Hải sản là nhóm thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hải sản có vỏ lại là nhóm thức ăn dễ gây dị ứng nhất trong các trường hợp bị dị ứng thực phẩm. Nếu bị nhẹ thì có thể nổi mề đay, mẩn ngứa, cảm thấy nôn nao khó chịu rồi giảm dần. Trường hợp nặng có thể bị nổi ban, rất ngứa, phù nề mặt hay khó thở, nôn, đau quặn bụng,… thậm chí tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Dị ứng hải sản là gì?
Dị ứng hải sản là hiện tượng hệ miễn dịch phản ứng quá mức với protein của một số loại nhất định, đặc biệt là hải sản có vỏ như: Tôm, cua, nghêu, hàu, tôm hùm, bạch tuộc, mực, sò điệp,…
Theo một nghiên cứu tại Mỹ, tình trạng này gây ảnh hưởng đến 2,3% dân số. Dị ứng hải sản có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và thời điểm. Nhiều trường hợp phản ứng dị ứng đột ngột bắt đầu ở tuổi thanh thiếu niên hoặc khi trưởng thành. Tình trạng dị ứng không chỉ xuất hiện khi ăn vào mà có thể gặp trong quá trình chế biến. Có một số người bị dị ứng với tất cả các loại hải sản. Nhưng cũng có những người chỉ phản ứng với một số loại nhất định. Vậy, tại sao lại bị dị ứng hải sản?
Dị ứng hải sản gây nổi mề đay, mẩn ngứa
Nguyên nhân gây dị ứng hải sản
Dị ứng hải sản xảy ra khi hệ miễn dịch nhận định protein trong các loại đồ biển có vỏ như: Tôm, cua, mực, hàu, sò,… là “dị nguyên”. Protein được tìm thấy gây ra phản ứng dị ứng nhiều nhất là tropomyosin và một số protein khác như arginine kinase, troponin C, triosephosphate isomerase,...
Khi tiếp xúc với những protein này, cơ thể bắt đầu sản sinh kháng thể (IgE) và kích hoạt các chất trung gian gây dị ứng như serotonin và histamin. Các chất trung gian này sau khi được giải phóng vào da và niêm mạc sẽ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng bị dị ứng sau khi ăn hải sản. Theo các chuyên gia da liễu, tình trạng này thường xảy ra ở những đối tượng sau: Người có cơ địa nhạy cảm, trẻ nhỏ, người có tiền sử gia đình bị dị ứng hải sản.
Triệu chứng dị ứng hải sản
Thông thường, các triệu chứng dị ứng hải sản sẽ xuất hiện sau khi ăn khá nhanh. Người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Những biểu hiện phổ biến nhất gồm:
- Phát ban, nổi mề đay hoặc chàm.
- Sưng môi, lưỡi, họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
- Khó thở, thở khò khè do đường thở bị tắc nghẽn.
- Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, co thắt dạ dày.
- Chóng mặt, ngất xỉu hoặc mất ý thức.
- Sốc phản vệ là phản ứng nguy hiểm nhất vì đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Dị ứng hải sản có thể gây phản ứng buồn nôn, nôn mửa
Cách chữa dị ứng hải sản
Hiện tại, cách điều trị tốt nhất là tránh hải sản, đặc biệt là những loại có vỏ dễ gây dị ứng. Nhưng nếu tình trạng dị ứng không giảm bớt hay có những diễn biến phức tạp, can thiệp sớm để hạn chế biến chứng.
Xử lý nhanh các triệu chứng ở da
Nhìn chung, dị ứng hải sản thường biểu hiện ở da như nổi mề đay, ngứa hay phát ban da. Do đó, các biện pháp sẽ tập trung ở khía cạnh làm giảm triệu chứng và ngăn chặn tổn thương mới.
Trong một số trường hợp, ngứa da hay các triệu chứng dị ứng hải sản nhẹ khác có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp dị ứng hải sản mức độ nặng là nổi mề đay, phát ban khắp người. Mề đay có thể kèm phù mạch – hiện tượng sưng sâu trong da, ảnh hưởng trực tiếp đến làn da và vẻ bề ngoài.
Trên thực tế, dị ứng hải sản ở da được điều trị bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến nhất là chăm sóc da và dùng thuốc chống dị ứng. Một miếng gạc lạnh hoặc khăn lạnh sẽ giúp bạn giảm ngứa, vừa dễ làm lại hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số thuốc chống dị ứng, chẳng hạn thuốc kháng histamin hay kháng viêm corticosteroid nếu tình trạng mề đay quá nặng hoặc biểu hiện toàn thân.
Điều trị triệu chứng đường tiêu hóa
Bên cạnh nổi mề đay hay phát ban ngứa do hải sản, phản ứng dị ứng còn xuất hiện ở đường tiêu hóa, điển hình là gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc rối loạn đường ruột. Đối với trường hợp này, kích thích gây nôn để loại bỏ phần thức ăn còn sót lại trong dạ dày là biện pháp cần được tiến hành đầu tiên.
Nếu bị tiêu chảy, nên cho người bệnh uống dung dịch oresol để bù nước và điện giải. Tránh dùng thuốc cầm tiêu chảy sớm, bởi cơ thể đang cần thải hết chất độc ra ngoài.
Dị ứng hải sản gây tiêu chảy người bệnh bổ sung oresol để bù nước
Sử dụng thuốc điều trị dị ứng hải sản
Thuốc kháng histamin là thuốc chống dị ứng được sử dụng phổ biến nhất. Một số thuốc thường gặp như: Loratadin, cetirizin, fexofenadin,... Đây là những thuốc thế hệ 2 nên ít gây tác dụng phụ buồn ngủ hơn so với thế hệ 1 (promethazin, clorpheniramin, hydroxyzin,...).
Thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng cấp tính do dị ứng hải sản bao gồm sổ mũi, nổi ban đỏ, mẩn ngứa, viêm da,...
Phòng ngừa các loại dị ứng hải sản
Dị ứng hải sản có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào, ngay cả khi bạn không gặp vấn đề gì trước kia. Trong trường hợp đã từng bị dị ứng, cách duy nhất để ngăn ngừa phản ứng xảy ra một lần nữa đó là là tránh tất cả các loại hải sản có vỏ. Điều này được thực hiện qua một vài lưu ý dưới đây:
- Đọc nhãn thực phẩm: Hải sản có vỏ có thể xuất hiện trong các sản phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn. Do đó, đọc kỹ nhãn thực phẩm trước khi sử dụng là rất cần thiết.
- Thận trọng khi ăn ngoài: Khi ăn tại nhà hàng, nên thông báo với nhân viên phục vụ về vấn đề dị ứng hải sản có vỏ của bạn, giảm thiểu nguy cơ dị ứng chéo.
- Giữ khoảng cách với hải sản có vỏ: Không chỉ tránh tiếp xúc trực tiếp, không đi qua khu vực chế biến hoặc nơi bày bán hải sản cũng là những điều mà bạn nên chú ý.
Với những người chưa từng bị dị ứng hải sản cũng nên lưu ý, tránh ăn kèm với các thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, dưa hấu, lựu,…). Bởi hải sản chứa asen pentavenlent, khi kết hợp với vitamin C có thể chuyển thành thạch tín, dễ gây ngộ độc và tăng nguy cơ bị dị ứng.
Dị ứng hải sản là một phần của dị ứng thực phẩm, nhưng lại chiếm tỷ lệ lớn trong các phản ứng có liên quan đến thức ăn. Đây là thực trạng và cũng là dấu hiệu cho thấy, sức đề kháng của con người đang ngày càng giảm sút. Kết quả là, dị ứng hải sản xuất hiện nhiều, diễn biến nghiêm trọng và phức tạp hơn.
Phòng ngừa dị ứng hải sản bằng cách tránh tiếp xúc
Ăn uống thoải mái không lo dị ứng hải sản tái phát
Khi bị dị ứng hải sản, nếu không quá nặng, hãy áp dụng theo các biện pháp đã làm rõ ở trên. Trường hợp dị ứng hải sản gây ngứa dữ dội, đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên tìm gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Đặc biệt, bạn cần sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được nghiên cứu khoa học lâm sàng để đảm bảo an toàn và tránh dị ứng hải sản tái phát. Điển hình hiện nay có đề tài nghiên cứu của 3 tuyến bệnh viện da liễu đầu ngành ghi nhận phương pháp kết hợp sử dụng Phụ Bì Khang + kháng histamin trong điều trị dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay chống tái phát.
Vai trò của Phụ Bì Khang trong điều trị dị ứng hải sản
Kết quả nghiên cứu Phụ Bì Khang tại BV da liễu Trung ương, BV da liễu TP HCM và BV ĐH Y Hà Nội cho thấy:
- Sản phẩm nguồn gốc thảo dược, có tác dụng điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị căn nguyên bệnh.
- Làm giảm các triệu chứng và giảm tái phát.
- Theo dõi bệnh nhân điều trị phối hợp Phụ Bì Khang + kháng histamin sau 4 tuần không thấy có tác dụng phụ.
- Hiệu quả rõ rệt sau 4 tuần sử dụng.
>>> Mời bạn xem chi tiết nghiên cứu của Phụ Bì Khang TẠI ĐÂY.
Viên nén Phụ Bì Khang hỗ trợ kiểm soát dị ứng, trong đó có dị ứng hải sản
Sản phẩm Phụ Bì Khang gồm 3 thành phần chính là cao gan, cao nhàu và L–carnitine giúp nâng cao miễn dịch, tăng cường chức năng gan, thận và bảo vệ tế bào. Với công thức từ thảo dược, Phụ Bì Khang cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp nuôi dưỡng, phục hồi những tế bào bị tổn thương, làm dịu cơn ngứa từ gốc, từ đó đẩy lùi và chặn đứng nguy cơ tái phát.
Thành phần trong Phụ Bì Khang tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh:
- Cao gan: Giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, giúp bổ máu.
- Cao nhàu: Giúp tăng cường chức năng thận, tăng khả năng thải độc. Đẩy nhanh quá trình phục hồi các tế bào bị tổn thương.
- L- carnitine fumarate: Giúp tăng cường năng lượng và bảo vệ tế bào. Nâng cao hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Dị ứng hải sản không phải chỉ là bệnh lý thông thường. Nếu bị dị ứng nặng, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: Sốc phản vệ, trụy tim,… Do vậy, đừng bao giờ chủ quan và thờ ơ với tình trạng dị ứng của mình và người thân trong gia đình.
Để được giải đáp mọi thông tin liên quan đến dị ứng hải sản và sản phẩm Phụ Bì Khang, bạn có thể truy cập website: https://benhnoimeday.co/ hoặc liên hệ tới Hotline Zalo/Viber 0916751651 / 0916767653.
*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Tài liệu tham khảo
https://www.webmd.com/allergies/news/20040713/seafood-allergies-common-adults
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14719162/
https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/seafood-allergy