Với nhiều người, chơi đùa và chăm sóc chó mèo chính là cách để giải tỏa tâm lý, căng thẳng hay mệt mỏi. Thế nhưng, nếu bị dị ứng lông chó mèo, điều này lại không hề đơn giản khi họ luôn bị hắt hơi, ngứa mũi và nổi mẩn sau khi tiếp xúc với chúng. Vậy dị ứng lông chó mèo là gì, nguyên nhân và cách xử lý thế nào?
Dấu hiệu nhận biết dị ứng lông chó mèo
Tùy vào mức độ phản ứng, các dấu hiệu dị ứng lông chó mèo sẽ thể hiện tương ứng. Việc theo dõi và nhận biết các triệu chứng dị ứng có thể hơi khó khăn, nhưng nếu để ý và quan sát một chút, bạn sẽ xác định được vấn đề. Trên thực tế, các dấu hiệu dị ứng có thể phát triển chỉ trong vài phút hoặc vài giờ ngay sau khi tiếp xúc với lông chó mèo. Những triệu chứng dị ứng lông chó mèo thường gặp như:
- Hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi.
- Ho, tức ngực, khó thở, thở khò khè.
- Da bị mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay.
- Mắt đỏ, chảy nước mắt, ngứa mắt.
- Tăng áp lực và đau ở mặt.
- Viêm da dị ứng, chàm, ngứa.
Có thể thấy, những biểu hiện dị ứng lông chó mèo khá giống các triệu chứng của bệnh cảm cúm, đặc biệt là hắt hơi, chảy nước mắt. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên nghĩ đến khả năng dị ứng. Bên cạnh biểu hiện ở da hay hệ hô hấp, dị ứng lông chó mèo còn có thể kích hoạt các triệu chứng của bệnh hen suyễn và hen phế quản bùng phát, khiến người mắc khó thở, tắc đường thở, rất nguy hiểm. Vậy nên, đừng bỏ qua bất cứ biểu hiện dị ứng lông mèo nào các bạn nhé!
Dị ứng với lông chó mèo gây hắt xì, sổ mũi, chảy nước mũi,...
Nguyên nhân dị ứng lông chó mèo
Theo các nhà khoa học, di truyền đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của dị ứng. Điều này có nghĩa là, khả năng bạn gặp các vấn đề về dị ứng sẽ cao hơn nếu những thành viên trong gia đình đã từng bị dị ứng hoặc một số bệnh liên quan đến miễn dịch như chàm, viêm da cơ địa, mề đay mạn tính,... Hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus hoặc bất cứ thứ gì có thể gây hại cho cơ thể. Vì vậy, khi hệ miễn dịch bị kích thích, nó sẽ gây ra các triệu chứng dị ứng như: Ngứa, sổ mũi, nổi mẩn đỏ và hen suyễn.
Nếu bạn bị dị ứng lông chó mèo, thực chất là bạn dị ứng với protein có trong vảy da, nước bọt hoặc nước tiểu dính vào lông của chúng. Khi protein của chó mèo đi vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ coi chúng là có hại và bắt đầu tạo ra các kháng thể để chống lại sự xâm nhập đó.
Một điều mà bạn cũng cần lưu ý, đó là ngay cả khi dị ứng với lông mèo không xảy ra thì nó vẫn có thể khiến các triệu chứng khác bùng phát. Chó, mèo hoặc bất cứ con vật gì đều có thể mang theo phấn hoa, nấm mốc và các chất gây dị ứng khác trên lông của chúng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về dị ứng.
Nguyên nhân gây dị ứng lông chó mèo là do protein có trong nước bọt, da hoặc nước tiểu của chúng
Cách chẩn đoán dị ứng lông chó mèo
Thông thường có 2 cách chẩn đoán dị ứng lông chó mèo bao gồm: Xét nghiệm da và xét nghiệm máu. Trong đó xét nghiệm trên da cho kết quả nhanh và tiết kiệm hơn.
Xét nghiệm sẽ được tiến hành tại cơ sở y tế, bác sĩ sử dụng cây kim sạch và chích vào bề mặt da, thường là tay và lưng. Sau đó bôi một lượng vừa phải chất gây dị ứng và quan sát biểu hiện xảy ra. Trong thời gian từ 15-20 phút nếu vùng da bị chích sưng đỏ hoặc sưng lên thì kết quả là bạn đã bị dị ứng với chất đó.
Đối với người không thực hiện được cách trên có thể thực hiện xét nghiệm máu. Máu sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để kiểm tra kháng thể với các chất gây dị ứng như lông chó mèo hay dị nguyên khác. Phương pháp xét nghiệm này sẽ mất nhiều thời gian, nhưng sẽ an toàn hơn tránh xuất hiện phản ứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Hướng dẫn cách xử lý dị ứng lông chó mèo
Dù dị ứng lông chó mèo biểu hiện ra sao hay mức độ thế nào, cách kiểm soát các triệu chứng tốt nhất là tránh tiếp xúc với chúng. Giảm tiếp xúc bằng cách không để chó mèo ở gần nơi sống, cẩn thận với người có nuôi các con vật này và tránh chúng ở bên ngoài. Hút bụi nhà thường xuyên, rửa tay với xà phòng để loại trừ vi khuẩn là những lưu ý cần thiết sau khi ôm, hôn chó mèo. Tuy nhiên, nếu tình trạng dị ứng không thuyên giảm, bạn cần một biện pháp điều trị mạnh tay hơn.
Thuốc chống dị ứng kháng histamin
Nếu dị ứng lông chó mèo mức độ vừa đến trung bình với các triệu chứng: Nổi mề đay khắp người, ngứa mắt hoặc có biểu hiện ở đường hô hấp, thuốc kháng histamin sẽ là giải pháp giúp bạn. Kháng histamin là thuốc chống dị ứng được chỉ định đầu tiên và hữu hiệu cho các vấn đề liên quan đến dị ứng. Do có nhiều dạng bào chế, bao gồm: Viên uống, xịt mũi, siro,… nên thuốc kháng histamin có thể sử dụng với những trường hợp dị ứng lông mèo ở các cơ quan khác nhau.
Thuốc kháng histamin phổ biến như: Loratadine, cetirizine,... Tuy nhiên, thuốc kháng histamin có một số tác dụng phụ như: Gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón,… nên người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ/dược sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc kháng histamin là thuốc phổ biến nhất trong điều trị dị ứng lông chó mèo
Thuốc có thành phần corticosteroid
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng corticosteroid dạng xịt mũi để giảm viêm và kiểm soát các triệu chứng dị ứng lông chó mèo đường hô hấp. Corticosteroid dùng đường mũi với liều thấp và ít tác dụng phụ hơn so với dùng để uống. Thuốc thông mũi có thể giúp thu nhỏ các mô bị sưng phù trong mũi và khiến bạn thở dễ dàng hơn. Lưu ý, thuốc thông mũi có thể làm tăng huyết áp và thường chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao, tăng nhãn áp hoặc bệnh tim mạch. Vì vậy, hãy cẩn trọng trước khi sử dụng.
Dị ứng chó mèo gây tình trạng mẩn ngứa, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc dạng bôi có hoạt chất như hydrocortisone 1%, betamethasone,... sẽ giúp giảm nhanh cơn ngứa.
Phương pháp điều trị khác
Ngoài các loại thuốc ở trên, người bị dị ứng lông chó mèo có thể “đào tạo” hệ miễn dịch của mình ít nhạy cảm với dị nguyên hơn bằng một phương pháp gọi là liệu pháp miễn dịch. Bác sĩ có thể tiêm hoặc đặt dưới lưỡi một lượng nhỏ chất gây dị ứng, sau đó tăng dần liều đến ngưỡng cho phép mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị, cũng như hạn chế thấp nhất tình trạng dị ứng xảy ra. Liệu pháp miễn dịch thường được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
>>> Xem thêm: Dị ứng da ngứa toàn thân – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Dự phòng dị ứng lông chó mèo
Đối với một số người, việc loại bỏ chó, mèo khỏi cuộc sống rất khó khăn, đặc biệt là khi chăm sóc và nuôi dưỡng chúng trong một thời gian dài. Vậy nên, nếu không thể tránh tiếp xúc với chó, mèo, một vài biện pháp dưới đây sẽ phần nào giải quyết được những vướng mắc của bạn:
- Không để chó, mèo ở trong phòng ngủ hay những nơi sinh hoạt chính của bạn.
- Quét dọn và lau sàn nhà thường xuyên, nên dùng máy hút bụi để thu gom hết phần lông của chó, mèo rơi ra.
- Nếu nhà có thảm, hãy chọn loại thật mỏng và thường xuyên giặt sạch bằng nước nóng để loại bỏ lông chó mèo.
- Làm sạch không khí bằng máy làm sạch không khí để loại bỏ lông của chúng.
- Tắm rửa và vệ sinh cho chó, mèo thường xuyên để giảm lượng lông rơi rụng trong nhà, từ đó giảm lượng chất gây dị ứng.
- Rửa tay, thay quần áo sau khi tiếp xúc với chó, mèo.
Tránh để chó, mèo gần khu vực sống của bạn sẽ làm giảm nguy cơ dị ứng
Phụ Bì Khang – Giải pháp từ thảo dược hỗ trợ điều trị dị ứng, mề đay hàng đầu Việt Nam
Trên thực tế, dị ứng lông chó mèo không quá nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài, chúng sẽ phát triển và trở nên tồi tệ hơn. Nếu dị ứng ngoài tầm kiểm soát, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn hay viêm da dị ứng hết sức nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia, ngoài thuốc chống dị ứng, người bị dị ứng lông chó mèo nên dùng thêm những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để việc điều trị đạt kết quả tốt hơn, cũng như tránh được tác dụng phụ. Nổi bật trong những sản phẩm hỗ trợ điều trị dị ứng mề đay hiện nay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang với thành phần từ các thảo dược quý, giúp giảm triệu chứng dần dần và ngăn ngừa tái phát.
