đay do dị ứng sẽ xảy ra ngay khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân gây dị ứng. Chính vì lý do đó mà phản ứng dị ứng sẽ xảy ra đột ngột và không báo trước. Ngược lại, nổi mề đay không do dị ứng không liên quan chất gây dị ứng và thường là phản ứng tự miễn dịch gây ra, cụ thể:
- Mề đay vật lý
Mề đay vật lý là một tập hợp các phản ứng bị kích thích bởi những yếu tố như: Môi trường, thời tiết hoặc vật lý, cụ thể là lạnh, nhiệt, áp suất, rung, ma sát và ánh sáng mặt trời.
Những hiện tượng nổi mề đay vật lý điển hình bao gồm: Mề đay ma sát (da vẽ nổi), mề đay lạnh, mề đay cholinergic (còn gọi là phát ban do nhiệt), mề đay do ánh sáng mặt trời hoặc nước…
Mề đay vật lý không liên quan đến dị ứng
- Căng thẳng và tập luyện
Ngoài các tác nhân vật lý, căng thẳng cũng là một tác nhân kích thích mề đay mạn tính phát triển và diễn biến nặng hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là khi căng thẳng hoặc áp lực, cơ thể sẽ giải phóng một loại hormone mang tên cortisol. Được giải phóng, cortisol tác động đến hệ miễn dịch và kích hoạt mề đay tái phát. Như vậy, căng thẳng có thể không trực tiếp gây ra phát ban, dị ứng, thay vào đó, nó khuếch đại các phản ứng tự miễn dịch xảy ra nhanh hơn.
- Mắc bệnh tự miễn
Ở những người bị mề đay lâu năm, nguyên nhân có thể đến từ việc họ mắc các bệnh lý kèm theo như: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm tuyến giáp, virus viêm gan B, C...
Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân bên trên, không ít trường hợp bị nổi mề đay do nhiễm giun sán, ký sinh trùng. Ở các đối tượng này, nguyên nhân chỉ được tìm thấy khi người bệnh khám và xét nghiệm đúng chuyên khoa. Tuy nhiên, còn có những người bị nổi mề đay không rõ nguyên nhân, còn gọi là mề đay vô căn (tự phát).
Nhiễm giun sán ký sinh trùng có thể gây nổi mề đay
>>> Xem thêm: Mề đay phù mạch và cách cải thiện
Làm gì khi bị mề đay mẩn ngứa?
Khi bị mề đay mẩn ngứa, điều đầu tiên bạn cần lưu ý là tránh gãi mạnh hay chà xát lên da vì sẽ khiến tổn thương lan rộng và ngứa nhiều hơn. Thay vào đó, có một số biện pháp mà bạn nên làm để giảm ngứa và hạn chế sự xuất hiện của mề đay hiệu quả hơn. Cụ thể:
- Tránh ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như: Hải sản, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa...
- Chườm muối nóng lên vùng da bị mề đay, ngứa trong vài phút. Hơi nóng sẽ giúp bạn đỡ ngứa và cảm thấy dễ chịu hơn.
- Mặc quần áo đủ rộng và mềm để làn da không bị kích ứng.
- Uống một tách trà nóng như: Trà hoa cúc, cam thảo... để làm ấm cơ thể, cải thiện mề đay bên ngoài.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ lông vật nuôi, bụi bẩn.
- Tiêu thụ những thực phẩm mát, có lợi như: Rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung nước và vitamin tự nhiên cho cơ thể.
- Vận động nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, phòng tránh bệnh tái phát.
Ăn uống khoa học giúp hạn chế mề đay tái phát
Bạn ngứa ngáy, khó chịu vì mề đay dị ứng tái phát liên tục, ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lý. Bạn muốn được chuyên gia của chúng tôi gọi lại tư vấn. Vui lòng để lại thông tin liên hệ dưới đây!
>>> Xem thêm: Bật mí 5 thuốc trị mề đay hiệu quả dành cho bạn
Phụ Bì Khang – Giải pháp giúp giảm ngứa, mề đay và ngăn ngừa tái phát hiệu quả
Những gợi ý khi bị nổi mề đay kể trên chắc chắn sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng bệnh. Tuy nhiên, chỉ áp dụng những lưu ý này sẽ không đủ, đặc biệt là những đối tượng mắc bệnh lâu năm hay không rõ về tình trạng cụ thể của bản thân. Vậy ngoài những yếu tố trên thì khi bị nổi mề đay phải làm sao?
Theo các chuyên gia, để điều trị mề đay hiệu quả và lâu dài, bên cạnh việc xác định nguyên nhân gây bệnh, cần tăng cường các chức năng trong cơ thể, từ đó giúp giảm triệu chứng dần dần và chặn đứng nguy cơ tái phát. Điều này được tiến hành bằng cách sử dụng thảo dược và các chất chiết xuất từ thảo dược để điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể thông qua những sản phẩm hỗ trợ như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang.
Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, với 3 thành phần gồm: Cao gan, cao nhàu và L-carnitine fumarate với tác dụng cụ thể như sau:
- Cao gan (thành phần chính): Giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu nhờ chứa nhiều vitamin, sắt, protein.
- Cao nhàu: Thanh nhiệt, giải độc, giúp vết thương mau lành, chóng lên da non, hạn chế hình thành sẹo. Đồng thời, nhàu tăng cường chức năng thận, tăng thải độc cho thận.
- L-carnitine fumarate: Cung cấp năng lượng tế bào, bảo vệ tế bào, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Phụ Bì Khang - Giải pháp giúp giảm ngứa, mề đay và ngăn ngừa tái phát
Chính bởi những lý do này, Phụ Bì Khang là một giải pháp độc đáo cho người bị nổi mề đay mẩn ngứa, giúp giảm triệu chứng bên ngoài và phòng tránh tái phát hiệu quả, lâu dài.
Cảm nhận của người dùng
Hơn 10 năm ra mắt, Phụ Bì Khang đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người dùng trên khắp cả nước.
>>> Anh Nguyễn Ngọc Hùng (KP 11, số 49, đường số 38, phường 12, quận Gò Vấp, TP. HCM)
Anh Hùng bị mề đay mạn tính đã hơn 1 năm, chỉ cần đi mưa một chút là ngứa ngáy, mẩn đỏ khắp người. Dù uống rất nhiều thuốc nhưng bệnh vẫn không khỏi khiến anh rơi vào trạng thái bế tắc. Cứ ngỡ sẽ phải chung sống với bệnh mề đay dị ứng suốt đời thì trong một lần tình cờ lên mạng, anh đọc được bài báo viết về sản phẩm Phụ Bì Khang có nguồn gốc từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị mề đay rất tốt. Đắn đo một hồi anh quyết định mua sản phẩm về sử dụng thì chỉ sau thời gian ngắn đã có hiệu quả bất ngờ. Anh Hùng cảm thấy cơ thể dễ chịu hơn, trong người khoan khoái, không bứt rứt, khó chịu như trước.
Mời bạn xem thêm chia sẻ của anh Hùng TẠI ĐÂY.
>>> Xem thêm: Hành trình thoát khỏi mề đay mẩn ngứa tái phát chỉ với một bí quyết đơn giản
Đánh giá của chuyên gia
“Phương pháp nào giúp điều trị mề đay hiệu quả, phòng tránh tái phát?” Lắng nghe Ths Diệp Xuân Thanh tư vấn qua video dưới đây:
>>> Xem thêm: Bệnh mề đay có lây không?
Như vậy, nổi mề đay nguyên nhân do đâu đã có câu trả lời. Hiểu kỹ về những tác nhân gây bệnh mề đay và sử dụng Phụ Bì Khang mỗi ngày chính là cách tốt nhất để giúp bạn thoát khỏi cơn ngứa khó chịu, dai dẳng.
Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh mề đay, mẩn ngứa tái phát và sản phẩm Phụ Bì Khang, bạn hãy liên hệ tới Hotline Zalo/Viber 0916751651 / 0916767653 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh