Hiện nay, tỉ lệ người mắc các bệnh dị ứng ngày càng tăng, điển hình là nổi mề đay, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, hen phế quản… Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dị ứng và bệnh còn phụ thuộc vào cơ địa từng người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số tác nhân có khả năng gây dị ứng phổ biến nhất hiện nay.

Cơ chế gây ra phản ứng dị ứng

Dị ứng được gây ra bởi một phản ứng không phù hợp của hệ thống miễn dịch với chất lạ. Điều này được thực hiện thông qua một quá trình phức tạp, đó là cơ thể tạo ra hàng triệu kháng thể để kích hoạt phản ứng. Cụ thể là kháng thể Immunoglobulin E (IgE) liên kết với chất gây dị ứng, sau đó đến một thụ thể trên tế bào mast và basophil (là nơi mà nó được kích hoạt) nhằm giải phóng các hóa chất gây viêm, chẳng hạn như histamin để tạo ra phản ứng. Histamin khi đi vào máu sẽ phá vỡ các mô liên kết ở nơi nó đến, làm thoát dịch và rò rỉ protein huyết tương ra ngoài, hình thành các triệu chứng viêm, bao gồm sưng nề, phù và đỏ. 

Histamin là thủ phạm của các triệu chứng dị ứng ở mũi, da, mắt và đường thở.png

Histamin là "thủ phạm" của các triệu chứng dị ứng ở mũi, da, mắt và đường thở

Ở da, histamin gây ra các biểu hiện như mề đay, ngứa, với hệ hô hấp là khó thở, ngạt mũi hay đau bụng, buồn nôn lại là những biểu hiện dị ứng tại hệ tiêu hóa. Ngoài ra, dị ứng có thể kích hoạt một phản ứng đặc biệt nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người mắc, đó là sốc phản vệ.

>>Xem thêm: Dị ứng da ngứa toàn thân – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân dị ứng thường gặp hiện nay

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, yếu tố gây dị ứng được chia làm 2 loại chính, đó là môi trường và cơ địa. Các yếu tố thuộc cơ địa gồm di truyền, giới tính, chủng tộc và tuổi tác, trong đó di truyền đóng vai trò quan trọng nhất. Cùng với cơ địa, các tác nhân môi trường cũng là nguyên nhân dị ứng phổ biến.

nguyen-nhan-di-ung.png

Các nguyên nhân gây dị ứng

Gọi số hotline để được chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về nguyên nhân gây dị ứng

Hotline-động-060.gif

Thực phẩm là nguyên nhân dị ứng phổ biến

Trong các bệnh lý về dị ứng thì thực phẩm là nguyên nhân dị ứng được biết đến nhiều nhất. Thực chất, người bị dị ứng thực phẩm là dị ứng với protein có trong thực phẩm. Ở từng người, thực phẩm được xác định là nguyên nhân gây dị ứng sẽ khác nhau, nhưng phổ biến nhất là hải sản, ví dụ tôm, cua; đậu phộng; các loại hạt như hạnh nhân, óc chó hay lúa mì và đậu nành cũng được ghi nhận ở nhiều người. Dị ứng thực phẩm có nhiều triệu chứng đặc trưng, nhẹ là nổi mề đay, mẩn đỏ ngứa, nặng thì tiêu chảy, nôn mửa hoặc làm bùng phát các cơn hen suyễn gây khó thở, thậm chí nguy hiểm tính mạng như sốc phản vệ.

Nguyên nhân dị ứng là thuốc men

Dị ứng thuốc không xảy ra nhiều, nhưng một khi xuất hiện sẽ cực kỳ nghiêm trọng. Với phản ứng thuốc, triệu chứng trên da hay cụ thể là phổ biến nhất. Bắt đầu bằng cảm giác nôn nao, khó chịu, rồi nổi mề đay, phát ban khắp người, sau đó kéo theo một loạt triệu chứng đi kèm như khó thở, tức ngực, chứng lyell, chứng Steven - Johnson (gây trượt các mảng da rộng như bị bỏng)...

Nguyên nhân gây dị ứng thuốc chưa được biết đến, song, một số loại thuốc được ghi nhận trong nhiều trường hợp là kháng sinh (penicillin), giảm đau chống viêm (aspirin)...

Thuốc là nguyên nhân dị ứng gây các triệu chứng nguy hiểm nhiều nhất.png

Thuốc là nguyên nhân dị ứng gây các triệu chứng nguy hiểm nhiều nhất

Côn trùng gây ra dị ứng

Thông thường, côn trùng tạo ra phản ứng dị ứng là côn trùng đốt (ong, kiến) hoặc côn trùng cắn (muỗi, ve). Côn trùng đốt dùng nọc độc của mình để chích vào người bệnh, trong khi côn trùng cắn thường đưa chất chống đông máu, nhằm làm loãng máu. Triệu chứng của dị ứng côn trùng bao gồm sưng, đỏ có thể kéo dài vài giờ hoặc lâu hơn, kèm theo buồn nôn, mệt mỏi và sốt nhẹ (nếu có). Trong trường hợp phản ứng nghiêm trọng, khó thở, phát ban, sưng mặt ở cổ họng hoặc miệng; thậm chí chóng mặt và giảm huyết áp đột ngột cũng có thể xảy ra.

Ngoài các con vật hay gặp, côn trùng là nguyên nhân gây dị ứng thường gặp còn có rất nhiều, ví dụ: nhện, bọ chét, mạt bụi nhà,…

Phấn hoa là tác nhân dị ứng

Phấn hoa có ở khắp mọi nước, đặc biệt ở các nước nhiệt đới. Phấn hoa thường xuất hiện theo mùa, nhất là mùa xuân hoặc mùa hè. Hạt phấn hoa rất nhỏ, khó có thể nhìn bằng mắt và bay lơ lửng trong không khí. Nguyên nhân dị ứng này chủ yếu ở người có cơ địa mẫn cảm với triệu chứng đặc trưng là ngứa mắt, ngứa mũi, ho, sổ mũi…

Vật nuôi gây phản ứng dị ứng

Chó, mèo hay một vài con vật khác được con người thuần hóa và nuôi dưỡng hay là một thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, những con vật đáng yêu này có thể là nguyên nhân gây dị ứng cho bạn. Nước bọt, lông và vảy gàu của vật nuôi rơi vào người, quần áo, thảm, ghế hoặc bay lơ lửng trong không khí. Ở người có cơ địa mẫn cảm dễ bị dị ứng lông chó mèo, khi chất gây dị ứng tiếp xúc vào cơ thể do hít hoặc thông qua niêm mạc mắt, mũi sẽ tương ứng với những biểu hiện như chảy nước mũi, mắt đỏ, ngứa mắt,…

Nguyên nhân dị ứng là lông mèo có thể gây đỏ mắt, ngứa da, chảy nước mũi.png

Nguyên nhân dị ứng là lông mèo có thể gây đỏ mắt, ngứa da, chảy nước mũi

Nguyên nhân dị ứng là cao su

Phản ứng phổ biến nhất đối với cao su là viêm da tiếp xúc dị ứng, gặp nhiều ở công nhân, nhân viên y tế… Nguyên nhân gây dị ứng cao su không thường gặp và không quá nguy hiểm. Theo kết quả thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dị bệnh ở Mỹ, có từ 1%-6% người từng hoặc đang bị dị ứng, nhạy cảm khi tiếp xúc với chất liệu cao su.

Nấm mốc gây ra dị ứng

Nấm mốc ở những nơi ẩm ướt và có thể phát triển gần như bất cứ môi trường nào. Chúng xâm nhập vào khoang mũi, mắt và gây ra phản ứng dị ứng. Thông thường, các triệu chứng dị ứng nấm mốc là hắt hơi, ngứa, chảy nước mũi, kích ứng mắt, ho, nghẹt mũi, hen suyễn. Một số loại nấm mốc được tìm thấy gây dị ứng nhiều nhất gồm,penicillium, aspergillus, cladosporium và alternaria.

Để giảm thiểu sự phát triển của nấm mốc trong nhà và môi trường sống xung quanh, người bệnh cần chú ý loại bỏ nguồn ẩm ướt như ống cống, có điều kiện nên dùng máy hút ẩm, máy điều hòa không khí,...

Căng thẳng lâu ngày gây biểu hiện dị ứng

Cuộc sống bận rộn, áp lực xã hội có thể làm nặng thêm tình trạng dị ứng. Điều này được cho là do cơ thể căng thẳng đã kích thích sản xuất hormone cortisol  gây ức chế hệ thống thần kinh và tuyến thượng thận, khiến cơ thể tự chống lại chính nó. Nói chung, nguyên nhân gây dị ứng do căng thẳng thường biểu hiện ở da, như mề đay, mẩn ngứa,…

Áp lực, căng thẳng có thể làm bùng phát các triệu chứng dị ứng.png

Áp lực, căng thẳng có thể làm bùng phát các triệu chứng dị ứng

>>Xem thêm: Mẩn ngứa dị ứng gan – Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý đúng nhất

Cách khắc phục phản ứng dị ứng hiệu quả

Phản ứng dị ứng có liên quan đến miễn dịch nên việc điều trị khỏi hoàn toàn rất khó khăn và người bệnh thường phải sống chung với nó cả đời. Do vậy, mục tiêu quan trọng với người có cơ địa dị ứng là xác định nguyên nhân dị ứng và tránh tiếp xúc. Khi gặp các dấu hiệu dị ứng người bệnh có thể áp dụng một số cách sau:

Dùng thuốc điều trị dị ứng

Sử dụng thuốc điều trị dị ứng phổ biến như thuốc kháng histamin, corticoid,... Những thuốc này có thể dùng bôi ngoài da hoặc dùng đường uống khi các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng ảnh hưởng toàn thân, hô hấp. Trong đó, kháng histamin là nhóm thuốc chống dị ứng được dùng nhiều nhất có tác dụng ngăn cản hoạt động của histamin, là chất hóa học do cơ thể giải phóng khi bị dị ứng gây mẩn ngứa, viêm. Một số biệt dược bắt gặp nhiều trên thị trường có: Loratadin, Cetirizin,... Thuốc corticoid cũng được dùng nhiều nhờ tác dụng chống viêm dị ứng, ức chế miễn dịch, giúp giảm các triệu chứng dị ứng trên đường hô hấp và da. Tuy nhiên có thể gây tác dụng phụ là teo da nên người bệnh cần thận trọng, tránh lạm dụng.

Tắm lá cây cải thiện mẩn ngứa dị ứng

Hiện tượng ngứa, mẩn đỏ trên da là biểu hiện điển hình do dị ứng gây ra. Theo kinh nghiệm dân gian, người bệnh có thể dùng một số loại lá cây như lá khế, lá lốt, lá kinh giới, lá nhàu,... để cải thiện tình trạng ngứa, dị ứng nhẹ gây mẩn đỏ trên da. Các loại lá này có tác dác dụng kháng khuẩn rất tốt, ngoài ra có chứa rất nhiều thành phần hoạt chất tốt cho người bị ngứa, dị ứng,... Các thực hiện rất đơn giản, đêm lá cây rửa sạch đun với nước sôi để tắm, nên tắm từ 2-3 lần mỗi tuần.

Lá nhàu, quả nhàu có tác dụng chống dị ứng được nhiều người dùng.png

Lá nhàu, quả nhàu có tác dụng chống dị ứng được nhiều người dùng

Gọi số hotline để được chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về cách cải thiện dị ứng

Hotline-động-060.gif

Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày

Ngoài ra, chế độ ăn uống, dinh dưỡng cũng tác động đến quá trình hồi phục dị ứng. Do vậy, bên cạnh dùng thuốc, người bệnh cần chú ý đến việc ăn uống là bổ sung thật nhiều rau xanh, trái cây. Từ đó, giúp tăng cường miễn dịch và đề kháng, tăng khả năng phục hồi, phòng tái phát hiệu quả.     

>>Xem thêm: Tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Bị dị ứng có nên tắm không?” 

Phụ Bì Khang giúp cải thiện chứng dị ứng như thế nào?

Việc sử dụng thuốc tây khi bị dị ứng tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều vấn đề bất lợi, chưa kể tới việc thuốc chỉ làm giảm triệu chứng chứ không điều trị căn nguyên, bệnh hoàn toàn có thể tái phát. Theo các chuyên gia da liễu, để cải thiện bệnh hiệu quả, bên cạnh thói quen sinh hoạt khoa học, cần áp dụng trị liệu theo 2 nguyên lý: Một là làm giảm các triệu chứng ngứa, khó chịu, hai là hỗ trợ điều trị từ 3 nguyên nhân bên trong, ngăn ngừa tái phát.

Để làm được điều này, người bệnh cần có giải pháp phục hồi và tăng cường chức năng của gan, thận và hệ miễn dịch, tế bào để chống lại các yếu tố dị nguyên. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang ra đời mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa tái phát dị ứng theo nguyên lý trên và đang được ứng dụng tại nhiều bệnh viện da liễu. Có được hiệu quả đáng mong đợi như trên là nhờ các thành phần trong sản phẩm:

Phụ Bì Khang hỗ trợ rất tốt cho người bị dị ứng

Phụ Bì Khang hỗ trợ rất tốt cho người bị dị ứng

hang-động.gif

  • Cao gan: Tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu.
  • Cao nhàu: Tăng cường chức năng thận, giúp tăng khả năng thải độc. Đẩy nhanh tốc độ phục hồi các tế bào bị tổn thương.
  • L- carnitine fumarate: Tăng cường năng lượng tế bào, bảo vệ tế bào. Nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

Sản phẩm Phụ Bì Khang đã được nghiên cứu tại 3 bệnh viện da liễu đầu ngành, cho hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ điều trị dị ứng mề đay cấp và mạn tính. Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định:

  • Sản phẩm nguồn gốc thảo dược, có tác dụng điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị căn nguyên bệnh.
  • Làm giảm các triệu chứng và giảm tái phát.
  • Theo dõi bệnh nhân điều trị phối hợp Phụ Bì Khang + kháng histamin sau 4 tuần không thấy có tác dụng không mong muốn.
  • Hiệu quả rõ rệt sau 4 tuần sử dụng. 

Mời bạn xem chi tiết nghiên cứu Phụ Bì Khang. Bên cạnh việc uống Phụ Bì Khang đều đặn, để nâng cao hiệu quả trị liệu, bạn cần phải có chế độ sinh hoạt phù hợp.

Kinh nghiệm cải thiện triệu chứng dị ứng, mề đay mẩn ngứa

Rất nhiều người đã sử dụng Phụ Bì Khang và đẩy lùi được dị ứng, mề đay, mẩn ngứa tái phát. Tiêu biểu như:

>>> Chị Vũ Thị Tuyết Lan (Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội)

Nhớ lại những ngày mới mắc mề đay, chị Lan không hiểu mình bị bệnh gì mà chỉ thấy trên da có từng mảng đỏ nổi rải rác khắp người và rất ngứa. Nhưng không phải ngứa thông thường mà nó hành hạ chị đến nỗi thời gian chị gãi ngứa còn nhiều hơn thời gian làm các công việc khác. Đến mức ngứa không thể chịu đựng thêm, chị quyết định đến bệnh viện Da liễu khám và tìm được giải pháp chấm dứt cơn ngứa dai dẳng bấy lâu. Mời bạn xem thêm chia sẻ về hành trình chữa bệnh mề đay của chị Lan TẠI ĐÂY.

>>> Anh Nguyễn Ngọc Hùng (Khu phố trưởng, KP 11, số 49, đường 38, phường 12, quận Gò Vấp, TP. HCM)

Anh Hùng bị mề đay, mẩn ngứa đã hơn một năm và mua đủ thuốc của Mỹ, Pháp nhưng chỉ được một thời gian là bệnh lại tái phát. Là dân địa phương, mối quan hệ rộng nên anh Hùng không tránh khỏi những buổi tiệc tùng, nhậu nhẹt. Hệ quả là cứ khi nào ăn hải sản hay đi mưa về, khắp người anh bị nổi mề đay, ngứa ngáy rất khó chịu. Nhưng giờ đây, anh Hùng đã cải thiện bệnh chỉ nhờ bí quyết đơn giản. Xem chi tiết chia sẻ của anh Hùng TẠI ĐÂY.

Anh Hùng từng có thời gian khổ sở vì căn bệnh mề đay, mẩn ngứa 

Anh Hùng từng có thời gian khổ sở vì căn bệnh mề đay, mẩn ngứa

>>> Anh Nguyễn Quang Thao (Giám đốc Công ty TNHH In Alpha Việt Nam, 460 Trần Quý Cáp, Đống Đa, Hà Nội)

Đối với 1 doanh nhân như anh Thao, việc giao tiếp với khách hàng hay đối tác là chuyện thường tình. Thế nhưng, cứ mỗi lần như vậy, anh thấy rất phiền toái vì khắp người bị dị ứng, nổi mề đay rất ngứa. Nghĩ đơn giản, nó nổi lên rồi lại lặn nên anh không bận tâm nhưng càng về sau, mề đay xuất hiện ngày một dày đặc, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc. May mắn, vợ anh đã giúp anh thoát khỏi căn bệnh mề đay khó chịu. Cùng xem chia sẻ của anh Thao TẠI ĐÂY.

Việc nắm rõ và phát hiện sớm các nguyên nhân gây dị ứng ngay từ ban đầu, kết hợp uống Phụ Bì Khang và duy trì một lối sống khoa học chính là cách giúp bạn phòng tránh cũng như đẩy lùi bệnh hiệu quả.

Mọi thắc mắc cần giải đáp liên quan đến vấn đề dị ứng hay đặt mua sản phẩm Phụ Bì Khang với giá ưu đãi nhất, hãy liên hệ hoặc hotline (Zalo/Viber): 0916755060 - 0916757545 để được các chuyên gia tư vấn hỗ trợ trực tiếp nhé.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/drug-allergy 

https://www.nhs.uk/conditions/food-allergy/ 

https://medlineplus.gov/allergy.html