Phụ Bì Khang – Giải pháp từ thảo dược hỗ trợ điều trị dị ứng, mề đay hiệu quả
Thành phần chính của Phụ Bì Khang là cao gan – được chiết xuất từ gan động vật, chứa nhiều sắt, vitamin, protein, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời, cao gan giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu, đặc biệt phù hợp cho những người dùng thuốc trong thời gian dài.
Bên cạnh cao gan, sản phẩm còn có thêm cao nhàu giúp thanh nhiệt, giải độc, tăng cường chức năng thận, tăng khả năng thải độc cho thận. Công dụng của Phụ Bì Khang càng được củng cố khi có mặt của L-carnitine fumarate – 1 acid amin đóng vai trò quan trọng trong chu trình chuyển hóa và cân bằng năng lượng cho cơ thể, bảo vệ tế bào, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Chính nhờ sự phối hợp toàn diện giữa các thành phần, Phụ Bì Khang hỗ trợ điều trị hiệu quả các trường hợp dị ứng, mề đay, mẩn ngứa tái phát, giúp giảm ngứa từ trong ra ngoài và ngăn ngừa tái phát. Tất cả các thành phần của sản phẩm đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
Nếu bạn bị dị ứng lông chó mèo, hãy kiên trì sử dụng Phụ Bì Khang từ 3 – 4 tháng để giảm dần triệu chứng và tránh tái phát nhé!
Cơ chế tác động của Phụ Bì Khang
Chắc hẳn khó ai trong mỗi chúng ta có thể kiềm lòng trước vẻ đáng yêu, sự dễ thương ở những chú chó, mèo. Tuy nhiên, sức khỏe vẫn là ưu tiên hàng đầu, đừng bỏ qua bất cứ dấu hiệu dị ứng lông chó mèo nào, mà thay vào đó, hãy tìm ra cách tốt nhất để giải quyết vấn đề trên, bạn nhé!
THÔNG TIN HỮU ÍCH
Kinh nghiệm cải thiện mề đay dị ứng thành công
Gần 10 năm có mặt trên thị trường, Phụ Bì Khang đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng trên khắp cả nước vì tính an toàn và hiệu quả cao. Dưới đây là một số trường hợp điển hình:
>>> Chị Trần Thị Minh Mỹ Ẩn (18/9 đường Bạch Mã, phường 15, quận 10, TP. HCM)
Chị Mỹ Ẩn bị mề đay mẩn ngứa sau một lần ăn hải sản với bạn bè. Sau hơn 4 năm kiêng khem khổ sở vì mề đay liên tục tái phát, thậm chí phải chuyển vào Nam sinh sống với hy vọng khỏi bệnh nhưng mọi sự cố gắng của chị dường như chưa đủ. May mắn tìm được thông tin hữu ích, chị Ẩn đã thoát khỏi cơn ngứa và có thể ăn uống bình thường như bao người khác.
Mời bạn xem chi tiết câu chuyện của chị Mỹ Ẩn TẠI ĐÂY.
Và còn rất nhiều những trường hợp bị dị ứng, mề đay, mẩn ngứa tái phát đã cải thiện tình trạng của mình nhờ sử dụng Phụ Bì Khang.
Xem thêm: Bí quyết đẩy lùi dị ứng, mề đay, mẩn ngứa của các trường hợp khác TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
Trên thực tế, điều trị dị ứng nổi mề đay không đơn giản do căn nguyên gây bệnh khác phức tạp và phụ thuộc rất lớn vào cơ địa người mắc. Cùng lắng nghe những phân tích từ Ths Diệp Xuân Thanh về cách điều trị mề đay hiệu quả, an toàn qua video sau:
Nghiên cứu của Phụ Bì Khang
Sản phẩm Phụ Bì Khang đã được nghiên cứu tại 3 bệnh viện da liễu đầu ngành là: Bệnh viện Da liễu TW, Bệnh viện Da liễu TP. HCM và Đại học Y Hà Nội cho hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ điều trị mề đay cấp và mạn tính.
Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định:
-
- Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, có tác dụng điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị căn nguyên bệnh mề đay.
- Làm giảm các triệu chứng mề đay và giảm tái phát.
- Theo dõi bệnh nhân điều trị phối hợp Phụ Bì Khang + Kháng histamin sau 4 tuần không thấy có tác dụng phụ.
- Hiệu quả rõ rệt sau 4 tuần sử dụng.
Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành do Bộ Y tế xuất bản số 708 tháng 3/2010, số 733 tháng 7/2011 và số 4/2014.
Danh hiệu đã đạt được
Nhờ những đóng góp tích cực của mình trong việc hỗ trợ điều trị hiệu quả mề đay, mẩn ngứa tái phát, Phụ Bì Khang đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng cao quý:
Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em
Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế châu Á Thái Bình Dương
Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng
Để được giải đáp mọi thông tin liên quan đến bệnh mề đay, mẩn ngứa tái phát và sản phẩm Phụ Bì Khang, bạn hãy liên hệ, Hotline Zalo/Viber 0916755060 - 0916757545 để được chuyên gia da liễu hỗ trợ kịp thời.
Nguồn tham khảo: