Theo thống kê, có đến 20% dân số Việt Nam bị mề đay ít nhất một lần trong thời. Dị ứng nổi mề đay dù không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống của người bệnh. Vì tái phát liên tục nên những người bị dị ứng mề đay luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu và suy giảm sức khỏe. Vậy cơ chế gây nổi mề đay dị ứng là gì và làm thế nào để “chấm dứt” cơn ngứa?
Cơ chế gây dị ứng nổi mề đay
Mề đay là một phản ứng cấp hoặc mạn tính của mao mạch gây phù ở da và niêm mạc. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay nhưng phổ biến nhất là do dị ứng.
Khi một chất lạ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ coi chúng là có hại và bắt đầu tạo ra kháng thể đặc hiệu để chống lại sự bất thường đó. Cùng lúc, hệ miễn dịch cũng kích hoạt tế bào mast và basophil giải phóng một loạt các chất trung gian hóa học như histamin, bradykinin, leukotriene… vào máu để tăng tốc quá trình miễn dịch, thúc đẩy phản ứng viêm. Histamin là hóa chất quan trọng của các phản ứng và trực tiếp gây ra những triệu chứng ở da, hệ hô hấp và tiêu hóa. Ở da, histamin phá vỡ các liên kết mạch máu, làm rò rỉ chất lỏng và protein ra ngoài, hình thành triệu chứng sưng, phù và đỏ. Đây chính là phản ứng của cơ thể nhằm đáp ứng lại các mối nguy hiểm bên ngoài, gây nên bệnh mề đay.
Nổi mề đay dị ứng gây ngứa ngoài da>>> Xem thêm: Nổi mề đay dị ứng và những điều bạn cần biết
Các loại dị ứng nổi mề đay
Dị ứng nổi mề đay có nhiều loại, tương ứng với các tác nhân cụ thể. Dưới đây là một số phản ứng dị ứng gây nổi mề đay thường gặp nhất.
Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, không phân biệt giới tính, độ tuổi. Nhìn chung, mọi hình thức tiêu thụ thực phẩm đều có thể gây dị ứng như: Ăn, uống, hít, tiếp xúc… Tùy vào loại thực phẩm và cơ địa mỗi người, dị ứng thực phẩm sẽ có những triệu chứng và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, người bị dị ứng nổi mề đay do thực phẩm thường thấy phát ban, nổi mẩn và ngứa.
Về lý thuyết, mọi loại thực phẩm đều có thể gây dị ứng. Song, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những thực phẩm giàu đạm (protein) là dễ gây dị ứng nổi mề đay nhiều nhất, đặc biệt là hải sản, trứng, sữa, đậu phộng…
>>> Xem thêm: Dị ứng thức ăn: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý
Dị ứng thuốc
Dị ứng thuốc có thể xảy ra ngay sau khi dùng thuốc hoặc vài ngày sau đó. Mặt khác, hiện tượng này chỉ xuất hiện ở người có cơ địa dễ bị dị ứng. Người bệnh cũng cần lưu ý, dị ứng thuốc không phụ thuộc vào liều lượng hay hình thức đưa thuốc vào cơ thể. Vậy nên, có không ít trường hợp, chỉ một lượng nhỏ thuốc cũng dẫn đến phản ứng.
Ngoài nổi mề đay, người bị dị ứng thuốc còn gặp các triệu chứng khác như: Buồn ngủ, chóng mặt, tim đập nhanh, rối loạn tiêu hóa… nguy hiểm nhất là sốc phản vệ.
Một đặc điểm của dị ứng nổi mề đay do thuốc, đó là mọi loại thuốc đều có thể gây dị ứng. Tuy nhiên, những thuốc thường gặp và liên quan đến dị ứng là: Kháng sinh, nhóm giảm đau NSAIDs... Hơn nữa, tất cả các thành phần của thuốc, bao gồm tá dược, hoạt chất, chất bảo quản hay tạp chất cũng dẫn đến phản ứng.
Dị ứng thuốc gây nổi mề đayBên cạnh thực phẩm, thuốc thì mỹ phẩm, côn trùng đốt, hóa chất… cũng là những tác nhân gây dị ứng nổi mề đay ở nhiều người. Tuy nhiên, các phản ứng này thường xảy ra ở phụ nữ, trẻ nhỏ và người có cơ địa nhạy cảm.
Cách trị dị ứng nổi mề đay thế nào?
Thực tế, có nhiều cách để cải thiện các triệu chứng của nổi mề đay dị ứng. Thông thường, người bệnh sẽ dùng thuốc chống dị ứng, mẹo dân gian và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để làm giảm cơn ngứa.
Thuốc chống dị ứng
Hiện nay, không có một loại thuốc hay phương pháp nào giúp chữa khỏi dị ứng hoàn toàn. Những thuốc được gọi là chống dị ứng chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng, không thể tác động đến nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nhóm thuốc này vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến dị ứng như: Viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng…
Nếu đang đi tìm đáp án cho câu hỏi dị ứng nổi mề đay uống thuốc gì thì kháng histamin là một lựa chọn được nhiều người nghĩ đến. Bằng cách ức chế hệ miễn dịch không phản ứng quá mức với chất gây dị ứng, thuốc kháng histamin sẽ ngăn chặn sự giải phóng chất trung gian hóa học histamin ở tế bào mast, từ đó làm giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa.
Ngoài kháng histamin, người bị nổi mề đay dị ứng cũng có thể dùng thuốc corticosteroid để giảm ngứa. Thuốc corticosteroid có nhiều dạng bào chế như: Thuốc mỡ, kem bôi ngoài da, viên uống… phù hợp với các triệu chứng dị ứng khác nhau. Lưu ý, cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn trước khi dùng bất kỳ một thuốc chống dị ứng nào để đảm bảo tính an toàn và tránh được tác dụng không mong muốn.
Thuốc chống dị ứng có thể làm giảm các triệu chứng của mề đay tạm thờiMẹo chữa nổi dị ứng
Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng những cây cỏ trong tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh, trong đó có nổi mề đay dị ứng. Nếu mới mắc bệnh mề đay, bạn có thể tham khảo một số bài mẹo sau đây:
-
- Mẹo chữa mề đay từ lá hẹ
Lá hẹ vị cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hòa tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết. Lá hẹ xanh đem rửa sạch, cắt thành từng đoạn nhỏ từ 1-2 cm rồi bỏ vào nồi đun sôi, chắt lấy nước để uống. Phần bã còn lại có thể đắp lên những vùng da bị ngứa.
-
- Mẹo chữa mề đay bằng lá kinh giới
Tinh dầu trong lá kinh giới có tác dụng giảm phong, làm ấm nên giúp cải thiện những cơn ngứa do nổi mề đay dị ứng gây ra. Bạn lấy phần ngọn mang hoa của cây kinh giới, sau đó sao nóng đến già rồi gói vào mảnh vải nhỏ và chà nhẹ lên da. Lưu ý, không chà lên vết thương hở hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm.
Lá kinh giới có thể làm giảm ngứa ngáy do mề đay dị ứng>>> Xem thêm: Bị dị ứng nên làm gì? Mẹo hay cho bạn
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Theo các chuyên gia, nguyên tắc đầu tiên trong điều trị nổi mề đay dị ứng là cần xác định tác nhân gây bệnh, loại bỏ và tránh tiếp xúc lại. Tuy nhiên, căn nguyên gây dị ứng mề đay rất nhiều và khi đó, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt là cách để hạn chế bệnh tái phát. Sau đây là một số vấn đề người bị nổi mề đay dị ứng cần lưu ý:
-
- Tránh ăn những thực phẩm giàu đạm, đặc biệt là hải sản, trứng, sữa, lúa mì…
- Hạn chế đường, muối và gia vị cay nóng trong các món ăn.
- Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi hàng ngày.
- Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích…
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để hạn chế tình trạng cọ xát và ngứa nhiều hơn.
- Tập luyện thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa tái phát.
Phụ Bì Khang – Giải pháp đẩy lùi nổi mề đay dị ứng từ thảo dược, ngăn ngừa tái phát
Bởi những cơn ngứa do nổi mề đay dị ứng gây ra vô cùng dữ dội nên phần lớn người bệnh đều muốn chấm dứt sự khó chịu đó thật nhanh. Lúc này, họ thường sử dụng thuốc chống dị ứng với hy vọng có thể cắt đứt cơn ngứa. Tuy nhiên, thuốc chống dị ứng chỉ có tác dụng tạm thời, sau một thời gian ngắn thì bệnh sẽ tái phát và đôi khi khiến tình trạng mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, hầu hết thuốc chống dị ứng đều ít nhiều có tác dụng phụ như: Gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón… thậm chí gây độc cho gan, thận nếu dùng không đúng cách. Vì vậy, xu hướng được người bệnh lựa chọn hiện nay là sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để hỗ trợ điều trị mề đay mà vẫn đảm bảo an toàn.
Trên thực tế, điều này đã được rất nhiều chuyên gia khuyến cáo, bởi nguyên nhân sâu xa dẫn đến nổi mề đay dị ứng là do các chức năng trong cơ thể gặp vấn đề. Đó là:
-
- Suy giảm chức năng giải độc, thải độc.
- Suy giảm năng lượng tế bào.
- Suy giảm hệ miễn dịch.
Vậy nên, bên cạnh việc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, điều trị triệu chứng viêm, ngứa, phải tăng cường chức năng gan (giải độc), chức năng thận (đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể) và tăng cường năng lượng tế bào giúp bảo vệ tế bào, tăng sức đề kháng. Có như vậy, việc điều trị mề đay dị ứng mới đúng mục tiêu và đạt hiệu quả lâu dài. Trong khi đó, sản phẩm nổi bật được nhiều chuyên gia da liễu đánh giá cao và kỷ lục về số lần nghiên cứu chứng minh tác dụng chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang.
Phụ Bì Khang - Giải pháp đẩy lùi nổi mề đay dị ứng từ thảo dược, ngăn ngừa tái phátSản phẩm này là sự phối hợp độc đáo giữa các thành phần tác động tổng thể lên cả 3 nguyên nhân sâu xa dẫn đến bệnh mề đay mẩn ngứa, đó là:
-
- Cải thiện triệu chứng viêm, mẩn đỏ, ngứa (cao nhàu): Theo các tài liệu, nhàu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp vết thương mau lành, chóng lên da non, hạn chế hình thành sẹo.
- Tăng cường chức năng giải độc (cao gan), thải độc (cao nhàu): Cao gan chứa nhiều sắt, vitamin, protein, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào gan khỏe mạnh, tăng khả năng giải độc, bổ máu. Cùng với cao gan, cao nhàu sẽ tăng khả năng thải độc cho thận, loại bỏ những chất có hại ra khỏi cơ thể.
- Tăng cường năng lượng tế bào (L-carnitine fumarate): L-carnitine fumarate là một acid amin đóng vai trò quan trọng trong chu trình chuyển hóa và cân bằng năng lượng, giúp bảo vệ tế bào, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
Chính nhờ những công dụng ở trên, Phụ Bì Khang là một giải pháp độc đáo cho người bị nổi mề đay dị ứng cả cấp tính và mạn tính, giúp giảm ngứa từ trong ra ngoài, phòng chống bệnh tái phát.
Các thành phần trong sản phẩm Phụ Bì KhangNghiên cứu của Phụ Bì Khang
Sản phẩm Phụ Bì Khang đã được nghiên cứu tại 3 bệnh viện da liễu đầu ngành là: Bệnh viện Da liễu TW, Bệnh viện Da liễu TP. HCM và Đại học Y Hà Nội cho hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ điều trị mề đay cấp và mạn tính.
Các kết quả nghiên cứu đều ghi nhận:
-
- Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, có tác dụng điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị căn nguyên bệnh mề đay.
- Làm giảm các triệu chứng mề đay và giảm tái phát.
- Theo dõi bệnh nhân điều trị phối hợp Phụ Bì Khang + Kháng histamin sau 4 tuần không thấy có tác dụng phụ.
- Hiệu quả rõ rệt sau 4 tuần sử dụng.
Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành do Bộ Y tế xuất bản số 708 tháng 3/2010, số 733 tháng 7/2011 và số 4/2014.
Nhiều người cải thiện mề đay dị ứng thành công
Gần 10 năm có mặt trên thị trường, Phụ Bì Khang đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng trên khắp cả nước vì tính an toàn và hiệu quả cao. Dưới đây là một số trường hợp điển hình:
>>> Anh Nguyễn Quang Thao (ở 460 Trần Quý Cáp, Đống Đa, Hà Nội)
Anh Thao là giám đốc một công ty liên quan đến in ấn khá có tiếng ở Hà Nội. Vậy nên, anh thường xuyên phải sử dụng rượu bia trong các bữa tiệc với khách hàng và đối tác. Tuy nhiên, mỗi lần sau đó, anh bị dị ứng, mẩn ngứa liên tục mà uống bao nhiêu thuốc cũng không khỏi. Nhưng nhờ sự trợ giúp từ vợ anh – chị Hương, những nốt mề đay mẩn ngứa đã biến mất. Hãy cùng xem những chia sẻ của anh Thao về cách chấm dứt cơn ngứa, dị ứng ngay TẠI ĐÂY.
Và còn rất nhiều những trường hợp bị dị ứng, mề đay, mẩn ngứa tái phát đã cải thiện tình trạng của mình nhờ sử dụng Phụ Bì Khang.
Xem thêm: Kinh nghiệm đẩy lùi dị ứng, mề đay, mẩn ngứa của các trường hợp khác TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
Phụ Bì Khang được nhiều chuyên gia da liễu đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị mề đay và ngăn ngừa tái phát. Mời bạn lắng nghe Ths Diệp Xuân Thanh phân tích về hiệu quả của Phụ Bì Khang trong việc hỗ trợ điều trị mề đay dị ứng qua video sau:
Danh hiệu đã đạt được
Nhờ những đóng góp tích cực của mình trong việc hỗ trợ điều trị hiệu quả mề đay, mẩn ngứa tái phát, Phụ Bì Khang đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng cao quý trong lĩnh vực y học:
Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em
Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế châu Á Thái Bình Dương
Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng
Như vậy, điều trị nổi mề đay dị ứng đòi hỏi sự kiên trì rất lớn từ người bệnh, cũng như phối hợp giữa nhiều biện pháp khác nhau. Ăn uống khoa học, tập luyện thể thao thường xuyên và đừng quên sử dụng Phụ Bì Khang mỗi ngày để chấm dứt mề đay ngứa ngáy khó chịu, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thông tin liên quan đến bệnh mề đay, mẩn ngứa tái phát và sản phẩm Phụ Bì Khang, bạn hãy liên hệ đến tổng đài miễn cước: 18006302, Hotline (Zalo/Viber): 0916751651 / 0916767653 để được chuyên gia da liễu hỗ trợ kịp thời.
Thu Hương
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh