Trong các nguyên nhân gây nổi mề đay, mẩn ngứa thì dị ứng côn trùng là một yếu tố dễ nhận biết và thường gặp nhất. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ hoặc người có cơ địa dị ứng. Dị ứng côn trùng có thể do lông, nọc độc hay thậm chí là nước bọt của chúng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết về dị ứng côn trùng, giúp bạn có thể nhận biết và xử lý kịp thời nếu không may mắc phải.

Dị ứng côn trùng là gì?

Dị ứng côn trùng là phản ứng quá mẫn của hệ thống miễn dịch trước một loại côn trùng nào đó. Khi côn trùng xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận diện chúng là các chất có hại và bắt đầu sản xuất kháng thể IgE đặc hiệu để chống lại nó. Phản ứng IgE này dẫn đến giải phóng histamin và các hóa chất gây viêm khác, dẫn đến những triệu chứng dị ứng. Các tác nhân gây bệnh thường gặp là ong, muỗi, kiến…

Tại Mỹ, mỗi năm có hàng nghìn người phải đối mặt với tình trạng nổi mề đay, phát ban khắp người, thậm chí khó thở, tiêu chảy cấp do bị côn trùng cắn. Ước tính rằng, các phản ứng dị ứng có khả năng đe dọa tính mạng đến 0,4 - 0,8 % trẻ em và 3% người lớn. Ít nhất có 90 - 100 trường hợp tử vong mỗi năm vì bị sốc phản vệ do côn trùng đốt.

Dị ứng côn trùng có thể là tiếp xúc hoặc ăn uống Dị ứng côn trùng là phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch trước một loại côn trùng

>>> Xem thêm: Nổi mề đay dị ứng và những điều bạn cần biết

Các loại dị ứng côn trùng

Trên thực tế, dị ứng côn trùng thường do nọc độc của chúng, qua con đường tiếp xúc hoặc ăn uống.

Dị ứng côn trùng đốt hoặc cắn

Đối với tiếp xúc, dị ứng thường do côn trùng đốt hoặc cắn và biểu hiện chủ yếu ở da. Tùy từng đối tượng và loại côn trùng cụ thể, dị ứng sẽ có các mức độ cũng như dấu hiệu đặc trưng. Nhưng nhìn chung, đỏ, ngứa và sưng tại những khu vực ảnh hưởng là các triệu chứng điển hình của dị ứng côn trùng đốt. Trên thực tế, đây là phản ứng bình thường của cơ thể trước một yếu tố ngoại lai mà nó coi là có hại.

Vậy nên, sau vài giờ đến vài ngày, tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc côn trùng sẽ giảm dần và biến mất. Tuy nhiên, nếu côn trùng gây dị ứng là các loài độc như ong, kiến ba khoang… thì vết đốt của chúng có thể dẫn đến phản ứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn: Nổi mề đay, phát ban khắp người. Ngoài ra, dị ứng côn trùng cắn còn có thể kích hoạt cơn hen phế quản hay khởi phát triệu chứng khó thở, thở khò khè ở người bị hen suyễn.

Dị ứng món ăn từ côn trùng

Tại một số nước, côn trùng được sử dụng làm thức ăn rất nhiều, đặc biệt ở khu vực châu Á. Bình thường, côn trùng được sơ chế và nấu kỹ sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, với người có cơ địa nhạy cảm hoặc dễ bị dị ứng, một lượng nhỏ thức ăn chế biến từ côn trùng cũng có thể gây phản ứng. Cũng vì lý do này mà dị ứng côn trùng qua đường ăn uống nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây sốc phản vệ, đe dọa tính mạng người bệnh.

Ngoài ra, với những người có tiền sử hen suyễn, dị ứng côn trùng có thể kích hoạt cơn hen tái phát hoặc khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, hãy thận trọng khi có những dấu hiệu như: Nổi mề đay ngứa, sưng môi, lưỡi và cổ họng, khó thở, thở khò khè, sốt, đau nhức các khớp…

>>> Xem thêm: Cảnh báo 8 nguyên nhân gây dị ứng phổ biến nhất

Xử lý dị ứng côn trùng

Với bất kỳ một dị ứng nào, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh là bước đầu và đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Ở dị ứng côn trùng, điều này được tìm ra khá dễ, giúp việc chữa trị trở nên dễ dàng hơn. Tùy vào các biểu hiện sau đó, xử lý dị ứng sẽ có biện pháp tương ứng.

Điều trị dị ứng ban đầu

Nếu bị dị ứng côn trùng qua đường ăn uống, kích thích gây nôn là việc cần làm đầu tiên. Sau khi loại hết phần thức ăn còn sót lại ra ngoài, cần cho người bệnh uống nhiều nước để làm giảm phản ứng. Với những trường hợp dị ứng do nọc độc của côn trùng, người bệnh cần dùng nhíp gỡ phần ngòi hoặc vòi chích của chúng ra khỏi vết thương càng sớm càng tốt.

Xử lý khi bị dị ứng côn trùng Cần dùng nhíp gắp côn trùng ra khỏi vết thương ngay sau khi bị đốt

Nếu đã thực hiện các cách ở trên mà dị ứng côn trùng vẫn tái diễn, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

    • Chườm gạc lạnh hoặc khăn lạnh lên vùng da bị ngứa trong 10 - 15 phút rồi bỏ ra. Hơi lạnh sẽ giúp làm dịu cơn ngứa và ngăn chặn thương tổn mới xuất hiện.
    • Rửa sạch vết côn trùng đốt bằng nước sạch, sau đó lau khô lại bằng khăn mềm.
    • Nếu quá ngứa, bạn có thể thoa dung dịch calamine lên những khu vực bị ảnh hưởng để dưỡng ẩm, làm mát làn da.

Dùng thuốc chữa dị ứng côn trùng

Hiện nay, không có một phương pháp hay loại thuốc nào giúp chữa khỏi dị ứng hoàn toàn. Thay vào đó, có một số loại thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng, được gọi chung là thuốc chống dị ứng. 

Một số thuốc chống dị ứng phổ biến và được dùng nhiều là: Thuốc kháng histamin, thuốc corticoid… Cơ chế tác dụng của các thuốc chống dị ứng khá giống nhau, đó là ức chế hệ miễn dịch không phản ứng quá mức với côn trùng, từ đó làm giảm triệu chứng. Vì vậy, thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng và không chữa nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, các thuốc chống dị ứng côn trùng đều ít nhiều có tác dụng phụ không tốt, thậm chí gây độc cho gan và thận.

Nếu bị dị ứng côn trùng, người bệnh cần cân nhắc trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn mà vẫn đạt kết quả điều trị tốt.

>>> Xem thêm: Mày đay mẩn ngứa mãn tính - Điều trị bao lâu mới đủ?

Phòng tránh dị ứng côn trùng

Để hạn chế bị dị ứng côn trùng, cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với chúng. Dưới đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý:

    • Biết cách nhận biết tổ của các loại côn trùng đề tránh chúng. Chẳng hạn: Ong vàng thường làm tổ trong lòng đất, khúc gỗ hoặc tường cũ. Ong cày lại ở trong bụi cây, cây cối và trong nhà.
    • Mang giày và tất trước khi ra ngoài.
    • Thùng rác sinh hoạt cần có nắp đậy kín và nên để nó nằm xa khu vực sống.
    • Mặc áo, quần dài tay nếu ở khu vực nông thôn hoặc rừng cây.
    • Tránh xịt nước hoa hoặc mặc quần áo sáng màu vì điều đó sẽ thu hút côn trùng.
    • Phát quang bụi rậm xung quanh nhà.

Cần mặc đồ bảo hộ nếu làm việc ở gần bụi cây Cần đi giày và găng tay nếu làm việc ở gần bụi cây để tránh bị côn trùng đốt

Phụ Bì Khang – Thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị dị ứng côn trùng hiệu quả

Trên thực tế, dị ứng côn trùng sẽ biến mất và tự khỏi sau một khoảng thời gian nhất định. Nhưng nếu tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hoặc có biểu hiện nặng hơn, can thiệp bằng thuốc dị ứng là điều cần thiết.

Tuy nhiên, những thuốc dị ứng chỉ giúp giảm ngứa và các triệu chứng một phần, sau đó, bệnh sẽ tái phát trở lại. Đây cũng là lý do khiến người bệnh tìm đến các sản phẩm từ thiên nhiên với mong muốn có thể điều trị triệt để mà vẫn đảm bảo an toàn.

Thấu hiểu được những băn khoăn, lo lắng của người bệnh, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công một giải pháp giúp hỗ trợ điều trị dị ứng mẩn ngứa và ngăn ngừa tái phát từ thảo dược mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang.

Sở dĩ sản phẩm giúp mang lại hiệu quả tối ưu cho những người bị dị ứng mề đay tái phát là nhờ sự kết hợp giữa các thành phần, bao gồm:

    • Cao gan:
      • Được chiết xuất từ gan động vật, chứa nhiều sắt, protein, vitamin B12.
      • Tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu.
    • Cao nhàu:
      • Thanh nhiệt, giải độc
      • Tăng khả năng miễn dịch, phục hồi các tế bào bị tổn thương suy yếu.
      • Chống viêm nhiễm, làm mụn nhọt mau lành, chóng lên da non, giảm đau.
    • L – carnitine fumarate:
      • L – carnitine: là 1 acid amin, chuyển hóa & cân bằng năng lượng, tăng cường miễn dịch.
      • Fumarate: vai trò quan trọng trong chu trình Krebs & hỗ trợ tác dụng chuyển hóa năng lượng của L – carnitine.

Nhờ tác động toàn diện đến các chức năng trong cơ thể, phục hồi và nuôi dưỡng những tế bào bị tổn thương, Phụ Bì Khang giúp giảm ngứa dần dần và ngăn chặn tái phát. Do đó, sản phẩm rất phù hợp với những người bị mẩn ngứa, mề đay tái phát, trong đó có dị ứng côn trùng. Với thành phần từ thiên nhiên nên Phụ Bì Khang đặc biệt an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài.

Nhìn chung, dị ứng côn trùng là một phản ứng nhẹ và dễ xử lý. Thế nhưng, người bệnh cũng không nên xem thường bởi đã có những trường hợp dị ứng với vết đốt của côn trùng mà dẫn đến sốc phản vệ, đặc biệt nguy hiểm. Vậy nên, bảo vệ cơ thể bằng cách phát quang bụi rậm, làm sạch môi trường sống, kiểm tra kỹ quần áo trước và sau khi ra ngoài chính là cách tốt nhất để hạn chế dị ứng côn trùng xảy ra.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Những ưu điểm nổi bật của Phụ Bì Khang

Ra mắt từ năm 2010, Phụ Bì Khang đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các khách hàng trên khắp cả nước. Có lẽ, đó chính là nhờ những ưu điểm của sản phẩm, bao gồm:

    • Nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn, không tác dụng phụ, không phải chỉnh liều.
    • Sử dụng được cho trẻ dưới 6 tuổi.
    • Thành phần Cao gan: duy nhất có ở Phụ Bì Khang, bổ gan, tốt cho bệnh nhân đã sử dụng nhiều loại thuốc trong thời gian dài.
    • Giảm các triệu chứng và tác dụng vào nguyên nhân gây bệnh, hỗ trợ điều trị tận gốc, ngăn ngừa tái phát.
    • Đã được nghiên cứu tại 3 cơ sở da liễu uy tín nhất.

Nghiên cứu của Phụ Bì Khang

Sản phẩm Phụ Bì Khang đã được nghiên cứu tại 3 bệnh viện da liễu đầu ngành là: Bệnh viện Da liễu TW, Bệnh viện Da liễu TP. HCM và Đại học Y Hà Nội cho hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ điều trị mề đay cấp và mạn tính.

Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định:

    • Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, có tác dụng điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị căn nguyên bệnh mề đay.
    • Làm giảm các triệu chứng mề đay và giảm tái phát.
    • Theo dõi bệnh nhân điều trị phối hợp Phụ Bì Khang + Kháng histamin sau 4 tuần không thấy có tác dụng không mong muốn.
    • Hiệu quả rõ rệt sau 4 tuần sử dụng.

Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành do Bộ Y tế xuất bản số 708 tháng 3/2010, số 733 tháng 7/2011 và số 4/2014.

Cải thiện mề đay dị ứng nhờ sử dụng Phụ Bì Khang

>>> Chị Vũ Thị Tuyết Lan (Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội)

Nhớ lại những ngày mới mắc mề đay, chị Lan không hiểu mình bị bệnh gì mà chỉ thấy trên da có từng mảng đỏ nổi rải rác khắp người và rất ngứa. Nhưng không phải ngứa thông thường mà nó hành hạ chị đến nỗi thời gian chị gãi ngứa còn nhiều hơn thời gian làm các công việc khác. Đến mức ngứa không thể chịu đựng thêm, chị quyết định đến bệnh viện Da liễu khám và tìm được giải pháp chấm dứt cơn ngứa dai dẳng bấy lâu.

Mời bạn xem thêm chia sẻ về hành trình chữa bệnh mề đay của chị Lan TẠI ĐÂY.

>>> Trần Thị Lan (trú tổ 3, Thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam)

Chị Lan có con trai 14 tuổi bị nổi mề đay dày như cơm cháy cả ngày lẫn đêm. Ngứa ngáy, khó chịu khiến cháu mất ngủ, sút cân, học hành không tập trung…thấy đến thương mà chị không biết phải làm sao. May mắn biết đến sản phẩm Phụ Bì Khang, chị liền mua về cho con uống trong 2 tháng thì bệnh mề đay đã dần biến mất, da dẻ hồng hào trở lại.

Mời bạn xem thêm chia sẻ của mẹ con chị Lan TẠI ĐÂY.

Và còn rất nhiều những trường hợp bị dị ứng, mề đay, mẩn ngứa tái phát đã cải thiện tình trạng của mình nhờ sử dụng Phụ Bì Khang.

Đánh giá của chuyên gia về sản phẩm Phụ Bì Khang

Mề đay gây ngứa ngáy khó chịu và khiến người bệnh chỉ muốn chấm dứt cơn ngứa thật nhanh. Tuy nhiên, bệnh mề đay rất dễ tái phát và phụ thuộc rất lớn vào cơ địa mỗi người. Hãy cùng lắng nghe Ths Diệp Xuân Thanh chia sẻ về cách trị mề đay hiệu quả, lâu dài qua video sau:

Danh hiệu đã đạt được

Nhờ những đóng góp tích cực của mình trong việc hỗ trợ điều trị hiệu quả mề đay, mẩn ngứa tái phát, Phụ Bì Khang đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng cao quý:

Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em

Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế châu Á Thái Bình Dương

Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng

Để được giải đáp mọi thông tin liên quan đến bệnh mề đay, mẩn ngứa tái phát và sản phẩm Phụ Bì Khang, bạn hãy liên hệ tới  Hotline Zalo/Viber 0916751651 / 0916767653 để được chuyên gia da liễu hỗ trợ kịp thời.